Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7325/TCHQ-TXNK
V/v Vướng mắc áp dụng mã số HS cho hàng hóa

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019

 

Kính gửi: Công ty Cổ phần thương mại hàng hóa quốc tế IPC
(Phòng 1503-1505, tòa nhà Charm Vit, 117 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội)

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 231019-01/CV-IPC QT ngày 23/10/2019 của Công ty cổ phần thương mại hàng hóa quốc tế IPC (Công ty) về vướng mắc áp dụng mã số HS cho hàng hóa. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; tham khảo chú giải chi tiết HS;

Nhóm 72.04 bao gồm các mặt hàng “Phế liệu và mảnh vụn sắt; thỏi đúc phế liệu nấu lại từ sắt hoặc thép "

Tham khảo chú giải chi tiết HS nhóm 72.04:

... Phế liệu và mảnh vụn sắt hoặc thép như vậy ở trạng thái pha tạp và nói chung có dạng:

(1) Phế liệu và mảnh vụn từ sản xuất hoặc gia công cơ khí sắt hoặc thép (ví dụ: đầu mẩu, mạt giũa, phoi tiện).

(2) Các sản phẩm sắt hoặc thép, rõ ràng không sử dụng được nữa vì đứt gãy, cắt ra từng mảnh, mài mòn hoặc các nguyên nhân khác; phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép thường được xử lý nhờ các phương pháp sau, với mục đích phù hợp với kích thước và chất lượng mà người sử dụng đòi hỏi:

...

Phế liệu và mảnh vụn nói chung được sử dụng để tái sinh kim loại bằng việc nấu chảy lại hoặc là để sản xuất các hóa chất.

Nhưng nhóm này không bao gồm các sản phẩm, mà có hay không có sự tu sửa hoặc phục hồi, có thể được tái sử dụng cho các mục đích trước của chúng hoặc có thể được làm thích hợp cho các mục đích khác; nhóm này cũng không bao gồm những sản phẩm mà có thể được tạo dáng lại thành những hàng hoá khác mà không nhằm mục tiêu hàng đầu là thu hồi kim loại. Vì vậy, nó loại trừ, ví dụ như kết cấu thép có thể sử dụng được sau khi tân trang các chi tiết đã hư hỏng, các thanh ray đường sắt mà có thể sử dụng được như trụ chống lò hoặc có thể được biến đổi thành các sản phẩm khác bằng việc cán lại, các giũa thép có khả năng tái sử dụng sau khi đã làm sạch và mài sắc...

Nhóm 73.02 bao gồm các mặt hàng "Vật liệu xây dựng đường ray xe lửa hoặc tàu điện bằng sắt hoặc thép, như: ray, ray dẫn hướng và ray có răng, lưỡi ghi, ghi chéo, cần bẻ ghi và các đoạn nổi chéo khác, tà vẹt (dầm ngang), thanh nối ray, gối ray, tấm đệm ray, tấm đế (đế ray), thanh chống xô, bệ đỡ (bedplate), tà vẹt và vật liệu chuyên dùng khác cho việc ghép hoặc định vị đường ray ”

Tham khảo chú giải chi tiết HS nhóm 73.02:

...Ray cho đường xe lửa hay đường xe điện là những sản phẩm cán nóng. Nhóm này bao gồm tất cả các chiều dài của những loại ray kể cả ray hai đầu, ray có rãnh trượt (hoặc thanh đáy phang), ray xe điện có rãnh trượt, ray có rãnh cho các đường xe điện, và các ray dẫn,...

Nhóm này bao gồm tất cả các ray loại thường được sử dụng cho các đường ray đường xe lửa hoặc đường xe điện, bất chấp công dụng được định sẵn của chúng (tàu điện treo, cần trục lưu động, ...). Nhóm này tuy nhiên không bao gồm những ray không có dạng kiểu của đường xe điện hoặc xe hoả (ví dụ như các ray cửa trượt và ray thang máy)...

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014:

Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Công ty cung cấp thông tin mặt hàng là Thép ray xuất xứ Nhật Bản đã qua sử dụng. Công ty khai báo hàng sạch, không tạp chất, không cong vênh, không rỗ rỉ, đã dược qua xử lý cắt để đảm bảo độ dài từ 4m đến 12m cho phù hợp với phương thức vận tải quốc tế... Tuy nhiên, hồ sơ không bao gồm tài liệu kỹ thuật và giấy giám định kèm theo chứng minh cấu tạo, cách thức sử dụng, công dụng của sản phẩm để làm cơ sở xác định mã số hàng hóa. Do vậy, Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty căn cứ hàng hóa thực tế nhập khẩu phù hợp với mô tả tại các nhóm theo Danh mục hàng hóa Xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để áp dụng phân loại mã số phù hợp và liên hệ với cơ quan hải quan nơi dự định làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu để được hướng dẫn, giải đáp chi tiết theo quy định.

Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty biết và thực hiện./.

 

 

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Đào Thu Hương

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 7325/TCHQ-TXNK năm 2019 vướng mắc áp dụng mã số HS cho hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành

  • Số hiệu: 7325/TCHQ-TXNK
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 25/11/2019
  • Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
  • Người ký: Đào Thu Hương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/11/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.