- 1Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 18/2013/TT-BTC hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý rừng trồng không thành rừng, rừng trồng không có khả năng thành rừng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8882/BNN-TCLN | Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2017 |
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh
Trong thời gian qua một số địa phương có văn bản đề nghị tháo gỡ khó khăn về trình tự thủ tục khai thác, tận thu và thanh lý rừng trồng bị thiệt hại do bão số 10 gây ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:
1. Đối với gỗ rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư: thành lập đoàn kiểm tra, xác minh gồm: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Hạt Kiểm lâm và chủ rừng xác định vị trí, diện tích và đánh giá mức độ thiệt hại cụ thể của từng chủ rừng; Chủ rừng tự tổ chức khai thác, tận thu không phải lập hồ sơ cấp phép khai thác, tận thu theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản như sau:
a) Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nặng, cây rừng trồng bị đổ gãy hoàn toàn hoặc số cây còn lại không đảm bảo tiêu chí thành rừng thì khai thác, tận thu toàn bộ số cây. Sau khi khai thác, tận thu chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp.
b) Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nhẹ hơn, số cây không bị đổ gãy phục hồi đủ tiêu chí thành rừng thì chỉ tận thu những cây bị đổ, gãy.
2. Đối với gỗ rừng trồng phòng hộ do ngân sách Nhà nước đầu tư: thành lập đoàn kiểm tra, xác minh theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BTC ngày 20/2/2013 của Bộ Tài chính để đánh giá mức độ thiệt hại, ước tính giá trị lâm sản tận thu. Phương thức, điều kiện khai thác, tận thu như sau:
a) Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nặng, cây rừng trồng bị đổ gãy hoàn toàn hoặc số cây còn lại không đảm bảo tiêu chí thành rừng, thì khai thác, tận thu toàn bộ số cây. Sau khi khai thác, tận thu chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp.
b) Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nhẹ hơn, số cây không bị đổ gãy phục hồi đủ tiêu chí thành rừng thì chỉ tận thu những cây bị đổ, gãy.
3. Gỗ tận dụng, tận thu nêu tại điểm 1, điểm 2 trên đây khi tiêu thụ chủ rừng vẫn thực hiện lập bảng kê theo quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, để kiểm soát nguồn gốc hợp pháp.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện, không để lợi dụng vi phạm pháp luật./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Kế hoạch 1161/KH-BNN-TCLN năm 2015 thực hiện Quyết định 2242/QĐ-TTg về Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 2276/BNN-TCLN năm 2015 hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng khi thực hiện Đề án tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2013 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 7048/VPCP-V.I năm 2016 xử lý bước đầu trách nhiệm liên quan đến vụ khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại khu vực rừng phòng hộ hồ thủy điện Đồng Nai 5, tỉnh Lâm Đồng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 110/2020/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 18/2013/TT-BTC hướng dẫn về trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý rừng trồng không thành rừng, rừng trồng không có khả năng thành rừng do Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 18/2013/TT-BTC hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý rừng trồng không thành rừng, rừng trồng không có khả năng thành rừng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Kế hoạch 1161/KH-BNN-TCLN năm 2015 thực hiện Quyết định 2242/QĐ-TTg về Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 2276/BNN-TCLN năm 2015 hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng khi thực hiện Đề án tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2013 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Công văn 7048/VPCP-V.I năm 2016 xử lý bước đầu trách nhiệm liên quan đến vụ khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại khu vực rừng phòng hộ hồ thủy điện Đồng Nai 5, tỉnh Lâm Đồng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 110/2020/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 18/2013/TT-BTC hướng dẫn về trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý rừng trồng không thành rừng, rừng trồng không có khả năng thành rừng do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 8882/BNN-TCLN năm 2017 về khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng phòng hộ bị thiệt hại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 8882/BNN-TCLN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 20/10/2017
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Hà Công Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực