Hệ thống pháp luật

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8677/BKHĐT-KTĐPLT
V/v khó khăn vướng mắc trong thực hiện Chương trình giảm nghèo và áp dụng các cơ chế, chính sách tại tỉnh Điện Biên

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2017

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên

Phúc đáp văn bản số 2523/UBND-KGVX ngày 5/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình giảm nghèo và việc áp dụng Nghị định 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

1. Về triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 5/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Điện Biên tại văn bản số 2523/UBND-KGVX ngày 5/9/2017, tỉnh có các huyện Mường Chà và Tuần Giáo thuộc đối tượng hỗ trợ của Chương trình giảm nghèo (theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 5/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ) và đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 tại các Quyết định số 986/QĐ-UBND ngày 5/12/2013 (đối với huyện Mường Chà) và số 987/QĐ-UBND ngày 5/12/2013 (đối với huyện Tuần Giáo) để làm cơ sở triển khai thực hiện. Cũng theo văn bản nêu trên, UBND tỉnh Điện Biên đã phê duyệt và đang triển khai thực hiện 10 dự án (trong đó 04 dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình năm 2015, 06 dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình năm 2016) khi thực hiện chưa đủ quy trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư của các dự án phê duyệt năm 2015.

Nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương của Chương trình giảm nghèo theo Quyết định 293/QĐ-TTg của tỉnh Điện Biên năm 2015 (Quyết định số 1296/QĐ-BKHĐT ngày 29/12/2014 được giao theo cơ chế các dự án của Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ) và năm 2016 theo Quyết định số 1893/QĐ-BKHĐT ngày 17/12/2015 về Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2016, theo đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao tổng số vốn Chương trình mục tiêu quốc gia trong năm cho từng địa phương, không giao chi tiết danh mục và mức vốn cụ thể từng dự án.

Theo hướng dẫn tại văn bản số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các dự án không phải phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công gồm: các dự án khởi công mới được bố trí kế hoạch năm 2015, tiếp tục triển khai theo quyết định của cấp có thẩm quyền; các dự án đã phê duyệt quyết định đầu tư trước 01/01/2015 chưa được bố trí vốn kế hoạch, nhưng trước thời điểm Luật Đầu tư công có hiệu lực đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể mức vốn Ngân sách Trung ương, Trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016-2020. Riêng đối với các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương, nhưng chưa quyết định mức vốn đầu tư cụ thể hoặc chưa về duyệt quyết định đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương phải hoàn thiện các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công. Do vậy, đề nghị UBND tỉnh Điện Biên trên cơ sở các quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn tiến hành rà soát các dự án đầu tư và đề án đã duyệt để thực hiện Chương trình theo quy định.

2. Về kiến nghị sửa đổi tiêu chí quy định dự án nhóm C quy mô nhỏ và thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp không lựa chọn được theo hình thức tham gia của cộng đồng (Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 của Chính phủ).

Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ quy định cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 đối với các dự án nhóm C quy mô nhỏ (6 tiêu chí) theo đó quy định về quy trình thẩm định nguồn vốn, hình thức lựa chọn nhà thầu... nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo sự chủ động trong thực hiện Chương trình; tại Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ ngày 3/8/2017, tiêu chí dự án nhóm C được quy định theo hướng linh hoạt, rút gọn hơn (3 tiêu chí).

Các Chương trình mục tiêu quốc gia (kể cả các giai đoạn trước cũng như giai đoạn hiện nay) được thiết kế theo hướng phân cấp thực hiện tại địa phương gắn với sự tham gia của cộng đồng. Do vậy, đề nghị UBND tỉnh Điện Biên căn cứ điều kiện thực tế chủ động triển khai thực hiện theo quy định tại các văn bản nêu trên. Đối với các kiến nghị của tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận và sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét khi tiến hành xây dựng các văn bản pháp quy liên quan.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên được biết và phối hợp thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở KHĐT tỉnh Điện Biên;
- Các Vụ : THKTQD, KTNN, LĐVX, TCTT;
- Lưu VT, Vụ KTĐP<. (D8)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thế Phương

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 8677/BKHĐT-KTĐPLT năm 2017 về khó khăn vướng mắc trong thực hiện Chương trình giảm nghèo và áp dụng cơ chế, chính sách tại tỉnh Điện Biên do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

  • Số hiệu: 8677/BKHĐT-KTĐPLT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 23/10/2017
  • Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Người ký: Nguyễn Thế Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/10/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản