Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8332/BKHĐT-QLKTTW | Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2023 |
Kính gửi: | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Ngày 12/8/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 999/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ (sau đây viết tắt là Quyết định số 999/QĐ-TTg). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái (tại Công văn số 3023/VPCP-KTTH ngày 08/5/2021 của Văn phòng Chính phủ về tình hình thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg và Công văn số 418/VPCP-KTTH ngày 20/01/2023 về báo cáo tình hình 3 năm thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg), Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Báo cáo 4 năm thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg (sau đây viết tắt là Báo cáo) với mục đích, yêu cầu và nội dung cụ thể như sau:
- Làm rõ kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, trong đó làm nổi bật các khó khăn, vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền của các cơ quan trong việc triển khai thực hiện để kịp thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg đạt kết quả cao nhất trong thời gian tới.
- Phát hiện các vấn đề nổi lên đang là điểm nghẽn cần tháo gỡ; các mô hình mới; thí điểm, cách làm hay trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg để nhân rộng trong thời gian tới.
- Việc xây dựng Báo cáo phải đảm bảo khách quan, khoa học; huy động sự tham gia của các cơ quan liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học.
- Việc xây dựng Báo cáo phải thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng, các nội dung xem xét, đánh giá dựa trên căn cứ, cơ sở thực tiễn và bằng chứng số liệu, báo cáo có liên quan.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tổ chức đánh giá tình hình và kết quả 4 năm triển khai thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg đúng tiến độ quy định.
- Các cơ quan xây dựng Báo cáo: Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 999/QĐ-TTg bao gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Nội dung Báo cáo: Các cơ quan xây dựng Báo cáo theo Đề cương Báo cáo (gửi kèm theo), nội dung tập trung phân tích, đánh giá làm rõ về:
+ Tình hình xây dựng cơ chế, chính sách; sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật và chính sách hiện hành thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
+ Đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, quan điểm và 4 nhóm định hướng giải pháp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, gắn với đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao trong Quyết định số 999/QĐ-TTg (nêu rõ các kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân).
+ Các mô hình điển hình tiêu biểu, kinh nghiệm hay trong quá trình tổ chức thực hiện; bài học kinh nghiệm qua 4 năm triển khai thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg.
+ Nhận diện bối cảnh mới và các đề xuất, kiến nghị tiếp tục thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg trong thời gian tới.
- Phạm vi Báo cáo: Về thời gian, đối với kết quả tổ chức thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg, đề nghị báo cáo từ khi Quyết định số 999/QĐ-TTg được ban hành đến nay (từ 8/2019 - 11/2023); về phạm vi theo không gian, báo cáo kết quả triển khai thực hiện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và các nhiệm vụ cụ thể được quy định tại Quyết định số 999/QĐ-TTg, các văn bản, kế hoạch, chương trình hành động của cơ quan đã ban hành.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 999/QĐ-TTg (Đề cương báo cáo gửi kèm theo).
Báo cáo của quý Cơ quan đề nghị gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, số 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội) và bản điện tử (file pdf và docx) gửi về địa chỉ: Cuonghgv@mpi.gov.vn trước ngày 30/10/2023 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trân trọng cảm ơn!
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ 4 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 999/QĐ-TTG NGÀY 12/8/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÚC ĐẨY MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ
(Kèm theo Công văn số: 8332/BKHĐT-QLKTTW ngày 08 tháng 10 năm 2023)
I.1. Đặc điểm mô hình kinh tế chia sẻ (KTCS) thuộc lĩnh vực ngành, địa phương quản lý
I.2. Đánh giá tình hình trong nước và quốc tế tác động tới quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg tại cơ quan/đơn vị
I.3. Những thuận lợi, khó khăn đối với cơ quan/đơn vị trong triển khai thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg
Kết quả xây dựng cơ chế, chính sách; sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật và chính sách hiện hành thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg (đính kèm phụ lục danh mục các văn bản quy phạm pháp luật/đề án).
III. Đánh giá tình hình 4 năm thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg
III.1. Kết quả cụ thể hóa các mục tiêu và quan điểm nêu trong Quyết định số 999/QĐ-TTg
III.2. Kết quả thực hiện những định hướng giải pháp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ
Căn cứ vào chức năng quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị, tổ chức có liên quan, đặc biệt là những nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 999/QĐ-TTg, đề nghị báo cáo đánh giá tình hình 4 năm thực hiện Quyết định tập trung vào 4 nhóm định hướng giải pháp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ được nêu tại Quyết định số 999/QĐ-TTg, gồm:
a) Nhóm các giải pháp thực hiện quyền và trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ trong kinh tế chia sẻ:
- Nâng cao năng lực để hiểu rõ trách nhiệm cá nhân và doanh nghiệp về khai báo thông tin liên quan đến các hoạt động của kinh tế chia sẻ cho các cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm các thông tin hoạt động, nghĩa vụ thuế và các quy định quản lý chuyên ngành.
- Xây dựng cơ chế, chính sách giảm thiểu rủi ro cho các bên trong hoạt động kinh tế chia sẻ bao gồm cảnh báo sớm cho người cung cấp dịch vụ.
- Giải quyết vấn đề nảy sinh trong kinh tế chia sẻ như vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội.
- Tạo thị trường cho mọi công dân tham gia vào các hoạt động kinh doanh chia sẻ (bao gồm cả không gian, hàng hóa và kỹ năng).
- Có chính sách hỗ trợ người cung cấp dịch vụ tham gia vào thị trường (tham gia hoạt động kinh tế chia sẻ) như đơn giản các thủ tục cấp phép, cung cấp các hỗ trợ tài chính cho các cá nhân/doanh nghiệp khởi nghiệp có ý tưởng từ các hoạt động chia sẻ.
b) Nhóm giải pháp thực hiện quyền và trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ trong kinh tế chia sẻ:
- Nâng cao năng lực hiểu biết và sử dụng dịch vụ kinh tế số, pháp luật về hợp đồng số cho người sử dụng dịch vụ; đảm bảo an toàn lao động và an toàn trong thanh toán các hợp đồng điện tử.
- Các bộ, ngành tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin và dữ liệu với nhau trong công tác điều hành quản lý nhà nước; đồng thời xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa các bộ, ngành với chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề.
- Nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách giảm thiểu rủi ro cho các bên trong hoạt động kinh tế chia sẻ bao gồm cả cơ chế bảo vệ người tiêu dùng.
c) Nhóm giải pháp thực hiện quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp công nghệ/doanh nghiệp cung cấp nền tảng trong kinh tế chia sẻ:
- Tiếp tục cải thiện khung khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi và ổn định cho doanh nghiệp nền tảng đổi mới sáng tạo, tiếp cận tài chính, khuyến khích cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D.
- Tăng cường sự gắn kết giữa doanh nghiệp đổi mới sáng tạo với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học để nâng cao đóng góp của các Trường đại học, cơ sở nghiên cứu nhà nước đối với hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp cung cấp nền tảng.
- Có chính sách cho phép thử nghiệm trong phạm vi hẹp có thời hạn đối với các hoạt động cung cấp nền tảng có tính mới; tôn trọng tính mới, tính sáng tạo của hoạt động doanh nghiệp công nghệ/doanh nghiệp cung cấp nền tảng, khuyến khích khai thác lợi thế chia sẻ kết nối, lợi thế công nghệ.
d) Nhóm giải pháp đối với Nhà nước nhằm xây dựng và phát triển hệ sinh thái cho kinh doanh, đầu tư theo mô hình kinh tế chia sẻ:
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống: Rà soát, bãi bỏ các quy định điều kiện kinh doanh không phù hợp đối với lĩnh vực kinh doanh truyền thống và áp dụng chung cho kinh tế chia sẻ.
- Xây dựng các chính sách tạo chủ động phát triển kinh tế chia sẻ, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp: Khuyến khích đổi mới và phát triển công nghệ, ưu tiên nghiên cứu phát triển các nền tảng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế chia sẻ.
- Sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật và chính sách hiện hành để phù hợp với các hoạt động của kinh tế chia sẻ, đặc biệt quy định rõ trách nhiệm giữa các bên trong kinh tế chia sẻ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý đối với mô hình kinh doanh này.
- Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế: Các bộ, ngành tăng cường phối hợp với nhau trong công tác điều hành quản lý nhà nước; đẩy nhanh thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử.
- Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa chính quyền các cấp và các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề, các hộ kinh doanh.
- Tăng cường các giải pháp về thanh tra, kiểm tra: Hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm quản lý hoạt động thanh toán điện tử đối với việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới nhằm đảm bảo chủ quyền thanh toán đối với các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ quyền riêng tư của công dân, tổ chức, đảm bảo chủ quyền trên không gian mạng: Xây dựng cơ chế để các bên trong hoạt động kinh tế chia sẻ có thể kiểm soát việc sử dụng thông tin theo đúng thỏa thuận giữa các bên; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ (trong đó có dịch vụ Internet) và về thương mại điện tử nhằm khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh tốt trên nền tảng công nghệ số.
III.3. Một số mô hình mới, cách làm hay trong quá trình triển khai thực hiện mô hình kinh tế chia sẻ
III.4. Phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được quy định trong Quyết định số 999/QĐ-TTg thời gian qua và chỉ rõ những nguyên nhân
a) Những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg
b) Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân khách quan (phân tích sâu các cơ chế, chính sách hiện hành, các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên)
III.5. Các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền trong quá trình triển khai thực nhiệm vụ được giao
a) Các vấn đề phát sinh
- Các vấn đề phát sinh mang tính liên ngành
- Các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Quốc hội
- Các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Các vấn đề phát sinh khác
b) Cách thức và kết quả giải quyết vấn đề phát sinh
- Cách thức giải quyết (nêu cụ thể)
- Kết quả giải quyết vấn đề phát sinh
III.6. Các xu hướng phát triển mô hình KTCS và vấn đề mới phát sinh trong thời gian tới
III.7. Cơ hội và thách thức đặt ra trong việc thúc đẩy phát triển mô hình KTCS thời gian tới
IV.1. Ý kiến, quan điểm của Quý cơ quan về bối cảnh trong nước, quốc tế và các điều kiện mới tác động tới việc thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg
IV.2. Ý kiến, quan điểm của Quý cơ quan về việc xây dựng cơ chế, chính sách; sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách và nhiệm vụ giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 999/QĐ-TTg (đề nghị nêu rõ các nội dung cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện)
IV.3. Các ý kiến cụ thể đối với các cơ quan hữu quan
- Đối với Quốc hội
- Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Đối với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương
- 1Công văn 282/TCLN-QLSXLN năm 2015 hướng dẫn lập phương án xây dựng mô hình kinh tế hợp, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp 2015-2020 do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- 2Quyết định 3138/QĐ-BCT năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 3Công văn 5697/VPCP-KTTH năm 2022 về Đề án phát triển các mô hình kinh tế chia sẻ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Công văn 282/TCLN-QLSXLN năm 2015 hướng dẫn lập phương án xây dựng mô hình kinh tế hợp, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp 2015-2020 do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- 2Quyết định 999/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 3138/QĐ-BCT năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 4Công văn 5697/VPCP-KTTH năm 2022 về Đề án phát triển các mô hình kinh tế chia sẻ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 8332/BKHĐT-QLKTTW năm 2023 về báo cáo đánh giá tình hình và kết quả 4 năm thực hiện Quyết định 999/QĐ-TTg do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Số hiệu: 8332/BKHĐT-QLKTTW
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 08/10/2023
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Người ký: Trần Quốc Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/10/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra