Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 780/BGDĐT-GDTrH
V/v trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2022

 

Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương gửi tới sau kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến tại Công văn số 19/BDN ngày 10/01/2022.

Nội dung kiến nghị:

Việc đi mới sách giáo khoa thời gian qua là chưa hợp lý vì liên tục phải chỉnh sửa, bổ sung hng năm; đng thời các bài học đu được thiết kế có bài tập kèm theo, do đó, sách giáo khoa sau khi dùng không thể tái sử dụng cho các năm sau, gây lãng phí nguồn lực rt lớn. Cử tri đề nghị ngành giáo dục xem xét, chỉ đạo các đơn vị biên soạn khắc phục tình trạng trên, tiết kiệm nguồn lực của xã hội (Câu 26).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cảm ơn quan tâm của cử tri tỉnh Bình Dương. Về vấn đề này, Bộ GDĐT trả lời như sau:

Hiện nay tại các trường phổ thông song hành 2 loại sách giáo khoa: sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 và sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018.

Sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 đã được sử dụng ổn định từ đó cho đến nay. Trong sách giáo khoa có 1 số bảng số liệu, câu hỏi, bài tập để trống là các dạng bài gợi ý về phương pháp dạy học cho giáo viên; là hình thức để khi dạy học phải làm, thí nghiệm mới có số liệu (tránh dạy chay khi có số liệu sẵn); các dạng bài tập trắc nghiệm, điền khuyết, ghép đôi là các kĩ thuật dạy học tiên tiến được nhiều nước sử dụng; khi dạy học, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ngay để tiết kiệm thời gian ghi chép, dành nhiều thời gian hơn để rèn luyện các thao tác tư duy. Tuy nhiên, điều này cũng có hạn chế là khi dạy học, nếu giáo viên không lưu ý thì học sinh sẽ dùng bút mực viết thẳng vào sách. Đối với sách giáo khoa này, Bộ GDĐT đã chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có giải pháp phù hợp để hạn chế việc học sinh viết vào sách giáo khoa (chủ yếu với sách giáo khoa cấp tiểu học). Trên bìa của các sách giáo khoa đều ghi rõ: “Hãy bảo quản, giữ gìn sách giáo khoa để dành tặng các em học sinh lớp sau. Đồng thời, Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT quán triệt giáo viên hướng dẫn học sinh không viết, vẽ vào sách giáo khoa theo quy định tại Chỉ thị số 3789/CT-BGDĐT ngày 24/9/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Đối với sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để các Hội đồng quốc gia sử dụng làm căn cứ thẩm định sách giáo khoa. Bộ GDĐT hướng dẫn chi tiết các minh chứng đánh giá các tiêu chuẩn sách giáo khoa trong đó nêu rõ: “Sách giáo khoa được biên soạn, thiết kế phù hợp, khoa học gia các phn và theo hướng khuyến khích người học sử dụng lâu dài, tránh ng phí..”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng báo cáo./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH;
- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
- BT, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
- Chủ nhiệm Ủy ban VHGD của QH;
- Vụ Tổng hợp, VPQH;
- Các Thứ trưởng;
- Lưu: VT, GDTrH.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Kim Sơn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 780/BGDĐT-GDTrH năm 2022 xem xét, chỉ đạo các đơn vị biên soạn khắc phục tình trạng đổi mới sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 780/BGDĐT-GDTrH
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 07/03/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Nguyễn Kim Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/03/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản