Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UBND TỈNH LONG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 854/STP-HCBT | Tân An, ngày 01 tháng 10 năm 2007 |
Kinh gửi: | - UBND và Phòng Tư pháp các huyện, thị; |
Luật Công chứng năm 2006 (có hiệu lực kể từ ngày 0l/7/2007) quy định các tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng các hợp đồng giao dịch khác. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, .. cũng quy định các hợp đồng, giao dịch dân sự về đất đai, nhà ở, hợp đồng hợp tác của Tổ hợp tác có thể được thực hiện công chứng tại các Phòng Công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã hoặc cấp huyện. Từ đó, đã tạo nên những lúng túng trong việc công chứng hoặc chứng thực.
Trong thời gian chưa có hướng dẫn thống nhất của cơ quan có thẩm quy về thẩm quyền công chứng chứng thực đối với các loại hợp đồng, giao dịch nói trên. Trên tinh thần ý kiến kết luận của Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Hội nó chuyên đề tư pháp năm 2007, cụ thể: "Đối với các hợp đồng giao dịch thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 và các văn bản pháp luật khác (như Bộ luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở) thì người có yêu cầu có thể lựa chọn làm công chứng tại cơ quan Công chứng hoặc làm chứng thực tại UBND cấp có thẩm quyền”. Sở Tư pháp đề nghị UBND các huyện, thị, đã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện việc chứng thực đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật, như sau:
I. Về thẩm quyền chứng thực UBND đối với các hợp đồng, giao dịch:
1. UBND cấp xã có thẩm quyền:
a) Chứng thực họp đồng hợp tác của Tố hợp tác theo quy định tại khoản 1 Điều 1 1 1 Bộ luật Dân sự năm 2005;
b) Chứng thực di chúc theo quy định tại Điều 657, 658 Bộ luật Dân sự năm 2005;
c) Chứng thực hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai năm 2003;
d) Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Đất đai năm 2003 ;
đ) Chứng thực hợp đồng thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Luật Đất đai năm 2003 ;
e) Chứng thực văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 1 29 Luật Đất đai năm 2003 ;
g) Chứng thực hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai năm 2003 ;
h) Chứng thực hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 131 Luật Đất đai năm 2003;
i) Chứng thực hợp đồng về nhà ở tại nông thôn theo quy định tại khoản 3 Điều 93 Luật Nhà ở năm 2005.
2. UBND cấp huyện có thẩm quyền:
Chứng thực hợp đồng về nhà ở tại đô thị theo quy định tại khoản 3 Điều 93 Luật Nhà ở năm 2005. "
Các việc khác về chứng thực thuộc thẩm quyền của cấp xã và cấp huyện được thực hiện theo quy định của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
II. Về thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính:
1. Chứng thực bả' sao từ bản chính các giấy tờ hộ tịch trong nước
- Tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ- CP quy định: UBND cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm "Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt ". Vì vậy, khi tiếp nhận yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ hộ tịch của công dân, cán bộ tư pháp cấp xã có trách nhiệm tham mưu cho UBND cùng cấp giải quyết theo quy định của pháp luật.
Cần lưu ý thêm, việc cấp bản sao từ sổ gốc các giấy tờ hộ tịch được thực hiện theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (theo Điều 4 Nghị định số 79/2007/NĐ- CP).
Như vậy, người dân có quyền yêu cầu cơ quan đã đăng ký hộ tịch cấp bản sao từ sổ gốc hoặc có quyền yêu cầu UBND cấp xã chứng thực bản sao giấy tờ hộ tịch tư bản chính.
2. Việc chứng thực bản sao từ bản chính đối với giấy tờ vừa bằng tiếng Việt vừa bằng tiếng nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của phòng Tư pháp cấp huyện.
Trên đây là một số nội dung hướng dẫn về thẩm quyền chứng thực trên địa bàn tỉnh, đề nghị các địa phương nghiên cứu thực hiện./.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Luật Nhà ở 2005
- 3Nghị định 158/2005/NĐ-CP về việc đăng ký và quản lý hộ tịch
- 4Luật Công chứng 2006
- 5Nghị định 79/2007/NĐ-CP về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
- 6Nghị định 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực
- 7Luật Đất đai 2003
- 8Công văn 04/STP-BTTP về vấn đề liên quan đến hoạt động chứng thực do Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Công văn 2399/UBND-NC về chấn chỉnh hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch và hoạt động chứng thực do tỉnh Bến Tre ban hành
Công văn 854/STP-HCBT hướng dẫn hoạt động chứng thực trên địa bàn tỉnh do Sở Tư pháp tỉnh Long An ban hành
- Số hiệu: 854/STP-HCBT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 01/10/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra