Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 933/BNV-CCHC
V/v hướng dẫn việc tự đánh giá, chấm điểm để xác định Chỉ số CCHC cấp bộ

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2013

 

Kính gửi: Các bộ, cơ quan ngang bộ

Thực hiện Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Đề án xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Nội vụ hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ (gọi tắt là bộ) việc tự đánh giá, chấm điểm để xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ hàng năm như sau:

1. Tự đánh giá, chấm điểm theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần

Triển khai kế hoạch xác định Chỉ số cải cách hành chính hàng năm, trách nhiệm của các bộ là tiến hành tự đánh giá, chấm điểm kết quả cải cách hành chính của năm theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần quy định trong Chỉ số cải cách hành chính (Bảng 1 Quyết định số 1294/QĐ-BNV), không tự đánh giá, chấm điểm đối với các tiêu chí, tiêu chí thành phần quy định đánh giá qua điều tra xã hội học. Thời gian đánh giá sẽ là đầu Quý I năm sau, liền kề năm đánh giá. Việc tự đánh giá, chấm điểm của bộ bắt buộc phải có các tài liệu kiểm chứng kèm theo để xác định mức độ tin cậy của việc đánh giá, chấm điểm.

Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất đánh giá, chấm điểm một số tiêu chí (viết tắt là TC), tiêu chí thành phần (viết tắt là TCTP) như sau:

- TCTP 1.1.1: Nếu thời điểm ban hành kế hoạch trong Quý IV của năm trước liền kề năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,5. Thời điểm ban hành muộn hơn, chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,25, ban hành sau ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 1.1.2: Các nhiệm vụ trong kế hoạch CCHC của bộ được xác định đầy đủ theo 6 lĩnh vực cải cách hành chính trong Nghị quyết số 30c ngày 08/11/2011 của Chính phủ và có bố trí kinh phí triển khai thì điểm đánh giá là 0,5. Nếu nhiệm vụ cải cách hành chính không được xác định đầy đủ trên 6 lĩnh vực quy định hoặc không bố trí kinh phí triển khai các nhiệm vụ trong kế hoạch thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 1.1.3: Kết quả phải đạt (sản phẩm đầu ra) được xác định cụ thể về số lượng, gắn với trách nhiệm triển khai của cơ quan, tổ chức và có quy định rõ thời gian hoàn thành thì điểm đánh giá là 0,5. Nếu không đạt được một trong số các yêu cầu này thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 1.1.4: Trên cơ sở số kết quả, sản phẩm trong kế hoạch, đến thời điểm kết thúc năm kế hoạch, các bộ xem xét số kết quả đã được hoàn thành, tính tỷ lệ % (số kết quả hoàn thành so với tổng số) và đối chiếu với thang điểm để chấm điểm: Nếu thực hiện trên 80% kế hoạch thì điểm đánh giá là 1; từ 70 - 80% kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,75; từ 50 - dưới 70% kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,5; dưới 50% kế hoạch thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 1.3.1: Kế hoạch kiểm tra CCHC có thể ban hành riêng hoặc chung trong kế hoạch CCHC năm. Tính tỷ lệ % số cơ quan, đơn vị trong kế hoạch kiểm tra trên tổng số vụ, cục, tổng cục và tương đương của bộ. Từ tỷ lệ % xác định được đối chiếu với thang điểm để chấm điểm: Tỷ lệ trên 30% số cơ quan, đơn vị thì điểm đánh giá là 0,5; từ 20 - 30% thì điểm đánh giá là 0,25; dưới 20% thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 13.2: Xác định số đơn vị đã được kiểm tra trên thực tế so với số đơn vị trong kế hoạch kiểm tra để tính tỷ lệ %, từ đó đối chiếu với thang điểm để tự chấm điểm: trên 80% kế hoạch thì điểm đánh giá là 1; từ 70 - 80% kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,75; từ 50 - dưới 70% kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,5; dưới 50% kế hoạch thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 1.3.3: Qua kiểm tra công tác CCHC, thống kê trong báo cáo của đoàn kiểm tra số lượng vấn đề phát hiện cần phải xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý. Nếu trên 80% các vấn đề phát hiện qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý thì điểm đánh giá là 1; nếu đạt từ 70 - 80% thì điểm đánh giá là 0,75; đạt từ 50 - dưới 70% thì điểm đánh giá là 0,5; nếu dưới 50% thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 1.5.1: Có gắn kết quả thực hiện CCHC với việc xét thi đua, khen thưởng của các tập thể, cá nhân của bộ (được thể hiện trong văn bản hướng dẫn thi đua, khen thưởng của bộ) thì điểm đánh giá là 1. Nếu không thực hiện thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 1.5.2: Có sáng kiến trong CCHC của các tập thể, cá nhân trong bộ (là những giải pháp, cách làm mới có hiệu quả trong triển khai các nhiệm vụ CCHC) thì điểm đánh giá bằng 1. Nếu không có sáng kiến thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 2.1.2: Đối chiếu việc thực hiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh với các quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn của Chính phủ. Nếu thực hiện đúng quy định thì điểm đánh giá là 1, nếu không đúng quy định thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 2.2.1: Nếu thời điểm ban hành kế hoạch trong Quý IV của năm trước liền kề năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,5. Thời điểm ban hành muộn hơn, chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,25, ban hành sau ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 2.2.3: Thông qua rà soát phát hiện những văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực, văn bản hết hiệu lực, văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ... từ đó xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý. Nếu việc xử lý thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ và Bộ Tư pháp thì điểm đánh giá bằng 1, không đúng quy định thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 2.3.1: Nếu thời điểm ban hành kế hoạch trong Quý IV của năm trước liền kề năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,5. Thời điểm ban hành muộn hơn, chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,25, ban hành sau ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 2.3.3: Qua kiểm tra thống kê trong báo cáo của đoàn kiểm tra số lượng vấn đề phát hiện cần phải xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý. Nếu trên 80% các vấn đề phát hiện qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý thì điểm đánh giá là 1; nếu đạt từ 70 - 80% thì điểm đánh giá là 0,75; đạt từ 50 - dưới 70% thì điểm đánh giá là 0,5; nếu dưới 50% thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 2.4.1: Nếu thời điểm ban hành kế hoạch trong Quý IV của năm trước liền kề năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,5. Thời điểm ban hành muộn hơn, chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,25, ban hành sau ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 2.4.3: Các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định tại Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Nếu 80% văn bản quy phạm pháp luật trong kế hoạch được tuyên truyền, phổ biến bằng 3 hình thức trở lên thì điểm đánh giá là 1; 2 hình thức thì điểm đánh giá là 0,5; 1 hình thức thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 2.5.1: Nếu thời điểm ban hành kế hoạch trong Quý IV của năm trước liền kề năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,5. Thời điểm ban hành muộn hơn, chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,25, ban hành sau ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 2.5.3: Qua thanh tra thống kê trong báo cáo của đoàn thanh tra số vấn đề phát hiện cần phải xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý. Nếu trên 80% các vấn đề phát hiện qua thanh tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý thì điểm đánh giá là 1; nếu đạt từ 70 - 80% thì điểm đánh giá là 0,75 điểm; đạt từ 50 - dưới 70% thì điểm đánh giá là 0,5 điểm; nếu dưới 50% thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 3.1.1: Nếu thời điểm ban hành kế hoạch trong Quý IV của năm trước liền kề năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,5. Thời điểm ban hành muộn hơn, chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,25, ban hành sau ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 3.1.3: Qua rà soát, bộ phát hiện và thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ TTHC và các quy định có liên quan theo thẩm quyền thì điểm đánh giá là 1, không thực hiện thì điểm đánh giá bằng 0; Nếu bộ có đề nghị với Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ TTHC và các quy định có liên quan thì điểm đánh giá là 1, nếu không thực hiện thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 3.1.6: Thống kê số lượng phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ để xử lý hoặc kiến nghị xử lý. Nếu trên 80% các phản ánh, kiến nghị được xử lý hoặc kiến nghị xử lý thì điểm đánh giá là 1; nếu đạt từ 70 - 80% thì điểm đánh giá là 0,75; đạt từ 50 - dưới 70% thì điểm đánh giá là 0,5; nếu dưới 50% thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 3.2.1: Cần phải xác định có bao nhiêu cơ quan thuộc bộ có thực hiện giải quyết các TTHC cho cá nhân, tổ chức để đánh giá, chấm điểm. Nếu tất cả các cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC thuộc bộ niêm yết công khai đầy đủ TTHC tại trụ sở cơ quan, đơn vị thì điểm đánh giá bằng 1, nếu có một trong số các cơ quan, đơn vị nói trên không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ các TTHC thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 3.2.2: Xác định tổng số TTHC do bộ ban hành đến thời điểm kết thúc năm đánh giá và tính tỷ lệ % số TTHC đã được công khai trên Trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của bộ. Nếu có trên 80% thì điểm đánh giá bằng 1; từ 70 - 80% thì điểm đánh giá bằng 0,75; từ 50 - dưới 70% thì điểm đánh giá là 0,5; dưới 50% thì điểm đánh giá bằng 0.

- TC 4.1: Nếu tất cả các cơ quan thuộc bộ (vụ, cục, tổng cục và tương đương) được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nội vụ thì điểm đánh giá là 1; nếu có một hoặc một số cơ quan được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức không theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nội vụ thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 4 3 1: Hàng năm, Vụ Tổ chức cán bộ của bộ xây dựng kế hoạch kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan thuộc bộ (vụ, cục, tổng cục và tương đương). Nếu có kế hoạch kiểm tra đối với trên 30% số cơ quan so với tổng số cơ quan hành chính thuộc bộ thì điểm đánh giá bằng 0,5; từ 20 - 30% thì điểm đánh giá là 0,25; dưới 20% hoặc không có kế hoạch kiểm tra thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 4.3.3: Qua kiểm tra, thống kê số vấn đề không đúng quy định về tổ chức bộ máy cần phải xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý. Nếu trên 80% các vấn đề phát hiện qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý thì điểm đánh giá là 1; nếu đạt từ 70 - 80% thì điểm đánh giá là 0,75; đạt từ 50 - dưới 70% thì điểm đánh giá là 0,5; nếu dưới 50% thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 4.4.1: Thống kê các quy định về phân cấp quản lý do Chính phủ ban hành để đánh giá việc thực hiện, nếu tất cả được thực hiện đầy đủ, đúng quy định thì điểm đánh giá bằng 1, nếu thực hiện không đầy đủ, đúng quy định thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 4.4.3: Qua kiểm tra, thống kê số vấn đề tồn tại, vướng mắc trong thực hiện phân cấp cần phải được xử lý hoặc kiến nghị xử lý. Nếu trên 80% các vấn đề phát hiện qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý thì điểm đánh giá là 1; nếu đạt từ 70 - 80% thì điểm đánh giá là 0,75; đạt từ 50 - dưới 70% thì điểm đánh giá là 0,5; nếu dưới 50% thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 5.1.1: Thống kê số lượng cơ quan, đơn vị hành chính thuộc bộ (vụ, cục, tổng cục...), số cơ quan, đơn vị đã được phê duyệt cơ cấu công chức, theo vị trí việc làm và tính tỷ lệ %. Nếu đạt tỷ lệ trên 60% số cơ quan, đơn vị có cơ cấu công chức theo vị trí việc làm được phê duyệt thì điểm đánh giá là 1; từ 30 - 60% thì điểm đánh giá là 0,75; từ 20 - dưới 30% thì điểm đánh giá là 0,5; dưới 20% thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 5.1.2: Thống kê số đơn vị sự nghiệp thuộc bộ và số đơn vị đã được phê duyệt cơ cấu viên chức theo vị trí việc làm. Nếu đạt tỷ lệ trên 60% số đơn vị có cơ cấu viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt thì điểm đánh giá là 1; từ 30 - 60% thì điểm đánh giá là 0,75; từ 20 - dưới 30% thì điểm đánh giá là 0,5; dưới 20% thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 5.2.1: Đánh giá tình hình tuyển dụng công chức của khối cơ quan bộ và các đơn vị trực thuộc bộ. Nếu 100% số cơ quan, đon vị thực hiện tuyển dụng đúng quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Nội vụ thì điểm đánh giá là 1; nếu còn có cơ quan thực hiện không đúng quy định thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 5.2.2: Đánh giá tình hình tuyển dụng viên chức của các đơn vị sự, nghiệp công lập thuộc bộ. Nếu trên 80% số đơn vị thực hiện việc tuyển dụng đúng quy định của Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Nội vụ thì điểm đánh giá là 1; từ 70 - 80% thì điểm đánh giá là 0,75; từ 50 - dưới 70% thì điểm đánh giá là 0,5; dưới 50% thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 5.3.1: Nếu thời điểm ban hành kế hoạch trong Quý IV của năm trước liền kề năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,5. Thời điểm ban hành muộn hơn, chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,25, ban hành sau ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 7.1.1: Nếu thời điểm ban hành kế hoạch trong Quý IV của năm trước liền kề năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,5. Thời điểm ban hành muộn hơn, chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá là 0,25, ban hành sau ngày 31 tháng 3 năm kế hoạch thì điểm đánh giá bằng 0.

- TCTP 7.1.6: Thống kê tổng số dịch vụ công được thực hiện tại bộ (vụ, cục, tổng cục và tương đương) và số dịch vụ công được cung cấp trực tuyến theo từng mức độ để chấm điểm.

+ Nếu tất cả các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức ở độ 1 và 2 thì điểm đánh giá là 0,3.

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: Trên cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính có cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi qua đường bưu điện hoặc trực tiếp mang đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

+ Nếu có từ 10 dịch vụ công trở lên được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 thì điểm đánh giá được cộng thêm 0,3.

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

+ Nếu có từ 2 dịch vụ công trở lên được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4 thì điểm đánh giá được cộng thêm 0,4.

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

2. Xây dựng báo cáo tự đánh giá, chấm điểm của các bộ

Sau khi tự đánh giá, chấm điểm theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần quy định trong Chỉ số cải cách hành chính, các bộ xây dựng báo cáo gửi Bộ Nội vụ tổng hợp theo quy định.

- Tên báo cáo: Báo cáo về tự đánh giá, chấm điểm tiêu chí, tiêu chí thành phần Chỉ số cải cách hành chính (theo mẫu tại Phụ lục I gửi kèm).

- Nội dung báo cáo:

+ Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá, chấm điểm tiêu chí, tiêu chí thành phần Chỉ số cải cách hành chính (theo mẫu tại Phụ lục II gửi kèm).

+ Các tài liệu kiểm chứng gửi kèm theo Bảng tổng hợp để phục vụ cho công tác thẩm định gồm có: Các kế hoạch, báo cáo, quyết định, các số liệu thống kê trên các lĩnh vực cải cách của bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận để phục vụ cho việc tính điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần, ví dụ: Quyết định ban hành kế hoạch CCHC của bộ, danh sách các cơ quan thuộc bộ, số lượng công chức của bộ v.v...

+ Đối với những tiêu chí, tiêu chí thành phần không có tài liệu kiểm chứng thì phải diễn giải đầy đủ, cụ thể cách đánh giá, tính điểm.

+ Các đề xuất kiến nghị của bộ (nếu có).

Báo cáo được lãnh đạo bộ phê duyệt và gửi về Bộ Nội vụ (kèm theo file báo cáo trên word gửi theo địa chỉ nguyenmanhcuong@moha.gov.vn) trước ngày 15/02 hàng năm để tổng hợp.

Riêng năm 2013, các bộ thực hiện theo Quyết định số 152/QĐ-BNV ngày 26/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành kế hoạch triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2012 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trên đây là hướng dẫn của Bộ Nội vụ về công tác tự đánh giá, chấm điểm để xác định Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của các bộ. Trong quá trình triển khai thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các bộ phản ánh về Bộ Nội vụ (ông Phạm Minh Hùng - Vụ Cải cách hành chính, ĐT: 04.62820404-8051, DĐ: 0986333.966, email: phamminhhung@moha.gov.vn) để kịp thời giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, CCHC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Tiến Dĩnh

 

PHỤ LỤC I

MẪU BÁO CÁO
(Kèm theo Văn bản số 933/BNV-CCHC ngày 20 tháng 03 năm 2013 của Bộ Nội vụ)

BỘ …..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………….

………., ngày     tháng     năm …..

 

BÁO CÁO

Về tự đánh giá, chấm điểm tiêu chí, tiêu chí thành phần
Chỉ số cải cách hành chính

Bộ/Cơ quan ngang bộ ….. gửi Bộ Nội vụ Báo cáo về tự đánh giá, chấm điểm tiêu chí, tiêu chí thành phần chỉ số Cải cách hành chính của bộ với các nội dung chính như sau:

- Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá, chấm điểm tiêu chí, tiêu chí thành phần Chỉ số cải cách hành chính (xin gửi kèm theo).

- Các tài liệu kiểm chứng gửi kèm theo Bảng tổng hợp.

- Đối với những tiêu chí, tiêu chí thành phần không có tài liệu kiểm chứng thì phải diễn giải đầy đủ, cụ thể cách đánh giá, tính điểm kèm theo Bảng tổng hợp.

- Các đề xuất, kiến nghị của bộ (nếu có).

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- …

LÃNH ĐẠO BỘ
(ký tên, đóng dấu)
Nguyễn Văn B

 

PHỤ LỤC II

MẪU BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ
(Kèm theo Văn bản số 933/BNV-CCHC ngày 20 tháng 03 năm 2013 của Bộ Nội vụ)

BỘ/ CƠ QUAN NGANG BỘ …..

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM TIÊU CHÍ, TIÊU CHÍ THÀNH PHẦN CHỈ SỐ CCHC

STT

Lĩnh vực/Tỉêu chí/Tiêu chí thành phần

Điểm tự đánh giá

Tài liệu kiểm chứng

1

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO HÀNH CCHC

 

1.1

Kế hoạch CCHC năm

 

Ví dụ: Kế hoạch số 1338/KH-BKHĐT ngày 01/3/2012.

1.1.1

Ban hành kế hoạch CCHC năm kịp thời (trong Quý IV năm trưc liền kề năm kế hoạch)

 

 

1.1.2

Xác định đầy đủ các nhiệm vụ CCHC trên các lĩnh vực theo Chương trình CCHC của Chính phủ và bố trí kinh phí triển khai

 

 

1.1.3

Các kết quả phải đạt được xác định rõ ràng, cụ thể và định rõ trách nhiệm triển khai của cơ quan, tổ chức

 

 

1.1.4

Mức độ thực hiện kế hoạch CCHC

 

 

1.2

Báo cáo CCHC

 

Ví dụ:

- Báo cáo số 235/BC- BKHĐT ngày 13/3/2012 báo cáo CCHC quý I;

- Báo cáo số 450/BC- BKHĐT ngày 10/6/2012 báo cáo CCHC 6 tháng;

- Báo cáo số 720/BC- BKHĐT ngày 10/9/2012 báo cáo CCHC quý III;

- Báo cáo số 816/BC- BKHĐT ngày 2/12/2012 báo cáo CCHC năm 2012

1.2.1

Số lượng báo cáo (2 báo cáo quý, báo cáo 6 tháng và báo cáo năm)

 

 

1.2.2

Tất cả báo cáo có đầy đủ nội dung theo hướng dẫn

 

 

1.2.3

Tất cả báo cáo được gửi đúng thời gian quy định

 

 

1.3

Kiểm tra công tác CCHC

 

 

1.3.1

Kế hoạch kiểm tra CCHC đối với các cơ quan, đơn vị thuộc bộ: vụ, cục, tổng cục... (có KHKT riêng hoặc nằm trong kế hoạch CCHC năm)

 

 

1.3.2

Mức độ thực hiện kế hoạch kiểm tra

 

 

1.3.3

Xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra

 

 

1.4

Công tác tuyên truyền CCHC

 

 

1.4.1

Kế hoạch tuyên truyền CCHC (Có kế hoạch tuyên truyền CCHC riêng hoặc nằm trong kế hoạch CCHC năm)

 

 

1.4.2

Mức độ thực hiện kế hoạch tuyên truyền CCHC

 

 

1.5

Sự năng động trong chỉ đạo, hành CCHC

 

 

1.5.1

Gắn kết quả thực hiện CCHC với công tác thi đua, khen thưởng

 

 

1.5.2

Sáng kiến trong triển khai công tác CCHC

 

 

2

XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN THỂ CHẾ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ

 

 

2.1

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ

 

 

2.1.1

Mức độ thực hiện kế hoạch xây dựng VBQPPL hàng năm của bộ đã được phê duyệt

 

 

2.1.2

Thực hiện quy trình xây dựng VBQPPL

 

 

2.2

Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

 

 

2.2.1

Ban hành kế hoạch rà soát, hệ thống hóa VBQPPL

 

 

2.2.2

Mức độ hoàn thành kế hoạch rà soát, hệ thống hóa VBQPPL

 

 

2.2.3

Xử lý kết quả rà soát

 

 

2.3

Kiểm tra việc thực hiện VBQPPL do bộ, ngành khác và địa phương ban hành có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của bộ

 

 

2.3.1

Ban hành kế hoạch kiểm tra

 

 

2.3.2

Mức độ hoàn thành kế hoạch kiểm tra

 

 

2.3.3

Xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra

 

 

2.4

Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ

 

 

2.4.1

Ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

 

 

2.4.2

Mức độ thực hiện kế hoạch

 

 

2.4.3

Các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

 

 

2.5

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ

 

 

2.5.1

Ban hành kế hoạch thanh tra

 

 

2.5.2

Tỷ lệ cơ quan được thanh tra theo kế hoạch

 

 

2.5.3

Xử lý các vấn đề phát hiện qua thanh tra

 

 

3

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

 

 

3.1

Rà soát, đánh giá, cập nhật thủ tục hành chính

 

 

3.1.1

Ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC của bộ theo quy định của Chính phủ

 

 

3.1.2

Mức độ thực hiện kế hoạch

 

 

3.1.3

Xử lý các vấn đề phát hiện qua rà soát

 

 

3.1.4

Cập nhật, công bố TTHC theo quy định của Chính phủ

 

 

3.1.5

Thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ

 

 

3.1.6

Xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ

 

 

3.2

Công khai thủ tục hành chính

 

 

3.2.1

Niêm yết công khai TTHC tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC thuộc bộ

 

 

3.2.2

Tỷ lệ TTHC do bộ ban hành được công khai đầy đủ, đúng quy định trên cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của bộ

 

 

4

CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

 

 

4.1

Tuân thủ các quy định của Chính phủ về tổ chức bộ máy

 

 

4.3

Kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc bộ (vụ, cục, tổng cục...)

 

 

4.3.1

Ban hành kế hoạch kiểm tra

 

 

4.3.2

Mức độ thực hiện kế hoạch kiểm tra

 

 

4.3.3

Xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra

 

 

4.4

Thực hiện phân cấp quản lý

 

 

4.4.1

Thực hiện các quy định về phân cấp quản lý do Chính phủ ban hành

 

 

4.4.2

Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ đã phân cấp cho địa phương

 

 

4.4.3

Xử lý các vấn đề về phân cấp phát hiện qua kiểm tra

 

 

5

XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

 

 

5.1

Xác định cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm

 

 

5.1.1

Tỷ lệ cơ quan, đơn vị thuộc bộ (vụ, cục, tổng cục...) có cơ cấu công chức theo vị trí việc làm được phê duyệt

 

Ví dụ: Biểu thống kê tổng số cơ quan, đơn vị thuộc bộ; danh sách các cơ quan, đơn vị có cơ cấu công chức theo vị trí việc làm được phê duyệt

5.1.2

Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ có cơ cấu viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt

 

 

5.1.3

Mức độ thực hiện cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt

 

 

5.2

Tuyển dụng và bố trí sử dụng công chức, viên chức

 

 

5.2.1

Thực hiện quy định về tuyển dụng công chức tại khối cơ quan bộ và các đơn vị trực thuộc bộ

 

 

5.2.2

Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ thực hiện đúng quy định về tuyển dụng viên chức

 

 

5.2.3

Tỷ lệ cơ quan, đơn vị thuộc bộ (vụ, cục, tổng cục ...) thực hiện bố trí công chức theo đúng quy định của vị trí việc làm và ngạch công chức

 

 

5.2.4

Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ thực hiện bố trí viên chức theo đúng quy định của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp

 

 

5.3

Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

 

 

5.3.1

Ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm của bộ

 

 

5.3.2

Mức độ thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức của bộ

 

 

5.4

Đổi mới công tác quản lý công chức

 

 

5.4.1

Đánh giá công chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao

 

 

5.4.2

Thực hiện thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh

 

 

5.4.3

Thực hiện thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo cấp Vụ và tương đương trở xuống

 

 

5.4.4

Chính sách thu hút người có tài năng vào bộ máy hành chính

 

 

6

ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

 

 

6.1

Thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí hành chính tại cơ quan hành chính

 

 

6.1.1

Tỷ lệ cơ quan hành chính thuộc bộ (Cục, Tổng cục và tương đương) triển khai thực hiện

 

 

6.2

Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập

 

 

6.2.1

Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ triển khai thực hiện

 

 

6.3

Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập

 

 

6.3.1

Tỷ lệ tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc bộ thực hiện đề án chuyển đổi cơ chế hoạt động đã được phê duyệt

 

 

7

HIỆN ĐẠI HÓA HÀNH CHÍNH

 

 

7.1

ng dụng công nghệ thông tin của bộ

 

 

7.1.1

Ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT của bộ (trong Quý IV năm trước liền kề năm kế hoạch)

 

 

7.1.2

Mức độ thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT của bộ

 

 

7.1.3

Tỷ lệ cơ quan, đơn vị thuộc bộ (vụ, cục, tổng cục...) triển khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản

 

 

7.1.4

Tỷ lệ cơ quan, đơn vị thuộc bộ (vụ, cục, tổng cục...) sử dụng mạng nội bộ (mạng LAN) để trao đổi công việc

 

 

7.1.6

Mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến

 

 

7.3

Áp dụng ISO trong hoạt động của các cơ quan hành chính

 

 

7.3.1

Ban hành danh mục các quy trình áp dụng tiêu chuẩn ISO tại cơ quan bộ

 

 

7.3.2

Tỷ lệ cơ quan hành chính thuộc bộ (cục, tổng cục và tương đương) được cấp chứng chỉ ISO

 

 

7.3.3

Tỷ lệ cơ quan thực hiện đúng quy định ISO trong hoạt động

 

 

TỔNG ĐIỂM TỰ ĐÁNH GIÁ

 

 

 

Nơi nhận:
- …
- …
- …

LÃNH ĐẠO BỘ
(ký tên, đóng dấu)
Nguyễn Văn A

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 933/BNV-CCHC hướng dẫn việc tự đánh giá, chấm điểm để xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ do Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 933/BNV-CCHC
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 20/03/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
  • Người ký: Nguyễn Tiến Dĩnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản