- 1Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 3Luật giáo dục 2019
- 4Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 778/BGDĐT-GDTrH | Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng
Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng gửi tới kỳ họp sau kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến tại Công văn số 19/BDN ngày 10/01/2022
Nội dung kiến nghị:
Cử tri phản ánh, hiện nay tồn tại nhiều bộ sách giáo khoa và để cho các trường tự lựa chọn để giảng dạy là không phù hợp. Theo đó, cử tri kiến nghị sách giáo khoa cần phải quy định thống nhất cùng một loại và áp dụng chung trên phạm vi cả nước (Câu 29).
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cảm ơn sự quan tâm của cử tri thành phố Đà Nẵng, về vấn đề này, Bộ GDĐT trả lời như sau:
Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Nghị quyết 88 quy định “Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.”.
Luật Giáo dục 2019 quy định: “Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội.”.
Như vậy, vai trò của sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình giáo dục phổ thông mới[1] đã khác so với SGK hiện hành[2]. Các SGK khác nhau được biên soạn với ngữ liệu, hình ảnh, cấu trúc khác nhau nhưng đều có chung mục tiêu là cụ thể hóa chương trình, nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt đối với từng nội dung giáo dục được quy định trong chương trình. Việc dạy học và kiểm tra, đánh giá thực hiện theo chương trình.
Mọi SGK được ban hành đưa vào sử dụng đều đảm bảo chất lượng vì phải được biên soạn, thẩm định theo quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Thông tư 33) quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định SGK (Thông tư 33) và Thông tư 23 Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định SGK ban hành kèm theo Thông tư 33 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Bộ GDĐT đang tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện toàn bộ quá trình biên soạn SGK, việc lựa chọn SGK của các địa phương trong bối cảnh thực hiện xã hội hóa SGK nhằm bảo đảm chất lượng SGK và bảo đảm sự công tâm, minh bạch, tôn trọng đề xuất của các cơ sở giáo dục phổ thông trong việc lựa chọn SGK.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng báo cáo./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 686/BGDĐT-GDTrH năm 2022 về tổ chức lựa chọn sách giáo khoa chuẩn bị triển khai năm học 2022-2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 1671/BTC-HCSN năm 2022 về Nội dung, mức chi cho việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 6199/BGDĐT-KHTC năm 2021 hướng dẫn mức chi trả chế độ cho Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 849/BGDĐT-GDTH năm 2022 về lựa chọn bộ sách giáo khoa giảng dạy trong các nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Công văn 847/BGDĐT-GDTH năm 2022 về thống nhất áp dụng một bộ sách giáo khoa bậc tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 3Luật giáo dục 2019
- 4Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Công văn 686/BGDĐT-GDTrH năm 2022 về tổ chức lựa chọn sách giáo khoa chuẩn bị triển khai năm học 2022-2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Công văn 1671/BTC-HCSN năm 2022 về Nội dung, mức chi cho việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Tài chính ban hành
- 8Công văn 6199/BGDĐT-KHTC năm 2021 hướng dẫn mức chi trả chế độ cho Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Công văn 849/BGDĐT-GDTH năm 2022 về lựa chọn bộ sách giáo khoa giảng dạy trong các nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Công văn 847/BGDĐT-GDTH năm 2022 về thống nhất áp dụng một bộ sách giáo khoa bậc tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 778/BGDĐT-GDTrH năm 2022 về thống nhất và áp dụng chung một loại sách giáo khoa trên phạm vi cả nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 778/BGDĐT-GDTrH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/03/2022
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Kim Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực