Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8798/SYT-NVY
V/v hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học cho các đơn vị trực thuộc chuyên môn do Sở Y tế quản lý từ năm 2017

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 10 năm 2017

 

Kính gửi:

- Các bệnh viện công lập và ngoài công lập;
- Các trung tâm Không giường bệnh;
- Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

Căn cứ Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Quy chế Quản lý nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam.

Trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học tại các đơn vị trực thuộc chuyên môn do Sở Y tế quản lý đã thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 4000/SYT-NVY ngày 29/7/2011. Tuy nhiên, đến nay đã có thêm nhiều văn bản khác quy định trong hoạt động nghiên cứu khoa học, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Nhằm hướng dẫn thi hành một số điều trong hoạt động nghiên cứu khoa học và khoa học công nghệ, Sở Y tế ban hành hướng dẫn công tác nghiên cứu khoa học cho các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố thực hiện như sau:

1. Về công tác quản lý nghiên cứu khoa học:

- Đối với đề tài nghiên cứu cấp cơ sở: đơn vị nghiên cứu chịu trách nhiệm quản lý, xét duyệt, nghiệm thu. Đề tài phải được sự thông qua của Hội đồng khoa học công nghệ; thông qua Hội đồng đạo đức của đơn vị (nếu nghiên cứu triển khai trên đối tượng là con người). Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm ban hành Quyết định triển khai đề tài nghiên cứu sau khi đã được ý kiến chấp thuận của các Hội đồng.

- Đối với đề tài nghiên cứu cấp thành phố: Sở Khoa học Công nghệ là đầu mối quản lý, hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và nghiệm thu. Quy định cụ thể tại Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND và các hướng dẫn do Sở Khoa học Công nghệ ban hành.

- Đối với đề tài nghiên cứu cấp Bộ, ngành: tùy theo quy định của từng bộ, ngành. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ của Bộ Y tế do Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo là đầu mối quản lý, hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và nghiệm thu. Quy định cụ thể tại Thông tư số 37/2010/TT-BYT ngày 16/8/2010 của Bộ Y tế quy định về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ Y tế.

- Đối với đề tài nghiên cứu cấp quốc gia: Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan hướng dẫn. Quy định cụ thể tại Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN ngày 26/6/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.

- Lưu ý:

+ Đối với đề tài nghiên cứu có nguồn tài trợ nước ngoài: đơn vị y tế công lập phải báo cáo Sở Y tế để trình Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố thông qua. Quy định cụ thể tại Chỉ thị số 35/2011/CT-UBND ngày 22/11/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đối với đề tài nghiên cứu do cá nhân, đơn vị khác đề xuất phối hợp triển khai nghiên cứu tại đơn vị: thủ trưởng đơn vị tự chịu trách nhiệm về việc phối hợp hợp tác đối với các cá nhân, tổ chức trong nước. Riêng các trường hợp là cá nhân, tổ chức nước ngoài phải có sự thông qua của Sở Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố.

+ Đối với đề tài là thử nghiệm lâm sàng, các phương pháp mới, kỹ thuật mới: ngoài các quy định trên, đề tài phải được thông qua bởi Ban đánh giá các vấn đề đạo đức của Bộ Y tế. Quy định cụ thể tại Thông tư số 03/2012/TT-BYT ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn về thử thuốc trên lâm sàng và Thông tư số 55/2015/TT-BYT ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về công nhận nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh.

+ Đối với đề tài ngoài ngân sách nhà nước (nguồn tài trợ, viện trợ) cần được đánh giá nghiệm thu và được cấp Giấy xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ: đơn vị thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BKHCN ngày 06/3/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ không sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Yêu cầu đối với nghiên cứu và chủ nhiệm đề tài nghiên cứu:

- Có tính khoa học, sáng tạo và cần thiết

- Phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

- Có 01 chủ nhiệm đề tài, ngoại trừ những nghiên cứu có tính chất liên ngành, liên cơ quan. Chủ nhiệm nhiệm vụ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hoặc có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác theo đúng lĩnh vực của nhiệm vụ đăng ký làm chủ nhiệm; đồng thời có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ đúng tiến độ. Cá nhân có các sai phạm trong nghiên cứu khoa học còn trong thời gian kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang làm chủ nhiệm từ 01 nhiệm vụ trở lên bằng nguồn kinh phí tài trợ của thành phố không được làm chủ nhiệm đề tài.

- Các đề tài trong lãnh vực y - sinh học có thời gian thực hiện tối đa không quá 36 tháng hoặc do Thủ trưởng đơn vị quyết định phê duyệt tùy theo tính chất và mức độ nghiên cứu. Việc gia hạn thời gian thực hiện nghiên cứu chỉ được thực hiện 01 lần đối với mỗi đề tài. Thời gian gia hạn không quá 12 tháng đối với đề tài có thời gian thực hiện từ trên 24 tháng và không quá 06 tháng đối với đề tài có thời gian thực hiện dưới 24 tháng.

3. Về công tác báo cáo nghiên cứu khoa học:

- Thực hiện theo phụ lục 01 đính kèm

- Các đơn vị thực hiện báo cáo định kỳ 06 tháng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học tại đơn vị. Gửi về Sở Y tế định kỳ vào ngày 15/6 và ngày 16/12 hàng năm.

4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng về hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học:

Mức đánh giá

Nội dung đánh giá

Mức 1

- Không tham gia hoạt không tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học

- Phát hiện thấy không hợp tác cung cấp các số liệu, tài liệu cho hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý và xây dựng chính sách y tế

- Không áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học đã được đơn vị công bố, nghiệm thu vào hoạt động cải tiến chất lượng, nâng cao hoạt động đơn vị.

Mức 2

- Không vi phạm các nội dung tại Mức 1 và đạt đầy đủ các chỉ tiêu dưới đây:

- Có đầy đủ và bảo đảm hoạt động tốt các phương tiện, trang thiết bị phục vụ trình chiếu, báo cáo khoa học như hội trường/ giảng đường; máy chiếu; máy tính; màn chiếu, loa, tăng âm, micro, kết nối mạng, ...

- Có tiến hành sinh hoạt khoa học định kỳ ít nhất 1 lần trong 2 tháng

- Chủ trì hoặc phối hợp tham gia thực hiện ít nhất một nghiên cứu khoa học.

- Thực hiện báo cáo công tác nghiên cứu khoa học đầy đủ theo quy định.

Mức 3

- Đạt đầy đủ các tiêu chí Mức 2 và đạt đầy đủ các chỉ tiêu dưới đây:

- Có tiến hành sinh hoạt khoa học định kỳ ít nhất 1 lần trong 1 tháng

- Có buổi sinh hoạt hướng dẫn phương pháp nghiên cứu cho nhân viên y tế

- Có danh sách tổng hợp và chia nhóm các hoạt động nghiên cứu đã và đang thực hiện trong năm: sinh hoạt hướng dẫn phương pháp nghiên cứu cho nhân viên y tế

- Có danh sách tổng hợp và chia nhóm các hoạt động nghiên cứu đã và đang thực hiện trong năm, bao gồm ít nhất 4 nhóm sau:

+ nghiên cứu do đơn vị chủ trì

+ nghiên cứu phối hợp thực hiện

+ tham gia cung cấp số liệu

+ là địa điểm nghiên cứu cho đơn vị khác thực hiện

- Hợp tác và cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu đầy đủ cho các cơ quan quản lý và các đơn vị được giao tiến hành nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, chính sách y tế (khi được yêu cầu)

- Hàng năm, đơn vị chủ trì xây dựng và tự tiến hành ít nhất một nghiên cứu khoa học, có báo cáo kết quả nghiên cứu và đã được hội đồng cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn nghiệm thu.

Mức 4

- Đạt đầy đủ các tiêu chí Mức 3 và đạt 2/3 các chỉ tiêu dưới đây:

- Tập thể, cá nhân đơn vị chủ trì/ chủ nhiệm thực hiện ít nhất 03 công trình nghiên cứu khoa học được nghiệm thu

- Có ít nhất 01 công trình được nghiệm thu ở cấp Bộ, tỉnh/thành phố trở lên

- Đơn vị có ít nhất 03 bài báo khoa học về các đề tài thực hiện tại đơn vị, do cán bộ, nhân viên đơn vị thực hiện đăng trên các tạp chí khoa học trong nước.

Mức 5

- Đạt các tiêu chí Mức 4 và đạt 2/3 các chỉ tiêu dưới đây:

- Có ít nhất 02 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế có cán bộ, nhân viên đơn vị tham gia đồng tác giả

- Hàng năm, có ít nhất 01 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế, do cán bộ, nhân viên cơ hữu của đơn vị đứng đầu trong số danh sách tên tác giả.

- Có công trình nghiên cứu do cá nhân/tập thể đơn vị làm chủ nhiệm/ chủ trì đạt các giải thưởng khoa học trong nước cấp quốc gia hoặc giải thưởng khoa học quốc tế.

5. Về tổ chức triển khai:

- Các đơn vị trực thuộc chuyên môn do Sở Y tế quản lý: chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ nội dung theo hướng dẫn tại công văn này. Thường xuyên đăng tải, quảng bá các thành tựu về nghiên cứu khoa học, khoa học công nghệ trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.

- Sở Y tế: tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý khoa học và công nghệ của đơn vị thuộc sự quản lý chuyên môn của Sở Y tế định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất trong trường hợp đơn vị không có báo cáo định kỳ 6 tháng, có đơn, thư phản ánh, .... Thực hiện đăng tải, quảng bá các thành tựu về nghiên cứu khoa học, khoa học công nghệ của các đơn vị, ngành y tế thông qua cổng thông tin điện tử ngành y tế thành phố.

Công văn này thay thế Công văn 4000/SYT-NVY ngày 29/7/2011 của Sở Y tế về việc hướng dẫn quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cho các đơn vị trực thuộc chuyên môn. Trong quá trình thực hiện, nếu đơn vị gặp khó khăn, vướng mắc, đơn vị gửi văn bản về Sở Y tế để xem xét, giải quyết./.

(Đính kèm 05 phụ lục)

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo - BYT (để biết);
- Sở Khoa học Công nghệ (để biết);
- Ban Giám đốc Sở Y tế (để biết);
- Lưu: VT, P.NVY.
NND, VAK.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Tăng Chí Thượng

 

PHỤ LỤC 01:

MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA ĐƠN VỊ
(Đính kèm Công văn số 8798/SYT-NVY ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Sở Y tế về việc hướng dẫn khoa học cho các đơn vị trực thuộc chuyên môn do Sở Y tế quản lý từ năm 2017)

STT

Tên đề tài

Số QĐ/ Công văn công nhận - Mã số đề tài

Tóm tắt nội dung nghiên cứu (không quá 200 chữ)

Nguồn kinh phí (số tiền)

I. Nghiên cứu do đơn vị chủ trì

 

Nhóm đề tài được phê duyệt mới trong vòng 6 tháng

 

 

 

1

 

 

- Nội dung thực hiện:

 

2

 

 

 

 

 

Nhóm đề tài được nghiệm thu trong vòng 6 tháng

 

 

 

 

 

- Kết quả nghiên cứu:

 

 

 

 

 

II. Nghiên cứu phối hợp thực hiện

 

Nhóm đề tài được phê duyệt mới trong vòng 6 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm đề tài được nghiệm thu trong vòng 6 tháng

 

 

 

 

 

 

 

III. Nghiên cứu tham gia cung cấp số liệu

 

 

 

 

IV. Là địa điểm nghiên cứu cho đơn vị khác thực hiện

 

 

 

 

Thông tin cán bộ liên hệ:

Họ và tên:

Số điện thoại:                Email:

Phòng chuyên môn:     Chức vụ:

 

 

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày   tháng   năm
Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên, ghi rõ Họ và tên)

* Lưu ý: Đối với các nghiên cứu thuộc nhóm III và IV thì không cần cung cấp thông tin nguồn kinh phí - số tiền, mã số đề tài nhưng phải cung cấp số Quyết định/ Công văn đơn vị đã phê duyệt, nội dung nghiên cứu triển khai tại đơn vị.

* Gửi mẫu báo cáo theo đường văn bản về Sở Y tế và file mềm (có thể xử lý thông tin) vào địa chỉ khcn.syt.hcm@gmail.com

 

PHỤ LỤC 02:

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
(Đính kèm Công văn số 8798/SYT-NVY ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Sở Y tế về việc hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học cho các đơn vị trực thuộc chuyên môn do Sở Y tế quản lý từ năm 2017)

1. Quy trình nộp hồ sơ, xét duyệt, kiểm tra - giám sát, nghiệm thu đối với đề tài nghiên cứu cấp cơ sở:

1.1. Quy trình nộp hồ sơ xét duyệt đề tài nghiên cứu:

- Định kỳ hàng năm, các cá nhân, tổ chức muốn thực hiện nghiên cứu tiến hành nộp đề cương nghiên cứu cho đơn vị xét duyệt.

- Hồ sơ nộp bao gồm:

+ Đơn xin xét duyệt đề tài nghiên cứu

+ Thuyết minh đề cương nghiên cứu (Phụ lục 3)

+ Lý lịch khoa học của nghiên cứu viên chính (Phụ lục 4).

+ Các giấy tờ khác liên quan đến hoạt động nghiên cứu (giấy đồng ý hợp tác, ...).

- Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ lúc nộp hồ sơ, bộ phận phụ trách khoa học công nghệ của đơn vị thông báo cho cá nhân, đơn vị về tính hợp lệ của hồ sơ đã nộp (bằng Phiếu tiếp nhận tại Phụ lục 5). Đối với hồ sơ cần phải, điều chỉnh / bổ sung / từ chối giải quyết thì bộ phận phụ trách khoa học công nghệ tham mưu cho Giám đốc đơn vị văn bản yêu cầu cá nhân, tổ chức xin xét duyệt nghiên cứu điều chỉnh / bổ sung / từ chối giải quyết trong đó nêu rõ các nội dung cần phải điều chỉnh / bổ sung / lý do từ chối giải quyết

1.2. Quy định về xét duyệt đề tài nghiên cứu:

- Bộ phận phụ trách công tác nghiên cứu khoa học tổng hợp các hồ sơ hợp lệ và tham mưu lãnh đạo đơn vị tổ chức Hội đồng thẩm định hoặc Hội đồng Khoa học công nghệ của đơn vị để thẩm định nghiên cứu. Các Hội đồng này tổ chức thường quy vào tháng 04 hoặc tháng 10 hàng năm hoặc theo các thời điểm cụ thể do lãnh đạo đơn vị quyết định tùy theo tính chất của đề tài nghiên cứu.

- Đối với các đề tài thực hiện trên đối tượng là con người, đề tài phải được tiếp tục thông qua bởi Hội đồng đạo đức của đơn vị hoặc Hội đồng đạo đức khác có chuyên môn về lãnh vực được nghiên cứu.

- Đề cương nghiên cứu được đánh giá đạt để đưa vào xem xét cho thực hiện khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Trên 50% số thành viên của các Hội đồng đánh giá hồ sơ đạt từ 70 điểm trở lên (tính theo thang điểm 100), trong đó bắt buộc phải có các ủy viên phản biện và không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên hội đồng có mặt cho điểm không (0 điểm). Trong trường hợp có từ hai hồ sơ trở lên cùng đăng ký thực hiện một nhiệm vụ, hồ sơ trúng tuyển là hồ sơ có tổng số điểm trung bình của các tiêu chí cao hơn.

+ Hồ sơ có số điểm trung bình đạt từ 70 điểm trở lên trên tổng số điểm của các thành viên trong Hội đồng. Đối với các hồ sơ có tổng số điểm trung bình bằng nhau thì điểm cao hơn của Chủ tịch Hội đồng (hoặc điểm cao hơn của Phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền trong trường hợp Chủ tịch hội đồng vắng mặt) được ưu tiên để xếp hạng.

1.3. Quy định về kiểm tra giám sát hoạt động nghiên cứu khoa học:

- Bộ phận phụ trách công tác nghiên cứu khoa học của đơn vị có trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc / Hội đồng Khoa học công nghệ / Hội đồng đạo đức của đơn vị thực hiện công tác kiểm tra giám sát hoạt động nghiên cứu khoa học tại đơn vị. Công tác này được thực hiện thường quy ít nhất 02 lần vào tháng 5 và tháng 11 hàng năm (có biên bản kèm theo).

- Trong quá trình kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện các vấn đề bất thường, khác biệt lớn so với đề cương đã nộp mà chưa được sự thông qua của các cơ quan quản lý, hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người tham gia nghiên cứu, tổ kiểm tra có trách nhiệm tham mưu với Ban Giám đốc đơn vị dừng ngay việc thực hiện nghiên cứu có sai phạm tại đơn vị hoặc báo cáo đến các cơ quan chức năng liên quan để xử lý vụ việc.

- Sở Y tế tiến hành kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất (trong trường hợp đơn vị không có báo cáo định kỳ 6 tháng, có đơn, thư phản ánh, ....) công tác nghiên cứu khoa học của các đơn vị.

1.4. Quy định về việc nghiệm thu đề tài cấp cơ sở:

- Trong vòng 6 tháng kể từ lúc kết thúc nghiên cứu, cá nhân, tổ chức thực hiện đề tài có trách nhiệm báo cáo nghiệm thu kết thúc nghiên cứu.

- Việc nghiệm thu đề tài phải được đánh giá về mặt chuyên môn của Hội đồng khoa học công nghệ / Hội đồng nghiệm thu đề tài của đơn vị

- Các đề tài chỉ được xem xét đạt thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Trên 50% số thành viên của các Hội đồng đánh giá hồ sơ đạt từ 70 điểm trở lên (tính theo thang điểm 100), trong đó bắt buộc phải có các ủy viên phản biện và không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên hội đồng có mặt cho điểm không (0 điểm).

+ Hồ sơ có số điểm trung bình đạt từ 70 điểm trở lên trên tổng số điểm của các thành viên trong Hội đồng.

+ Trong trường hợp đề tài nghiên cứu sử dụng nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước (nguồn tài trợ, viện trợ) cần được đánh giá nghiệm thu và được cấp Giấy xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ thì cá nhân, tổ chức nghiên cứu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BKHCN ngày 06/3/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ không sử dụng ngân sách nhà nước.

1.5. Hướng dẫn chuyển tiếp:

- Đối với các đề tài đã được xét duyệt, nghiệm thu trước ngày 01/01/2018, các đơn vị tiếp tục thực hiện theo Hướng dẫn tại Công văn số 4000/SYT-NVY ngày 29/7/2011 của Sở Y tế về việc hướng dẫn quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cho các đơn vị trực thuộc chuyên môn.

- Đối với các đề tài thực hiện được xét duyệt bắt đầu từ ngày 01/01/2018, các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn này.

2. Mã số đề tài:

Gồm 04 nhóm ký tự: Cấp đề tài / tên đơn vị viết tắt / năm xét duyệt / số thứ tự

Cấp đề tài / Tên đơn vị/ Năm xét duyệt / Số thứ tự đề tài xét duyệt trong năm của đơn vị.

- Cấp đề tài: gồm 02 ký tự, quy định luôn là CS - nghĩa là cấp cơ sở

- Tên đơn vị: gồm 02 - 05 ký tự. Do có nhiều đơn vị có thể trùng mã số tên đơn vị nếu dùng theo quy định cũ trước đây, nên SYT quy ước mã số mới như danh sách cụ thể dưới đây. Ngoài ra, để thuận tiện cho vi tính hóa và lọc truy xuất mã số, chỉ dùng mẫu tự theo tiếng Anh, không dùng mẫu tự theo tiếng Việt (VD: không sử dụng Đ mà ghi thành D).

Các đơn vị mới thành lập (BV. Ngoài công lập, Trung tâm, ...) sau khi có quy định này, thì đăng ký với SYT để được cấp phát mã số mới.

- Năm xét duyệt: gồm 02 ký tự, 02 số cuối của năm xét duyệt

- Số thứ tự đề tài: gồm 02 ký tự, số thứ tự đề tài xét duyệt trong năm của đơn vị

Ví dụ: CS/AB/11/05 - Đề tài cấp cơ sở thứ 5 của BV. An Bình được xét duyệt năm 2011.

- Mã số quy ước:

Sở Y tế

Stt

Tên đơn vị

Mã số Tên đơn vị

1

Sở Y tế

SYT

Chi cục

Stt

Tên đơn vị

Mã số Tên đơn vị

1

Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình

CCDS

Các Trung tâm không giường bệnh

Stt

Tên đơn vị

Mã số Tên đơn vị

1

TTYTDP thành phố

YTDP

2

Trung tâm truyền thông GDSK

T4G

3

TT chăm sóc sức khỏe sinh sản

SKSS

4

Trung tâm dinh dưỡng

TTDD

5

Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế

KDYT

7

Trung tâm pháp y thành phố

TTPY

8

Trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm

KCXN

9

Trung tâm giám định pháp y tâm thần

GDTT

10

Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường

LDMT

11

Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS

AIDS

Các bệnh viện công lập tuyến thành phố

Stt

Các bệnh viện công lập

Mã số Tên đơn vị

Stt

Các bệnh viện tư nhân

Mã số Tên đơn vị

1

BV. Y học cổ truyền

YHCT

1

BV. Phụ sản Mê Kông

PSMK

2

BV. Bệnh nhiệt đới

BND

2

BV. Phụ sản quốc tế Sài Gòn

PSQT

3

BV. Hùng Vương

BVHV

3

BV. Mỹ Đức

BVMD

4

BV. Tai Mũi Họng

TMH

4

BV. Đa khoa Fortis - Hoàn Mỹ Sài Gòn

BVHM

5

BV. Truyền máu - Huyết học

TMHH

5

BV. Tim Tâm Đức

BVTTD

6

BV. Nhi đồng 1

ND1

6

BV. Vạn Hạnh

BVVH

7

BV. Nhi đồng 2

ND2

7

BV. Ngoại thần kinh quốc tế

TKQT

8

BV. Nhi đồng Thành phố

NDTP

8

BV. Đa khoa Vũ Anh

DKVA

9

BV. Từ Dũ

BVTD

9

BV. Ngoại khoa và Chấn thương chỉnh hình Phương Đông

BVPD

10

BV. CC Trưng Vương

BVTV

10

BV. Sài Gòn ITO Phú Nhuận

ITOPN

11

BV. ND 115

ND115

11

BV. Triều An

BVTA

12

Viện YDHDT

YDHDT

12

BV. An Sinh

BVAS

13

BV. Ung bướu

BVUB

13

BV. Minh Anh

BVMA

14

BV. Mắt

BVM

14

BV. Columbia Asia Gia Định

CAGD

15

BV. Phạm Ngọc Thạch

PNT

15

BV. Tai Mũi Họng Sài Gòn

TMHSG

16

Viện Tim

VT

16

BV. Đa khoa Tân Hưng

BVTH

17

BV. Da Liễu

BVDL

17

BV. Đa khoa quốc tế Vinmec Central

BVVC

18

BV.RHM

RHM

18

BV. Hồng Đức 3

BVHD3

19

BV. Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp

PHCN

19

BV. Quốc Ánh

BVQA

20

BV. Nguyễn Tri Phương

NTP

20

BV. Việt Pháp (FV)

BVFV

21

BV. Nguyễn Trãi

BVNT

21

BV. Đa khoa Ngọc Linh

BVNL

22

BV. ND Gia Định

NDGD

22

BV. QT Thành Đô

QTTD

23

BV. Đa khoa khu vực Củ Chi

KVCC

23

BV. Tân Sơn Nhất

TSN

24

BV. Đa khoa khu vực Hóc Môn

KVHM

24

BV. Xuyên Á

BVXA

25

BV. Đa khoa khu vực Thủ Đức

KVTD

25

BV. Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn

TTSG

26

BV. Chấn thương chỉnh hình

CTCH

26

BV. Mắt Việt - Hàn

MVH

27

BV. Nhân Ái

BVNA

27

BV. Mắt Phương Nam

MPN

28

BV. Bình Dân

BVBD

28

BV. Đa khoa Mắt SG

DKMSG

29

BV. Tâm Thần

BVTT

29

BV. Mắt SG II

MSG2

30

BV. An Bình

BVAB

30

BV. Mắt Cao Thắng

MCT

31

Khu Điều trị Phong Bến Sắn

KDTBS

31

BV. Gaya Việt Hàn

GVH

32

BV. Đa khoa Sài Gòn

DKSG

32

BV. Phẫu thuật, tạo hình thẩm mỹ Hiệp Lợi

TMHL

 

 

 

33

BV. Phẫu thuật, tạo hình thẩm mỹ AVA Văn Lang

TMAVA

 

 

 

34

BV. Giải phẫu thẩm mỹ Sài Gòn

TMSG

 

 

 

35

BV Giải phẫu thẩm mỹ Thanh Vân

TMTV

 

 

 

36

BV. Phẫu thuật, tạo hình thẩm mỹ Á - Âu

TMAA

 

 

 

37

BV. Thẩm mỹ EMCAS

EMCAS

 

 

 

38

BV. Thẩm mỹ Việt Mỹ

TMVM

 

 

 

39

BV. Thẩm mỹ Kang Nam

TMKN

 

 

 

40

BV. Thẩm mỹ Kỳ Hòa - Medika

TMKH

 

 

 

41

BV. Phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc Kim Hospital

TMKHQ

 

 

 

42

BV. Chuyên khoa phẩu thuật thẩm mỹ quốc tế Thảo Điền

TMTD

 

 

 

43

BV. Thẩm mỹ Hàn Quốc JW

TMJW

* Đối với các đơn vị khác chưa có mã số: đề nghị đơn vị có văn bản về Sở Y tế để được cấp mã số hoặc sẽ được cập nhật trong văn bản hướng dẫn của Sở Y tế trong các năm tiếp theo.

Các đơn vị y tế công lập Quận/Huyện

Stt

Tuyến Bệnh viện

Mã số Tên đơn vị

Tuyến Phòng Y tế

Mã số Tên đơn vị

Tuyến Trung tâm Y tế

Mã số Tên đơn vị

1

BV. Quận 1

BV1

PYT Quận 1

YT1

TTYT Quận 1

TT1

2

BV. Quận 2

BV2

PYT Quận 2

YT2

TTYT Quận 2

TT2

3

BV. Quận 3

BV3

PYT Quận 3

YT3

TTYT Quận 3

TT3

4

BV. Quận 4

BV4

PYT Quận 4

YT4

TTYT Quận 4

TT4

5

BV. Quận 5

BV5

PYT Quận 5

YT5

TTYT Quận 5

TT5

6

BV. Quận 6

BV6

PYT Quận 6

YT6

TTYT Quận 6

TT6

7

BV. Quận 7

BV7

PYT Quận 7

YT7

TTYT Quận 7

TT7

8

BV. Quận 8

BV8

PYT Quận 8

YT8

TTYT Quận 8

TT8

9

BV. Quận 9

BV9

PYT Quận 9

YT9

TTYT Quận 9

TT9

10

BV. Quận 10

BV10

PYT Quận 10

YT10

TTYT Quận 10

TT10

11

BV. Quận 11

BV11

PYT Quận 11

YT11

TTYT Quận 11

TT11

12

BV. Quận 12

BV12

PYT Quận 12

YT12

TTYT Quận 12

TT12

13

BV. Quận Phú Nhuận

BVPN

PYT Quận Phú Nhuận

YTPN

TTYT Quận Phú Nhuận

TTPN

14

BV. Quận Tân Bình

BVTB

PYT Quận Tân Bình

YTTB

TTYT Quận Tân Bình

TTTB

15

BV. Quận Bình Thạnh

BVBTH

PYT Quận Bình Thạnh

YTBTH

TTYT Quận Bình Thạnh

TTBTH

16

BV. Quận Tân Phú

BVTP

PYT Quận Tân Phú

YTTP

TTYT Quận Tân Phú

TTTP

17

BV. Quận Bình Tân

BVBTA

PYT Quận Bình Tân

YTBTA

TTYT Quận Bình Tân

TTBTA

18

BV. Quận Gò Vấp

BVGV

PYT Quận Gò Vấp

YTGV

TTYT Quận Gò Vấp

TTGV

19

BV. Huyện Bình Chánh

BVBC

PYT Huyện Bình Chánh

YTBC

TTYT Huyện Bình Chánh

TTBC

20

BV. Huyện Nhà Bè

BVNB

PYT Huyện Nhà Bè

YTNB

TTYT Huyện Nhà Bè

TTNB

21

BV. Quận Thủ Đức

BVTĐ

PYT Quận Thủ Đức

YTTD

TTYT Quận Thủ Đức

TTTD

22

BV. Huyện Củ Chi

BVCC

PYT Huyện Củ Chi

YTCC

TTYT Huyện Củ Chi

TTCC

23

BV. Huyện Cần Giờ

BVCG

PYT Huyện Cần Giờ

YTCG

TTYT Huyện Cần Giờ

TTCG

24

 

 

PYT Hóc Môn

YTHM

TTYT Huyện Hóc Môn

TTHM

Cấp Trạm Y tế

Đề tài Nghiên cứu được xét phê duyệt chung với các đề tài nghiên cứu của Trung tâm Y tế quản lý trực tiếp đơn vị.

 

PHỤ LỤC 03:

MẪU THUYẾT MINH ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
(Đính kèm Công văn số 8798/SYT-NVY ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Sở Y tế về việc hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học cho các đơn vị trực thuộc chuyên môn do Sở Y tế quản lý từ năm 2017)

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

1. Tên nghiên cứu:

2. Thời gian thực hiện

(Từ tháng   /20.. đến tháng   /20...)

3. Tổng kinh phí:                 đồng, trong đó:

Nguồn

Kinh phí (triệu đồng)

Từ ngân sách sự nghiệp khoa học của thành phố

 

Từ nguồn tự có của tổ chức

 

Từ nguồn khác (ghi cụ thể nguồn)

 

4. Phương thức khoán chi: (chọn 1 trong 2 phương thức)

□ Khoán đến sản phẩm cuối cùng

□ Khoán từng phần, trong đó:

 

- Kinh phí khoán: …………………………triệu đồng

- Kinh phí không khoán: …………………triệu đồng

5. Thuộc chương trình/lĩnh vực: Ghi tên chương trình/lĩnh vực

6. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu:

- Họ và tên:

- Ngày tháng năm sinh:                                                              Giới tính:

- Học hàm, Học vị:                                            Chuyên ngành:              Năm đạt học vị:

- Chức danh khoa học:                                                  Năm được phong chức danh:

- Tên cơ quan đang công tác:

- Chức vụ:

- Địa chỉ cơ quan:

- Điện thoại cơ quan:                 Fax:

- Địa chỉ nhà riêng:

- Điện thoại nhà riêng:

- Điện thoại di động:

- E-mail:

7. Thư ký đề tài nghiên cứu: (nếu có)

- Họ và tên:

- Ngày tháng năm sinh:              Giới tính:

- Học hàm, Học vị:                                            Chuyên ngành:              Năm đạt học vị:

- Chức danh khoa học:                                                  Năm được phong chức danh:

- Tên cơ quan đang công tác:

- Chức vụ:

- Địa chỉ cơ quan:

- Điện thoại cơ quan:                 Fax:

- Địa chỉ nhà riêng:

- Điện thoại nhà riêng:

- Điện thoại di động:

- E-mail:

8. Tổ chức chủ trì đề tài nghiên cứu:

- Tên tổ chức chủ trì đề án:

- Điện thoại:                  Fax:

- E-mail:                        Website:

- Địa chỉ:

- Họ và tên thủ trưởng tổ chức:

- Số tài khoản:

- Kho bạc Nhà nước/Ngân hàng:

9. Các tổ chức phối hợp chính thực hiện nghiên cứu (nếu có)

9.1. Tổ chức 1:

- Tên cơ quan chủ quản

- Điện thoại:                  Fax:

- Địa chỉ:

- Họ và tên thủ trưởng tổ chức:

- Số tài khoản:

- Ngân hàng:

9.1. Tổ chức 2:

- Tên cơ quan chủ quản

- Điện thoại:                  Fax:

- Địa chỉ:

- Họ và tên thủ trưởng tổ chức:

- Số tài khoản:

- Ngân hàng:

10. Các cán bộ thực hiện đề tài nghiên cứu: (Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện nghiên cứu)

 

Họ và tên, học hàm học vị

Chức danh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

Tổ chức công tác

Nội dung công việc tham gia

Thời gian làm việc cho đề án (Số tháng quy đổi2)

1

 

Chủ nhiệm NV

 

 

 

2

 

Thành viên chính/thư ký khoa học

 

 

 

3

 

Thành viên

 

 

 

4

 

Kỹ thuật viên/Nhân viên hỗ trợ

 

 

 

5

 

 

 

 

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU:

11. Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu

11.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực nghiên cứu (Mô tả, phân tích, đánh giá đầy đủ, rõ ràng mức độ thành công, hạn chế của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề án),

11.2. Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu (Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề án, nêu rõ cơ sở cho việc cụ thể hóa mục tiêu và những định hướng nội dung chính cần thực hiện trong đề án).

11.3. Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước có liên quan đến nghiên cứu đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan (tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn)

12. Mục tiêu của nghiên cứu:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

13. Tình trạng nghiên cứu

□ Mới

□ Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả

□ Kế tiếp nghiên cứu của người khác

14. Nội dung nghiên cứu (xác định các nội dung nghiên cứu rõ ràng, có tính hệ thống, logic, phù hợp cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra)

TT

Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện

Kết quả cần đạt

1

Nội dung 1

 

2

Nội dung 2

 

 

15. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng (Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật dự kiến sử dụng gắn với từng nội dung chính của nghiên cứu; so sánh với các phương pháp giải quyết tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính ưu việt của phương pháp sử dụng).

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

16. Điều kiện cơ sở vật chất

- Điều kiện hiện có:

- Khả năng huy động, thuê mướn:

17. Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu trong nước (Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề án (kể cả tổ chức sử dụng kết quả nghiên cứu) và nội dung công việc tham gia trong đề án; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính - nếu có)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

18. Phương án hợp tác quốc tế (nếu có) (Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác - đối với đối tác đã có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề án; hình thức thực hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả của đề án)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

19. Kế hoạch triển khai (Thể hiện bằng sơ đồ Gantt)

TT

Công việc

Thời gian (Tháng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

1

Công việc 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công việc 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Công việc 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Công việc 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Công việc 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Công việc 6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Công việc 7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. SẢN PHẨM CỦA NGHIÊN CỨU

20. Sản phẩm chính của nghiên cứu và yêu cầu chất lượng cần đạt

TT

Tên sản phẩm

Số Iượng

Yêu cầu khoa học cần đạt

Ghi chú (Nơi công bố)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

21. Lợi ích của nghiên cứu và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu.

21.1. Lợi ích của nghiên cứu

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

21.2. Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu (Nêu rõ tên kết quả nghiên cứu; cơ quan/tổ chức ứng dụng; luận giải nhu cầu của cơ quan/ tổ chức ứng dụng; tính khả thi của phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 201...

Thủ trưởng
Cơ quan chủ trì nghiên cứu

Chủ nhiệm nghiên cứu

 

Chủ tịch Hội đồng xét duyệt đề án

IV. PHÂN BỔ KINH PHÍ THỰC HIỆN

22. Cơ cấu phân bổ kinh phí

Đơn vị tính: ngàn đồng

TT

Nội dung các khoản chi

Tổng kinh phí

Nguồn vốn

NSKH

Tự có

Khác

 

 

Được giao khoán

Không được giao khoán

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

1

Công lao động trực tiếp

xx

 

xx

 

 

2

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng

xx

xx

xx

 

 

3

Sửa chữa, mua sắm tài sản cố định

 

xx

xx

 

 

4

Đoàn ra

 

xx

xx

 

 

5

Chi khác

xx

 

xx

 

 

Tổng cộng:

xxx

0

xxx

 

 

23. Kế hoạch phân bổ kinh phí (theo năm tài chánh khi nhiệm vụ được phê duyệt)

Phân bổ kinh phí

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Ngân sách nhà nước

 

 

 

Nguồn vốn khác

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

Thủ trưởng cơ quan chủ trì nhiệm vụ
(Ký tên và đóng dấu)

Chủ nhiệm nhiệm vụ

 

PHỤ LỤC 04:

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
(Đính kèm Công văn số 8798/SYT-NVY ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Sở Y tế về việc hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học cho các đơn vị trực thuộc chuyên môn do Sở Y tế quản lý từ năm 2017)

LÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA CÁ NHÂN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KH&CN

ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM NHIỆM VỤ:

 

ĐĂNG KÝ THAM GIA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ:

 

Tên đề tài: .........................................................................................................................

.........................................................................................................................................

1. Họ và tên:

2. Năm sinh:

3. Nam/Nữ:

4. Học hàm;

Học vị:

Năm được phong học hàm:

Năm đạt học vị:

5. Chức danh nghiên cứu:

Chức vụ:

6. Địa chỉ nhà riêng:

7. Điện thoại: CQ:

; NR:

; Mobile:

 

8. Fax:

 

E-mail:

 

9. Tổ chức - nơi làm việc của cá nhân đăng ký chủ nhiệm:

 

Tên tổ chức:

 

 

 

Tên người Lãnh đạo:

 

 

 

Điện thoại người Lãnh đạo:

 

 

Địa chỉ tổ chức:

 

 

 

10. Quá trình đào tạo

Bậc đào tạo

Nơi đào tạo

Chuyên môn

Năm tốt nghiệp

Đại học

 

 

 

Thạc sỹ

 

 

 

Tiến sỹ

 

 

 

Thực tập sinh khoa học

 

 

 

11. Quá trình công tác

Thời gian

(Từ năm... đến năm...)

Vị trí công tác

Tổ chức công tác

Địa chỉ Tổ chức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Các công trình công bố chủ yếu

(liệt kê tối đa 05 công trình tiêu biểu đã công bố liên quan đến nhiệm vụ KH&CN đăng ký trong 5 năm gần nhất)

TT

Tên công trình (bài báo, công trình..)

Là tác giả hoặc là đồng tác giả công trình

Nơi công bố (tên tạp chí đã đăng công trình)

Năm công bố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13. Các đề tài/đề án, dự án, nhiệm vụ khác đã chủ trì hoặc tham gia

(trong 5 năm gần đây thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài/đề án, dự án đăng ký - nếu có)

Tên đề tài/đề án, dự án, nhiệm vụ khác đã chủ trì

Thời gian (bắt đầu - kết thúc)

Thuộc Chương trình (nếu có)

Tình trạng đề tài (đã nghiệm thu, chưa nghiệm thu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đề tài/đề án, dự án, nhiệm vụ khác đã tham gia

Thời gian (bắt đầu - kết thúc)

Thuộc Chương trình (nếu có)

Tình trạng đề tài (đã nghiệm thu, chưa nghiệm thu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14. Giải thưởng

(về KH&CN, về chất lượng sản phẩm,... liên quan đến đề tài/đề án, dự án đăng ký - nếu có)

TT

Hình thức và nội dung giải thưởng

Năm tặng thưởng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15. Thành tựu hoạt động KH&CN và sản xuất kinh doanh khác

(liên quan đến đề tài, dự án đăng ký - nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..…., ngày … tháng … năm 20…
CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM
(HOẶC THAM GIA THỰC HIỆN) NHIỆM VỤ

(Họ, tên và chữ ký)

 

PHỤ LỤC 05:

MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN
(Đính kèm Công văn số 8798/SYT-NVY ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Sở Y tế về việc hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học cho các đơn vị trực thuộc chuyên môn do Sở Y tế quản lý từ năm 2017)

Tên đơn vị
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày    tháng    năm 20

 

Bộ phận nghiên cứu khoa học của ……. xác nhận đã nhận hồ sơ xin phép phê duyệt đề tài nghiên cứu …… do …….. là chủ nhiệm đề tài. Hồ sơ gồm có:

1. Đơn xin xét duyệt đề tài nghiên cứu

2. Thuyết minh đề cương nghiên cứu

3. Lý lịch khoa học của nghiên cứu viên chính và các thành viên tham gia nghiên cứu

4. Các giấy tờ khác liên quan đến hoạt động nghiên cứu (giấy đồng ý hợp tác, ...).

Số lượng hồ sơ: 01 Bộ

Thời gian giải quyết hồ sơ: 15 ngày làm việc

Ngày thông báo kết quả đến chủ nhiệm đề tài: ……

 

Người nộp hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ tên)

Người tiếp nhận hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

CHƯƠNG C10. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

C10.1

Tích cực triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học

Căn cứ đề xuất và ý nghĩa

• Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế bệnh viện.

• Nghiên cứu khoa học là một trong những chức năng nhiệm vụ của bệnh viện.

• Nhiều nghiên cứu khoa học đã mang lại những lợi ích to lớn cho hoạt động chuyên môn và quản lý, nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh.

 

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Không tham gia hoặc không tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học.

2. Phát hiện thấy không hợp tác cung cấp các số liệu, tài liệu cho hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý và xây dựng chính sách y tế.

Mức 2

3. Có đầy đủ và bảo đảm hoạt động tốt các phương tiện, trang thiết bị phục vụ trình chiếu, báo cáo khoa học như hội trường/giảng đường; máy chiếu; máy tính, màn chiếu, loa, tăng âm, micro, kết nối mạng không dây (wifi)...

4. Có tiến hành sinh hoạt khoa học định kỳ ít nhất 1 lần trong 2 tháng.

5. Chủ trì hoặc phối hợp tham gia thực hiện ít nhất một nghiên cứu khoa học.

Mức 3

6. Có tiến hành sinh hoạt khoa học định kỳ ít nhất 1 lần trong 1 tháng.

7. Có buổi sinh hoạt hướng dẫn phương pháp nghiên cứu cho nhân viên y tế.

8. Có danh sách tổng hợp và chia nhóm các hoạt động nghiên cứu đã và đang thực hiện tại bệnh viện trong năm (chia theo cấp đề tài) bao gồm tối thiểu 4 nhóm; (1) nghiên cứu do bệnh viện chủ trì; (2) nghiên cứu phối hợp thực hiện; (3) tham gia cung cấp số liệu; (4) là địa điểm nghiên cứu cho đơn vị khác thực hiện.

9. Hợp tác và cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu đầy đủ cho các cơ quan quản lý và các đơn vị được giao tiến hành nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, chính sách y tế (khi được yêu cầu).

10. Bác sỹ, điều dưỡng và các nhân viên y tế có tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học như xây dựng câu hỏi, thu thập số liệu, viết báo cáo, viết luận văn, luận án tốt nghiệp, viết bài báo khoa học...

11. Trong năm bệnh viện chủ trì xây dựng và tự tiến hành ít nhất một nghiên cứu khoa học (như các đánh giá, nghiên cứu cải tiến chất lượng dịch vụ và chuyên môn bệnh viện), có báo cáo kết quả nghiên cứu và đã được hội đồng cấp bệnh viện hoặc cấp cao hơn nghiệm thu.

Mức 4

12. Tập thể, cá nhân bệnh viện chủ trì/chủ nhiệm thực hiện ít nhất 03 công trình nghiên cứu khoa học được nghiệm thu.

13. Có ít nhất 01 công trình được nghiệm thu ở cấp Bộ, tỉnh/thành phố trở lên.

14. Bệnh viện có ít nhất 03 bài báo khoa học về các đề tài thực hiện tại bệnh viện, do nhân viên bệnh viện thực hiện đăng trên các tạp chí khoa học trong nước.

Mức 5

15. Có ít nhất 02 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế có nhân viên của bệnh viện tham gia đồng tác giả.

16. Trong năm có ít nhất 01 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế, do nhân viên cơ hữu của bệnh viện đứng đầu trong số danh sách tên các tác giả.

17. Có công trình nghiên cứu do cá nhân/tập thể bệnh viện làm chủ nhiệm/chủ trì đạt các giải thưởng khoa học trong nước cấp quốc gia hoặc giải thưởng khoa học quốc tế.

C10.2

Áp dụng kết quả nghiên cứu Khoa học vào việc cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh và nâng cao hoạt động bệnh viện

Căn cứ đề xuất và ý nghĩa

• Việc áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn giúp thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn và quản lý; đồng thời thúc đẩy tìm tòi, thực hiện các nghiên cứu khoa học mang ý nghĩa thiết thực, phù hợp với nhu cầu thực tiễn cuộc sống, giúp tiết kiệm nguồn lực trong nghiên cứu.

 

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Không áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học (do bệnh viện thực hiện hoặc nghiên cứu trong nước, quốc tế) đã được công bố vào việc cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh và nâng cao hoạt động bệnh viện.

Mức 2

2. Có tiến hành thu thập, tìm kiếm và tổng hợp kết quả các nghiên cứu hoặc sáng kiến, thành công của đơn vị khác (trong và người nước) phục vụ cho việc cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh và nâng cao hoạt động bệnh viện.

3. Lập danh mục các kết quả nghiên cứu tiềm năng, khuyến nghị mang tính khả thi, có thể áp dụng tại bệnh viện để cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh và nâng cao hoạt động bệnh viện.

4. Có xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai áp dụng các kết quả nghiên cứu/sáng kiến để cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh và nâng cao hoạt động bệnh viện.

Mức 3

5. Có triển khai áp dụng ít nhất 03 kết quả nghiên cứu vào thực tiễn để cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh và nâng cao hoạt động bệnh viện.

Mức 4

6. Có triển khai áp dụng ít nhất 04 kết quả nghiên cứu vào thực tiễn để cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh và nâng cao hoạt động bệnh viện.

7. Có khảo sát, đánh giá hiệu quả việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, có so sánh trước - sau khi áp dụng.

Mức 5

8. Có triển khai áp dụng ít nhất 05 kết quả nghiên cứu vào thực tiễn để cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh và nâng cao hoạt động bệnh viện.

9. Có ít nhất 01 sáng kiến hoặc giải pháp mới về cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh dựa trên nghiên cứu; được đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ.

10. Có báo cáo đánh giá hiệu quả việc áp dụng các sáng kiến hoặc giải pháp mới và khắc phục các nhược điểm (nếu có), liên tục cải tiến chất lượng dựa trên các bằng chứng khoa học.

 



2 Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 8798/SYT-NVY về hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học cho các đơn vị trực thuộc chuyên môn do Sở Y tế, thành phố Hồ Chí Minh quản lý từ năm 2017

  • Số hiệu: 8798/SYT-NVY
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 19/10/2017
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Tăng Chí Thượng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/10/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản