- 1Quyết định 63/2005/QĐ-BNN về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 262/BNN-TY chấn chỉnh công tác tiêm phòng vắc xin, sử dụng hóa chất để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 264/TTg-KTN dự phòng vắc xin cúm gia cầm để tiêm phòng chống dịch khẩn cấp các ổ dịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 53/2013/TT- BNNPTNT quy định về báo cáo dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Công văn 1451/TTg-KTN năm 2012 mua vắc xin tai xanh dự phòng để hỗ trợ phòng chống dịch khẩn cấp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9102/BNN-TY | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2014 |
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Từ đầu năm 2014 đến nay, một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đã xảy ra rải rác tại một số tỉnh, thành phố, cụ thể: (i) Trong Quý I năm 2014, dịch cúm gia cầm A/H5N1 xuất hiện tại 155 xã, phường của 90 huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm hơn 211 ngàn con gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy; (ii) Trong Quý II và III năm 2014, chủng vi rút cúm gia cầm A/H5N6 đã xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam tại các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam và Quảng Ngãi làm trên 8 ngàn con gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy; (iii) Dịch lở mồm long móng gia súc đã xảy ra tại 48 xã, phường thuộc 21 huyện, thị xã của 10 tỉnh gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum và Yên Bái làm trên 2,3 ngàn con gia súc mắc bệnh; (iv) Một số dịch bệnh nguy hiểm khác trên gia súc, gia cầm và bệnh lây sang người cũng xảy ra rải rác gây thiệt hại cho người chăn nuôi, đe dọa sức khỏe người dân.
Mặt khác, theo báo cáo của cơ quan thú y Trung Quốc cho Tổ chức Thú y Thế giới, từ đầu năm 2014 đến ngày 12/9/2014, Trung Quốc phát hiện nhiều chủng vi rút cúm trên gia cầm, bao gồm: H5N1, H5N2, H5N3, H5N6, H5N8, H7N9 tại nhiều tỉnh, bao gồm: Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông, Hà Nam, Quế Châu, Giang Tô, Thanh Hải, Tây Tạng, Hồ Bắc, Ninh Hạ, Liêu Ninh, Hắc Long Giang, Triết Giang, Hà Bắc, Quý Châu, Phúc Kiến, Trùng Khánh, Tứ Xuyên và An Huy.
Như vậy, nhiều loại mầm bệnh nguy hiểm vẫn tồn tại và lưu hành trên đàn gia súc, gia cầm trong nước hoặc nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, chờ điều kiện thuận lợi là bùng phát thành dịch lớn, gây tác động xấu đến nền kinh tế, đặc biệt gây ảnh hưởng trực tiếp tới người chăn nuôi và người tiêu dùng trong nước, gây bất ổn cho an sinh xã hội.
Theo kinh nghiệm phòng, chống dịch trong nhiều năm qua, những tháng cuối năm chính là thời gian thuận lợi cho các loại dịch bệnh động vật phát sinh và lây lan. Nguyên nhân chủ yếu là do: Các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm gia tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của đàn gia súc, gia cầm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại, phát tán và gây bệnh; miễn dịch của đàn gia súc, gia cầm được tiêm phòng dịp đầu năm xuống thấp, tạo thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh. Do vậy, để chủ động phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm cho đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu các tác động tiêu cực nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện đồng bộ một số biện pháp, cụ thể như sau:
1. Tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng đợt chính và tiêm bổ sung để chủ động phòng các bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh và các bệnh nguy hiểm khác trên đàn gia súc, gia cầm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Văn bản số 264/TTg-KTN ngày 25/02/2013 và văn bản số 1451/TTg-KTN ngày 20/9/2012, theo đó các địa phương chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương mua vắc xin hỗ trợ công tác phòng chống dịch), của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 và văn bản số 262/BNN-TY ngày 22/01/2013) và kế hoạch của mỗi địa phương.
2. Tổ chức giám sát lâm sàng, lấy mẫu giám sát chủ động trên đàn gia súc, gia cầm để phát hiện dịch bệnh kịp thời; thực hiện báo cáo dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 53/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chỉ đạo ngành thú y chủ động phối hợp với ngành y tế trong việc chia sẻ thông tin, phối hợp phòng, chống bệnh truyền lây chung giữa động vật và người theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch động vật tại gốc; chỉ đạo kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật qua biên giới nhằm ngăn chặn các mầm bệnh nguy hiểm trên động vật xâm nhập vào Việt Nam, đặc biệt là ngăn ngừa các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm lây lan qua các tỉnh biên giới phía Bắc theo con đường vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp các loại trứng gia cầm, gia cầm giống, gia cầm loại thải và sản phẩm khác của gia cầm.
4. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng cụ thể:
a) Tổ chức, cá nhân khi phát hiện động vật chết không rõ nguyên nhân hoặc động vật nghi mắc bệnh truyền nhiễm phải thông báo cho chính quyền cơ sở, nhân viên thú y, đường dây nóng của cơ quan chức năng hoặc báo cho cơ quan thú y nơi gần nhất.
b) Vận động người chăn nuôi thực hiện tốt việc tiêm phòng các bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm; áp dụng biện pháp nuôi cách ly, theo dõi lâm sàng gia súc, gia cầm nuôi mới; tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi; đồng thời chủ động triển khai các biện pháp chống rét, chống đói cho gia súc, gia cầm trong mùa đông, đặc biệt tại các tỉnh phía Bắc.
c) Tuyên truyền, vận động người buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật và sản phẩm động vật tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm dịch động vật; không tham gia vào các hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật bất hợp pháp; không giết mổ động vật chết không rõ nguyên nhân hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo thực hiện các biện pháp đồng bộ nêu trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp, xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 3920/BNN-TY hỗ trợ vắc xin, hóa chất khử trùng từ quỹ dự trữ quốc gia phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 192/BNN-TY tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Thông báo 2394/TB-BNN-VP năm 2014 kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 63/2005/QĐ-BNN về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 3920/BNN-TY hỗ trợ vắc xin, hóa chất khử trùng từ quỹ dự trữ quốc gia phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 262/BNN-TY chấn chỉnh công tác tiêm phòng vắc xin, sử dụng hóa chất để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 192/BNN-TY tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Công văn 264/TTg-KTN dự phòng vắc xin cúm gia cầm để tiêm phòng chống dịch khẩn cấp các ổ dịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư 53/2013/TT- BNNPTNT quy định về báo cáo dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông báo 2394/TB-BNN-VP năm 2014 kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Công văn 1451/TTg-KTN năm 2012 mua vắc xin tai xanh dự phòng để hỗ trợ phòng chống dịch khẩn cấp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Công văn 9102/BNN-TY năm 2014 triển khai biện pháp chủ động phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 9102/BNN-TY
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 11/11/2014
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/11/2014
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết