Hệ thống pháp luật

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 98/VPCP-QHĐP
V/v xử lý kiến nghị của các địa phương

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2021

 

Kính gửi: Bộ Giao thông Vận tải

Về các kiến nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 28 tháng 12 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý các kiến nghị của các địa phương (bảng tổng hợp kèm theo), có văn bản trả lời địa phương và đồng gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 20 tháng 02 năm 2021 để báo cáo lãnh đạo Chính phủ. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Quý Bộ biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP, các Phó TTgCP (để b/c);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, các Vụ: CN, NN, KTTH, KGVX, QHQT, NC, TCCV, PL, ĐMDN, V.I, TH; Cục KSTTHC; Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, QHĐP (3b) Đ.Minh.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

(Kèm theo Công văn số 98/VPCP-QHĐP ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ)

STT

ĐỊA PHƯƠNG

KIẾN NGHỊ

1

Nam Định

Đề nghị Chính phủ cho triển khai đầu tư tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng và giảm tải cho Quốc lộ 1, Quốc lộ 10 và sân bay Nội Bài. Nghiên cứu quy hoạch và đầu tư tuyến đường sắt Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.

2

Cà Mau

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ các bước thủ tục đầu tư để sớm khởi công xây dựng tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025 như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

3

Cà Mau

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải phối hợp tỉnh sớm triển khai thực hiện nâng cấp, mở rộng sân bay Cà Mau, nhằm đáp ứng nhu cầu và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4

Cà Mau

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng tiếp tục quan tâm hỗ trợ tỉnh thu hút, mời gọi đầu tư cảng biển Hòn Khoai, đáp ứng yêu cầu, giải quyết điểm nghẽn, tạo cửa mở... phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long.

5

Cà Mau

Cùng với đó, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải cân đối từ nguồn vốn đầu tư công năm 2021 bố trí đủ vốn để đầu tư hoàn thành Quốc lộ 63 đoạn qua địa bàn thành phố Cà Mau.

6

Cà Mau

Ưu tiên tập trung bố trí vốn để khởi công đầu tư xây dựng Tuyến đường tránh Quốc lộ 1 qua thành phố Cà Mau trong năm 2021

7

Cà Mau

Sớm hỗ trợ vốn đầu tư để triển khai xây dựng tuyến đường ven biển từ Kiên Giang - Cà Mau đến Tiền Giang.

8

Tây Ninh

Kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện để sớm hiện thực hóa đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài.

9

Gia Lai

Kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương xem xét đẩy nhanh tiến trình đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku - Kon Tum. Bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng các tuyến đường: Tuyến giao thông kết nối vùng Ea H’Leo (Đắk Lắk) và Ayun Pa (Gia Lai) nhằm đảm bảo liên kết vùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ nói chung.

10

Gia Lai

Kiến nghị Bộ Giao thông vận tải tiếp tục quan tâm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đẩy nhanh việc thực hiện lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết điều chỉnh Cảng hàng không Pleiku trong năm 2021 để làm cơ sở cho việc đầu tư nâng cấp nhà ga và một số hạng mục khác vì hiện nay nhà ga đã quá tải.

11

Cần Thơ

Xem xét, đẩy nhanh tiến độ đầu tư và hoàn thành đưa vào khai thác trong giai đoạn 2021 - 2025 các dự án đường cao tốc trọng điểm kết nối vùng ĐBSCL qua địa bàn thành phố Cần Thơ như: Đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

12

Cần Thơ

Giao các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, hỗ trợ thành phố xây dựng cơ chế, thực hiện xã hội hóa đầu tư giai đoạn 2 dự án Luồng cho tàu biển tải trọng lớn đến 20.000 tấn vào sông Hậu (kênh Quan Chánh Bố); nạo vét Luồng Định An, nhằm góp phần giảm bớt áp lực ngân sách Nhà nước. Với những lý do sau: (1) đã có nhà đầu tư nghiên cứu và đề nghị; (2) diễn biến dòng chảy, cũng như lượng phù sa hiện nay không còn nhiều để bồi lắng do dự báo ngày càng cạn kiệt lượng nước đổ về từ phía thượng nguồn sông MeKong; (3) nhu cầu vận chuyển hàng hóa nông sản (gạo, trái cây, thủy sản) bằng đường biển, đặc biệt cho các hướng các nước trong khối ASEAN ngày càng bức xúc của vùng ĐBSCL, đề nghị Thủ tướng sớm quyết định.

13

Cần Thơ

Bộ Giao thông Vận tải: Đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025, để sớm triển khai đầu tư và hoàn thành các dự án như: Nâng cấp Quốc lộ Nam Sông Hậu đoạn từ ngã năm cầu Cần Thơ đến cảng Cái Cui; Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 đoạn từ Km0 - Km7. Xây dựng phát triển cảng Cái Cui thành cảng biển quốc tế, đạt quy mô hoàn chỉnh gồm 04 bến và hệ thống kho bãi đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch cảng biển ĐBSCL (nhóm 6) giai đoạn đến năm 2030. Đầu tư, nâng cấp phát triển Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ, xây dựng Trung tâm logistics hàng không, xúc tiến mở thêm các đường bay nội địa và quốc tế đáp ứng nhu cầu phát triển, phù hợp quy hoạch mạng lưới cảng hàng không quốc gia giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

14

Cần Thơ

Tổng Công ty lương thực 2: Khai thác có hiệu quả chợ gạo Thốt Nốt. Trường hợp khó khăn đề nghị hợp tác hoặc chuyển giao cho Công ty Tân Cảng Thốt Nốt để mở rộng hệ thống cảng của khu vực này phục vụ chung cho vận chuyển hàng hóa nông sản của khu vực Tây Sông Hậu.

15

Quảng Nam

Kính đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành sớm thẩm định và trình phê duyệt Quy hoạch phát triển cảng biển Chu Lai cùng với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó thống nhất chủ trương đầu tư phát triển cảng biển Chu Lai thành cảng loại 1 quốc gia, đảm bảo cho tàu từ 30.000 - 50.000 DWT. Phát triển khu cảng cá và dịch vụ hậu cần nghề cá Tam Quang, đảm bảo tiêu chí Cảng loại 1.

16

Quảng Ngãi

Phát triển thành phố, việc đầu tư tuyến đường phía tây tránh thành phố Quảng Ngãi là rất cần thiết. Điểm đầu của tuyến đường đấu nối Quốc lộ 1 tại Km1045 780, điểm cuối đấu nối Quốc lộ 1 tại Km1063 500 (trùng với nút giao đường vuốt nối Quốc lộ 1 lên đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi); chiều dài tuyến 25km, tổng mức đầu tư khái toán khoảng 3.800 tỷ đồng. Kính đề nghị Đầu tư tuyến đường tránh tây, thành phố Quảng Ngãi.

17

Quảng Bình

Kính đề nghị Chính phủ, Bộ GTVT tổng hợp dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua tỉnh Quảng Bình vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư để triển khai thực hiện nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của toàn tuyến đường bộ cao tốc đang được thực hiện

18

Cao Bằng

Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tỉnh Cao Bằng trong việc tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để thực hiện đầu tư dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) trong giai đoạn 2021-2025, trước mắt là đầu tư hoàn thành tuyến cao tốc từ Tân Thanh (Lạng Sơn) đến Thành phố Cao Bằng (dài 80 km); bố trí đủ nguồn vốn ngân sách trung ương đủ theo chủ trương đầu tư được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

19

Điện Biên

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên trân trọng cảm ơn sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong suốt thời gian qua để tỉnh Điện Biên thực hiện các nhiệm vụ Chính trị trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, đến nay Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương giao ACV thực hiện đầu tư mở rộng Cảng hàng không Điện Biên. Dự án đầu tư mở rộng Cảng hàng không Điện Biên góp phần đáp ứng mong muốn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên, nhằm tháo gỡ nút thắt về hạ tầng giao thông của tỉnh, đồng thời là cơ hội cho Điện Biên thu hút, thúc đẩy trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Để sớm triển khai thực hiện dự án, UBND tỉnh kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ ngành có liên quan, phối hợp với tỉnh Điện Biên và ACV, hoàn thiện các thủ tục, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ, để sớm phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên.

20

Sóc Trăng

Kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm, xem xét đưa vào Quy hoạch để kêu gọi đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng của Vùng như: Cảng nước sâu cho Vùng ĐBSCL, Chợ đầu mối (Hai dự án này đã có nhà đầu tư tiếp cận, nghiên cứu đầu tư). Riêng đối với Chợ đầu mối, UBND tỉnh Sóc Trăng đã lập hồ sơ đề nghị Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào Hệ thống chợ đầu mối Quốc gia.

21

Hậu Giang

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao tỉnh Hậu Giang làm chủ đầu tư các dự án giao thông đường bộ đi qua địa phương (hiện nay Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ủng hộ tỉnh về vấn đề này); trên cơ sở đó, tỉnh sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan huy động nguồn vốn hợp pháp để triển khai dự án như: Đường nối thành phố Vị Thanh - Cần Thơ giai đoạn 2. Đây là trục đường nối liền thành phố Vị Thanh với thành phố Cần Thơ có chiều dài 45 km, đồng thời nối liền các tuyến Quốc lộ 61, Quốc lộ 61B với Quốc lộ 1 (tuyến đi qua các vùng kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp rộng lớn của vùng Tây Sông Hậu). Việc đầu tư xây dựng tuyến đường tạo bước đột phá thuận lợi về cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện phát triển kinh tế trong vùng.

22

Đồng Nai

Kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tuyến đường giao thông huyết mạch kết nối liên vùng để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội vùng như: DA đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Cảng HKQT Long Thành và đường sắt cao tốc Bắc Nam - đoạn Sài Gòn - Nha Trang; dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành; cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đoạn đi đến huyện Tân Phú, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây; Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu; mở rộng tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây lên 8-10 làn xe theo quy hoạch, dự án đường Vành đai 3, đường Vành đai 4, kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1 từ Quận 9 - TP. HCM đến tỉnh Bình Dương và TP. Biên Hòa; tuyến đường Liên cảng nhằm kết nối có hiệu quả với Cảng KHQT Long Thành.

23

Bến Tre

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương bổ sung Tuyến đường giao thông ven biển vùng ĐBSCL từ Thành phố Hồ Chí Minh - Long An - Tiền Giang đến các tỉnh Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Kiên Giang vào Quy hoạch vùng ĐBSCL và Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; đồng thời ưu tiên nguồn vốn để sớm đầu tư Tuyến đường bộ ven biển nhằm tăng cường tính kết nối vùng, tạo động lực để khai thác và phát triển kinh tế ven biển của Vùng ĐBSCL.

24

Bến Tre

Kiến nghị Chính phủ, Bộ ngành Trung ương xem xét, chấp thuận đầu tư Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp QL.57 đoạn Mỏ Cày đến Khâu Băng (huyện Thạnh Phú) trong giai đoạn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách Trung ương.

25

Bến Tre

Kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương xem xét, bổ sung quy hoạch phương án xây dựng 01 Cảng nước sâu ngoài khơi cho tỉnh Bến Tre.

26

Bình Định

Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương triển khai thực hiện đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc - Nam, đoạn Quảng Ngãi - Bình Định trong giai đoạn 2021-2025.

27

Bình Định

Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải quan tâm, phê duyệt nội dung chuyển Cảng hàng không Phù Cát thành cảng hàng không Quốc tế vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời trong năm 2021 hỗ trợ tỉnh trong việc mở mới các đường bay quốc tế và nội địa.

28

Bình Định

Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải phối hợp với địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng phương án ngừng hoạt động tuyến đường sắt Diêu Trì - Quy Nhơn và di dời ga Quy Nhơn ra khỏi thành phố Quy Nhơn, tạo điều kiện để tỉnh Bình Định triển khai đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy hoạch được duyệt; mở rộng không gian đô thị thành phố Quy Nhơn, tăng cường kết nối cảng Quy Nhơn với các khu vực giao thông đầu mối trong khu vực và cả nước, phục vụ phát triển KT-XH.

29

Bình Định

đề nghị Trung ương điều chỉnh quy hoạch cảng cá Tam Quan từ nhóm Cảng cá loại II lên nhóm Cảng cá loại I và đầu tư mở rộng khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn theo quy mô Cảng cá loại I để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển khu vực Hoài Nhơn và tỉnh Bình Định (vì theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015; trong đó quy hoạch: Khu neo trú đậu tránh trú bão Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định là cấp vùng (quy mô 1.200 tàu/ cỡ tàu 400 CV) kết hợp với cảng cá loại II phục vụ cho cảng cá ngừ chuyên dụng (quy mô 200 lượt tàu ngày/cỡ tàu 400 CV). Hiện nay hiện trạng cơ sở hạ tầng của cảng đã quá tải so với số lượng tàu thuyền hiện có trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, với số lượng tàu thuyền khoảng 2.400 chiếc, trong đó 2.000 tàu có chiều dài từ 15m trở lên).

30

An Giang

UBND tỉnh An Giang đã có đề nghị và được Bộ Tư lệnh Quân khu 9 có văn bản ủng hộ đề nghị sớm đầu tư tuyến đường cao tốc đoạn Châu Đốc - Long Xuyên. UBND tỉnh An Giang cũng đã báo cáo Bộ GTVT đề nghị cho đầu tư tuyến đường cao tốc đoạn Châu Đốc - Long Xuyên trong giai đoạn năm 2021-2025. Nhằm giảm áp lực cho Quốc lộ 91 hiện đang quá tải và góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh cho khu vực biên giới, UBND tỉnh An Giang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho chủ trương triển khai đoạn từ Châu Đốc - Long Xuyên trong giai đoạn 2021-2025 thuộc dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

31

Kon Tum

Về phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng: Hiện nay, hạ tầng giao thông của tỉnh Kon Tum cũng như các tỉnh Tây Nguyên còn yếu kém, chưa có tính Liên kết vùng nên việc phân phối các sản phẩm hàng hóa gặp nhiều khó khăn, sản phẩm chủ yếu xuất thô, giá trị kinh tế thấp, việc kêu gọi đầu tư các cơ sở chế biến rất hạn chế. Theo đó, 03 tỉnh Kon Tum - Gia Lai - Bình Định đã có Tờ trình chung ngày 24/02/2020 đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm triển khai dự án tuyến đường cao tốc từ cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Ngọc Hồi (Kon Tum) đi Pleiku - Quy Nhơn. Do đó, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm bố trí vốn đầu tư tuyến đường cao tốc này ngay trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để sớm giải quyết bài toán khó khăn Liên kết vùng cho các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Đồng thời đây cũng là tuyến đường để kết nối, giao thương giữa Việt Nam với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

32

Lai Châu

Tỉnh Lai Châu kiến nghị Trung ương, Quốc hội, Chính phủ quan tâm, bố trí vốn cho tỉnh để thực hiện 02 dự án trọng điểm, có tính kết nối liên vùng, gồm:

Một là: Dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Tỉnh Lai Châu đã có Công văn số 2270/UBND-TH ngày 14/10/2020 đăng ký kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 phần vốn ngoài định mức, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công trung hạn của tỉnh. Hai là: Dự án Cảng hàng không Lai Châu đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1375/QĐ-BGTVT ngày 24/5/2010 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018, theo đó dự án Cảng hàng không Lai Châu được định hướng đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2030. Tuy nhiên, theo dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Cục Hàng không Việt Nam, dự kiến đề xuất phương án lùi tiến trình xây dựng dự án Cảng hàng không Lai Châu sau năm 2030. Tỉnh Lai Châu đề nghị Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện để Cảng hàng không Lai Châu sớm được triển khai trong giai đoạn 2021-2030.

33

Hải Phòng

Đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối vùng:

- Bố trí vốn đầu tư công năm 2021 xây dựng Quốc lộ 37 đoạn qua thành phố Hải Phòng.

- Nghiên cứu xây dựng đoạn tuyến thuộc cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, đoạn từ đường ven biển đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nhằm hoàn thiện hệ thống đường cao tốc trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng và khu vực Bắc Bộ nói chung.

34

Hải Phòng

Đề nghị Chính phủ xem xét, sớm phê duyệt Đề án di dời Cảng Hoàng Diệu, tạo điều kiện thuận lợi phát triển không gian đô thị theo hướng Bắc sông Cấm, đồng thời chỉnh trang, nâng cấp đô thị trung tâm dọc theo hai bờ sông Cấm.

35

Bắc Giang

Đề nghị Bộ Giao thông vận tải thu xếp nguồn vốn ODA hoặc các nguồn vốn khác đầu tư đơn nguyên 2 cầu Như Nguyệt, Xương Giang để giải quyết các nút thắt giao thông trên cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn.

36

Tuyên Quang

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, kết nối với cao tốc Hà Nội - Lào Cai để tỉnh sớm triển khai thực hiện dự án (Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã có Tờ trình số 132/TTr-UBND ngày 15/12/2020).

37

Kiên Giang

Kiến nghị Chính phủ sớm xem xét, có ý kiến đối với đề xuất sử dụng vốn ngân sách địa phương để đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng địa bàn (trong đó có tuyến quốc lộ) do Trung ương quản lý. Việc này, UBND tỉnh Kiên Giang đã có kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải cho phép sử dụng ngân sách địa phương để cải tạo các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh Kiên Giang tại Công văn số 1091/UBND-KT ngày 13/8/2020. Trong đó, tỉnh đã đề xuất cho phép sử dụng ngân sách tỉnh để cải tạo mặt đường Quốc lộ 80 và Quốc lộ 61.

38

Vũng Tàu

Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết nối với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bằng duy nhất tuyến Quốc lộ 51, do vậy việc triển khai đầu tư đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là hết sức cấp bách. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 8001/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 03/12/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1). Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; đồng thời bố trí vốn ngân sách Trung ương cho dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để sớm triển khai thực hiện hoàn thành dự án trong giai đoạn 2021 - 2025.

39

Vũng Tàu

Côn Đảo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch trở thành khu kinh tế du lịch hiện đại, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế, do vậy cần thiết phải đầu tư hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông (sân bay) và cấp điện. Cụ thể:

a) Đầu tư nâng cấp sân bay Cỏ Ống (Côn Đảo): Cảng hàng không Côn Đảo hiện được xếp loại theo tiêu chuẩn dân dụng cấp 3C, sân bay có 01 đường cất hạ cánh với chiều dài ngắn (1.830 m) nên chỉ tiếp nhận được máy bay nhỏ (ATR-72, Airbus A321).

Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không, Cảng hàng không Côn Đảo đạt cấp 4C; vai trò là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự (Sân bay quân sự cấp II) có công suất thiết kế 02 Triệu HK/năm, diện tích đất dự kiến 141ha.

Hiện Vietnam Airlines đã lập kế hoạch đầu tư cải tạo. Kiến nghị Bộ GTVT sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết; đồng thời đề nghị Chính phủ bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để đầu tư dự án.

40

Đồng Tháp

Đề nghị đẩy mạnh đầu tư hệ thống giao thông vùng ĐBCSL:

- Về đường bộ: đề nghị sớm triển khai đầu tư đường cao tốc An Hữu - Cao Lãnh để kịp thời gỡ điểm nghẽn Quốc lộ 30 để kết nối với cầu Vàm Cống và tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi. Đầu tư đoạn Mỹ An - Cao Lãnh cùng với nâng cấp tuyến N2 đoạn Củ Chi - Đức Hòa - Mỹ An kết nối với cầu Cao Lãnh - Vàm Cống tạo nên trục dọc thứ 2 giảm tải cho Quốc lộ 1. Đồng thời, tuyến QL.N2B (cầu Cao Lãnh - cầu Vàm Cống) kết nối tuyến Lộ Tẻ - Rạch sỏi (khoảng 80 km) đã được thiết kế chuẩn đường cao tốc, do đó kiến nghị Trung ương tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh và đưa vào quản lý theo chuẩn đường cao tốc. Sớm đầu tư hoàn chỉnh tuyến QL.N1 kết nối tỉnh Đồng Tháp - Long An.

- Về đường thủy: đề nghị chú trọng phát triển hạ tầng vận tải bằng đường thủy, đường biển và dịch vụ logistics của Vùng, khai thông luồng tuyến các sông để vận chuyển hàng hóa lớn, góp phần giảm chi phí logistics, giảm tải cho giao thông đường bộ và hạn chế về ô nhiễm môi trường. Trong đó, đề nghị nâng cấp kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền nhằm kết nối sông Tiền và sông Hậu giảm chi phí logistics. Về tuyến đường thủy thành phố HCM - Kiên Lương, có giải pháp khai thác hiệu quả tuyến qua kênh chợ Gạo, đặc biệt đoạn âu thuyền Rạch Chanh đến kênh Nguyễn Văn Tiếp. Đầu tư xây dựng ít nhất 01 cảng nước sâu tiếp nhận tàu tải trọng lớn ở khu vực ĐBSCL.

41

Hà Nam

Hà Nam là tỉnh cửa ngõ phía Nam Hà Nội, kết nối khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, để phát huy hiệu quả hợp tác liên kết vùng, đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm chấp thuận chủ trương, bố trí vốn để đầu tư xây dựng một số Dự án quan trọng trên địa bàn tỉnh, nhất là Dự án tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội- Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ -Ninh Bình (giai đoạn 2); Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt đường sắt trên tuyến nối Quốc lộ 1A với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; Dự án đường vành đai 5-vùng thủ đô Hà Nội, địa bàn tỉnh Hà Nam...

42

Phú Yên

Đề nghị Chính phủ và các bộ ngành trung ương sớm nghiên cứu triển khai xây dựng tuyến đường sắt nối Tây Nguyên từ Vũng Rô - Phú Yên đi Đắc Lắc; Đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 25, 29 để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển việc giao lưu hàng hóa giữa Tây Nguyên và các vùng ven biển thông qua Cảng Vũng Rô, cảng Bãi Gốc (tỉnh Phú Yên), tạo động lực phát triển kinh tế cho toàn vùng.

43

Phú Yên

Về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án mở rộng Quốc lộ 1A (đoạn qua địa phận tỉnh Phú Yên): Dự án mở rộng quốc lộ 1A qua tỉnh Phú Yên dài 68,8 km với 5.566 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có 697 hộ phải thực hiện tái định cư tập trung. UBND Tỉnh đã bàn giao cho chủ đầu tư được 5,9km để khởi công dự án và đang tập trung quyết liệt chỉ đạo lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện các khu tái định cư là 508,8 tỷ đồng, tỉnh tự cân đối thông qua thu tiền sử dụng đất các khu tái định cư này là 94,2 tỷ đồng, còn thiếu 414,6 tỷ đồng. Kính đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông VT quan tâm hỗ trợ phần còn thiếu để Tỉnh sớm triển khai thực hiện. Quyết tâm của cả hệ thống chính trị Tỉnh là hoàn thành công việc theo đúng tiến độ.

44

Bình Thuận

Đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 28B đoạn qua Bình Thuận, Lâm Đồng và Quốc lộ 55 đoạn Km52 640 - Km97 692, tỉnh Bình Thuận để sớm khắc phục tình trạng giao thông đi lại khó khăn toàn tuyến đường này.

45

Đà Nẵng

Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án giao thông lớn, có sức lan tỏa, kết nối tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan (đoạn Hòa Liên - Túy Loan), Nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 14B (đoạn từ Túy Loan đến giáp Quảng Nam), Mở rộng nhà ga hành khách T1 và xây dựng ga hàng hóa tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng với công suất 80.000 - 100.000 tấn/năm.

46

Bình Dương

Tại các Hội nghị do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì; UBND tỉnh Bình Dương đã nhiều lần đề xuất Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách trên một số lĩnh vực, phát triển kết cấu hạ tầng, tài nguyên môi trường và một số dự án cụ thể.

Rất mong các Bộ, ngành sớm xem xét, giải quyết hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương, bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để Tỉnh triển khai các thủ tục thực hiện, nhất là các dự án liên quan đến liên kết, phát triển kinh tế Vùng trọng điểm phía Nam như:

- Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt kết nối các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến cụm cảng Thị Vải - Cái Mép

- Đầu tư kết nối đường Vành Đai 3, Vành Đai 4

- Đường cao tốc Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

- Tái khởi động lại Dự án Đường Hồ Chí Minh (đoạn Chơn Thành - Đức Hòa) đi qua tỉnh Bình Dương

- Kéo dài tuyến Metro số 1 thành phố Hồ Chí Minh đi Bình Dương và Đồng Nai thêm 1,8 km bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản

47

Vĩnh Long

Về quan tâm hỗ trợ đầu tư các dự án theo Thông báo số 83/TB-VPCP, ngày 06/3/2020 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long và các dự án khẩn cấp phòng, chống, giảm nhẹ ảnh hưởng hạn hán xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh 2.1. Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 53, Quốc lộ 54 Quốc lộ 53 thuộc địa phận 02 tỉnh: Vĩnh Long và Trà Vinh; Quốc lộ 54 thuộc địa phận 3 tỉnh: Đồng Tháp, Vĩnh Long và Trà Vinh. Hiện nay, các đoạn Quốc lộ 53, 54 đi qua các tỉnh Đồng Tháp và Trà Vinh đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Riêng đoạn qua tỉnh Vĩnh Long chưa được nâng cấp và đang xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông, gây điểm nghẽn trong phát triển kinh tế của Vĩnh Long nói riêng và của vùng ĐBSCL nói chung. Để tạo sự đồng bộ, kết nối thông suốt các trục phát triển của vùng, góp phần thúc đẩy giao thương, khơi thông các nguồn lực của tỉnh Vĩnh Long và vùng ĐBSCL, kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải quan tâm, sớm tiếp tục triển khai nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 53, Quốc lộ 54 đoạn qua tỉnh Vĩnh Long trong năm đầu kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

48

Lào Cai

 

Về phát triển du lịch: Khu du lịch Sa Pa đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là khu du lịch Quốc gia; ngày 01/01/2020, huyện Sa Pa được công nhận là thị xã Sa Pa; UBND tỉnh Lào Cai trân trọng đề nghị Thủ tướng Chính phủ một số nội dung sau: (1) Cho phép tỉnh Lào Cai thực hiện thí điểm dịch vụ Casino trên địa bàn thị xã Sa Pa và thí điểm cho phép người Việt Nam có đủ điều kiện tham gia trò chơi theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ (tương tự cơ chế áp dụng cho Casino Carona Phú Quốc, Kiên Giang). (2) Đồng ý về cơ chế đặc thù tạo nguồn thu để hỗ trợ đầu tư hạ tầng phát triển, mở rộng đô thị Sa Pa và xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế: UBND tỉnh Lào Cai đã có Công văn số 1834/UBND-TH ngày 27/4/2020 gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính; trong đó đề nghị chấp thuận cho tỉnh để ngoài cân đối ngân sách địa phương khoản thu từ cho thuê đất 50, 70 năm trên địa bàn tỉnh và khoản thu phí tham quan du lịch để bố trí cho các nhiệm vụ xây dựng khu du lịch quốc gia Sa Pa; nếu được chấp thuận sẽ cân đối được nguồn lực khoảng 3.000 tỷ đồng đầu tư phát triển. (3) Dự án Cảng Hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai: Thủ tướng Chính phủ đã giao cho UBND tỉnh Lào Cai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập đề xuất dự án. Ngày 29/10/2020, UBND tỉnh Lào Cai đã có Tờ trình số 211/TTr-UBND báo cáo Thủ tướng Chính phủ về quyết định chủ trương đầu tư dự án; đến nay, cơ bản các Bộ, ngành Trung ương đã đồng ý với chủ trương đầu tư dự án; tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ TN&MT chưa có ý kiến về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sản xuất và chuyển đổi mục đích đất trồng lúa (UBND tỉnh Lào Cai đã tiếp tục có văn bản đề nghị 02 bộ). Sau khi hoàn thiện, UBND tỉnh đề nghị Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư trước 31/12/2020 để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện. (4) Đối với dự án ODA đề xuất mới trong giai đoạn 2021-2025: đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt dự án Phát triển đô thị và kinh tế du lịch bền vững tỉnh Lào Cai, vốn vay WB. (5) Để tháo gỡ “điểm nghẽn” trong hạ tầng giao thông đến khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đề nghị Chính phủ chỉ đạo Đầu tư giai đoạn 2 đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai, địa phận tỉnh Lào Cai (nâng cấp 04 làn xe).

49

Lâm Đồng

kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương để UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện Dự án xây dựng cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (đoạn Tân Phú - Bảo Lộc) theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021). Đồng thời, xem xét bố trí vốn để thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Tỉnh Lâm Đồng cam kết sẽ bố trí vốn trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn ngân sách địa phương từ 2.000 - 2.500 tỷ đồng để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng làm cơ sở triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất./-

50

Đắk Nông

Ưu tiên đầu tư tuyến đường cao tốc kết nối Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước - Đắk Nông - Đắk Lắk, để phá thế độc đạo về giao thông khu vực Tây Nguyên chỉ có Quốc lộ 14. Sớm đầu tư tuyến đường sắt đa dụng Đắk Nông - Chơn Thành: Nhằm đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách thuận lợi với chi phí thấp. Hiện nay, hai nhà máy luyện Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) và Tân Rai (Lâm Đồng) đã hoàn thành và phát huy hiệu quả.

51

Bắc Ninh

Hỗ trợ dự án đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng kết nối tỉnh Bắc Ninh với tỉnh Hải Dương và 02 cầu kết nối với tỉnh Bắc Giang, tạo mạng lưới liên kết vùng, tạo điều kiện giao thương giữa các tỉnh, phát triển kinh tế trong vùng.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 98/VPCP-QHĐP năm 2021 về xử lý kiến nghị của các địa phương về giao thông vận tải do Văn phòng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 98/VPCP-QHĐP
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 06/01/2021
  • Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
  • Người ký: Mai Tiến Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/01/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản