Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7314/TCHQ-GSQL
V/v xử lý vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 100/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2012

 

Kính gửi:

- Cục Hải quan thành phố Hà Nội;
- Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.

 

Trả lời kiến nghị của Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến việc thực hiện Thông tư số 100/2010/TT-BTC ngày 09/07/2010 của Bộ Tài chính ban hành quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế, Tổng cục Hải quan đã tổng hợp và giải đáp các vướng mắc theo Bảng Tổng hợp (gửi kèm công văn này).

Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh biết và thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, GSQL(2b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

 

BẢNG TỔNG HỢP NỘI DUNG VƯỚNG MẮC THÔNG TƯ SỐ 100/2010/TT-BTC NGÀY 09/07/2010 QUY ĐỊNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU GỬI THEO DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm công văn số 7314/TCHQ-GSQL ngày 27 tháng 12 năm 2012)

TT

Tên điều

Nội dung vướng mắc

Hướng dẫn giải quyết

1

Điều 2 (khoản 2): quy định:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế.

*Thống nhất tên gọi, đối tượng áp dụng:

- Khoản 2 Điều 2 Thông tư quy định đối tượng áp dụng là Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Nhưng tại các Điều khác của Thông tư thì đối tượng áp dụng được gọi là Chủ hàng. Điều này chưa phù hợp với thực tế là hàng hóa nhập khẩu qua dịch vụ chuyển phát nhanh là hàng quà biếu, không có hợp đồng mua bán nên chưa thể xác định Người nhận hàng là người có quyền sở hữu, quyền quyết định đối với hàng nhập khẩu nếu chưa được phép nhập khẩu (chưa hoàn thành thủ tục hải quan). Mặt khác, Nghị định số 128/2007/NĐ-CP ngày 02/8/2007 của Chính phủ về dịch vụ chuyển phát không có khái niệm Chủ hàng.

(Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh)

Tổng cục Hải quan thống nhất cách hiểu chủ hàng quy định tại Thông tư 100/2010/TT-BTC là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế.

2

Điều 5. Quy định về phân luồng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và kiểm tra Hải quan.

*Trị giá hàng hóa hay trị giá khai báo?

Cần thống nhất khái niệm giá trị hàng hóa theo Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ với trị giá khai báo theo Quyết định số 662/QĐ-TCHQ và trị giá tính thuế (được xác định theo một trong 6 phương pháp cổ cộng thêm cước vận tải theo Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính.

(Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh)

Đề nghị thực hiện theo nội dung hướng dẫn tại công văn số 6506/TCHQ-TXNK ngày 19/11/2012 của Tổng cục Hải quan về việc xác định giá trị hàng hóa chuyển phát nhanh trong phân luồng và tính thuế.

3

Điều 6 (tiết 1.3.1, điểm 1.3, lãnh đạo 1) quy định: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân là người khai HQ.

*Quy định về khai hải quan:

 

1. Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP: “Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế là đại diện hợp pháp của chủ hàng”.

1. Các quy định liên quan đến khai hải quan đã được quy định cụ thể tại điểm 1.3, khoản 1, Điều 6, Thông tư 100/2010/TT-BTC, theo đó: Căn cứ quy định khoản 6, Điều 5, NĐ 154/2005/NĐ-CP thì Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nội dung kê khai và quan hệ với người nhận hàng.

2. Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 128/2007/NĐ-CP ngày 02/8/2007 của Chính phủ quy định về dịch vụ chuyển phát: “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát quốc tế khi là đại diện hợp pháp của người sử dụng dịch vụ”.

2. Nội dung quy định tại khoản 2, Điều 33, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP; khoản 2, Điều 8, Nghị định số 128/2007/NĐ-CP và khoản 2 Điều 37 Luật Hải quan được hiểu đối tượng “đại diện hợp pháp”, “được ủy quyền khai hải quan” đều phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người khai hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 37 Luật Hải quan quy định trong trường hợp được ủy quyền khai hải quan là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính thì phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người khai hải quan theo Luật này.

Như vậy, các quy định nêu trên chưa thống nhất với nhau về người khai hải quan, quan hệ pháp lý của Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh trong khai hải quan.

Vì vậy, trong thực tế đã có một số trường hợp Doanh nghiệp đã khai hải quan các lô hàng phi mậu dịch, nhưng người nhận hàng sau khi nhận thông báo của Doanh nghiệp về số tiền thuế, chính sách hàng hóa đã không chấp nhận nội dung khai báo hải quan về tên hàng, mã số hàng hóa, trị giá tính thuế,... và yêu cầu bác bỏ tờ khai hải quan đã khai để trực tiếp khai lại tờ khai hải quan mới.

(Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh)

3. Chủ hàng trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định hiện hành đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh, gia công, sản xuất xuất khẩu, tạm nhập - tái xuất theo hợp đồng. Riêng hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch đã quy định cụ thể tại điểm 1.3, khoản 1, Điều 6 Thông tư số 100/2010/TT-BTC ngày 09/07/2010 của Bộ Tài chính.

4

Điều 7 (điểm 1.2, khoản 1). Quy định trách nhiệm của Doanh nghiệp phải nộp và xuất trình các giấy tờ liên quan đến từng loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 79/2009/TT-BTC khi hàng đến.

*Thủ tục hải quan khi hàng đến:

Đối với hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành, kiểm tra chất lượng nhà nước, kiểm dịch, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra nội dung văn hóa ... thì ngay khi hàng đến, Doanh nghiệp chưa thể có các chứng từ liên quan theo yêu cầu của các Bộ ngành để xuất trình đăng ký tờ khai.

Doanh nghiệp phải mất thời gian đến các cơ quan chức năng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chuyên ngành, sau đó đến cơ quan Hải quan để nộp hồ sơ; đăng ký tờ khai; kế tiếp phải lấy mẫu hàng hóa chuyển đến cơ quan chuyên ngành để kiểm tra; khi có kết quả kiểm tra đủ điều kiện nhập khẩu thì bổ sung hồ sơ cho cơ quan Hải quan để thông quan hàng hóa.

Các doanh nghiệp kiến nghị được rút ngắn trình tự nêu trên như sau: đăng ký tờ khai hải quan theo vận đơn và chứng từ gửi kèm hàng hóa, sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa Doanh nghiệp chịu trách nhiệm lấy mẫu hàng chuyển đến cơ quan chuyên ngành để vừa đăng ký kiểm tra vừa bàn giao mẫu hàng kiểm tra.

(Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh)

Nội dung kiến nghị của Doanh nghiệp liên quan đến quy định hiện hành của các cơ quan quản lý chuyên ngành (như cơ quan Văn hóa, Y tế, NN&PTNT...); Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan không có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của Doanh nghiệp. Do vậy, đề nghị các Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ CPN thực hiện theo đúng quy định tại điểm 1.2, khoản 1, Điều 7 Thông tư số 100/2010/TT-BTC quy định trách nhiệm của Doanh nghiệp phải nộp và xuất trình các giấy tờ liên quan đến từng loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính khi hàng đến.

5

Điều 7 (điểm 1.4, khoản 1): Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không phát được cho chủ hàng thì trước khi chuyển hoàn nước gốc, Doanh nghiệp có trách nhiệm xuất trình ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính đó cho công chức hải quan kiểm tra lại trước khi xuất khẩu hàng hóa.

Điều 7 (điểm 1.5, khoản 1): Đổi với ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính lạc tuyến quốc tế (lạc sang nước khác) thì Doanh nghiệp có văn bản gửi Chi cục Hải quan đề nghị được chuyển ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính lạc tuyến đến nước gửi / địa chỉ trên bao bì sau khi được Lãnh đạo Chi cục Hải quan chấp thuận

*Khai báo sửa chữa, điều chỉnh nội dung trong Bản lược khai hàng hóa

Tại TT chưa có quy định khai bổ sung Bản lược khai hàng hóa để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.

1/ Bản lược khai hàng hóa của từng chuyến bay thường có các nội dung: số Bill; tên, địa chỉ người gửi, người nhận; tên hàng; số kiện; trọng lượng; trị giá khai báo ... thông thường sẽ có tình huống xảy ra như sau:

a/ Doanh nghiệp xin khai bổ sung, điều chỉnh tên, địa chỉ người nhận hàng trước khi đăng ký tờ khai hải quan.

b/ Doanh nghiệp xin hoàn gốc lô hàng vì người gửi yêu cầu hoàn gốc, người nhận từ chối nhận trước hoặc sau khi khai báo hải quan.

c/ Doanh nghiệp xin khai điều chỉnh số kiện, trọng lượng hàng hóa trước hoặc sau khi khai báo hải quan.

 

 

 

 

1. Căn cứ Quyết định số 2428/QĐ-TCHQ:

- Chi chấp nhận việc điều chỉnh, bổ sung bản khai hàng hóa trước khi đăng ký tờ khai hải quan hoặc kê khai bản kê chi tiết đối với hàng hóa không phải nộp thuế.

- Việc sửa chữa, điều chỉnh bản lược khai hàng hóa đã thực hiện theo quy định cụ thể tại Quyết định số 2428/QĐ-TCHQ.

2/ Thông tư chưa quy định thủ tục hồ sơ, trách nhiệm của Doanh nghiệp, Chi cục Hải quan trong những trường hợp nêu trên.

(Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh)

2. Trường hợp Doanh nghiệp xin hoàn gốc lô hàng vì người gửi yêu cầu hoàn gốc, người nhận từ chối nhận trước hoặc sau khi khai báo hải quan thì không yêu cầu cần điều chỉnh bản lược khai.

 

Đối với hàng hóa nhập khẩu không phát được cho chủ hàng và hàng hóa lạc tuyến đã được quy định cụ thể tại điểm 1.4, 1.5 khoản 1, Điều 7, Thông tư số 100/2010/TT-BTC ngày 09/07/2010 của Bộ Tài chính.

6

Điều 7 (điểm 2.2, khoản 2): Quy định Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định cụ thể về thủ tục hải quan đối với mỗi luồng hàng hóa.

Quyết định số 662/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan chỉ quy định về phân luồng và hình thức kiểm tra hàng hóa bằng máy soi hay thủ công.

* Thực hiện thủ tục hải quan khi hàng đến:

1. Thực tế, hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh phong phú về chủng loại, phức tạp về phân loại hàng hóa, khó khăn trong kiểm tra trị giá tính thuế vì rất nhiều trường hợp hàng hóa mới, chưa từng nhập khẩu, không có dữ liệu giá...


2. Có nhiều lô hàng trị giá khai báo dưới 1 triệu đồng (dưới 50 USD), tuy nhiên, qua kiểm tra trị giá tính thuế thì phát hiện hàng hóa có giá trị lớn hơn nhiều trị giá khai báo.

(Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh)

 


1. Tại Thông tư số 100/2010/TT-BTC và Quyết định 662/QĐ-TCHQ đã quy định cụ thể, đầy đủ thủ tục đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế từ khâu đăng ký tờ khai đến khẩu thông quan hàng hóa.

2. Trường hợp có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì trị giá tính thuế thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 6506/TCHQ-TXNK ngày 19/11/2012 của Tổng cục Hải quan.

7

Điều 8 (điểm 1.3, khoản 1) quy định:

Đối với Doanh nghiệp sử dụng biên lai đặc thù: Doanh nghiệp được phát hành biên lai đặc thù cho khách hàng bằng cách in tự động Biên lai thu thuế đối với hàng hóa XNK và Biên lai thu lệ phí hải quan trên máy vi tính

* Sử dụng biên lai đặc thù:

Quy định tại Điều 8 TT 100/2010/TT-BTC cho phép doanh nghiêp chuyển phát nhanh sử dụng biên lai đặc thù nhưng đến nay doanh nghiệp (Hãng chuyển phát nhanh DHL) vẫn chưa triển khai được.

(Cục Hải quan thành phố Hà Nội)

 

Ngày 8/12/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 178/2011/TT-BTC hướng dẫn việc tạo, phát hành, sử dụng và quản lý Biên lai thu thuế, lệ phí hải quan đối với hàng hóa XK, NK của các Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ CPN đường hàng không quốc tế.

Đề nghị Cục Hải quan TP. Hà Nội yêu cầu các Doanh nghiệp CPN thực hiện theo quy định, tại Thông tư 178/2011/TT-BTC dẫn trên.

8

Chưa có quy định tại Thông tư

* Hàng hóa nhập khẩu không có trong bản lược khai hàng hóa:

Thực tế, những lô hàng nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thường được vận chuyển bằng máy bay vận tải hàng hóa và máy bay thương mại chở khách, Sau khi hàng hóa được vận chuyển từ máy bay đến kho của Doanh nghiệp sẽ được kiểm tra, phân luồng theo bản lược khai hàng hóa. Tuy nhiên, một số kiện/gói hàng không có trong bản lược khai hàng hóa. Sau khi kiểm tra thông tin trong hệ thống, Doanh nghiệp có văn bản đề nghị được làm thủ tục hải quan nhập khẩu các lô hàng ngoài bản lược khai hàng hóa.

(Cục HQ TP. Hồ Chí Minh, Cục HQ TP. Hà Nội).

 


Đề nghị Cục Hải quai liên quan hướng dẫn công ty chuyển phát nhanh tiếp nhận, kiểm tra thông tin từ đối tác nước ngoài gửi trên hệ thống về những lô hàng không có trong bản lược khai hàng hóa. Nếu lô hàng không có trong bản lược khai hàng hóa thì Doanh nghiệp chuyển phát nhanh yêu cầu đối tác nước ngoài khai bổ sung Bản lược khai hàng hóa, gửi cho Doanh nghiệp và cơ quan Hải quan. Việc bổ sung bản lược khai hàng hóa thực hiện trước khi đăng ký tờ khai hải quan hoặc trước khi kê khai bản kê chi tiết.

9

Quyết định số 182/QĐ-BTC ngày 2/2/2012.

* Thủ tục hải quan và giám sát hải quan đối với hàng hóa chuyển phát nhanh của Chi cục Hải quan chuyến phát nhanh:

- Hàng hóa chuyển phát nhanh không thực hiện được thủ tục chuyển cửa khẩu theo quy định hiện hành.

- Do đặc thù ngay sát cạnh Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nên cho phép hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không không phải thực hiện thủ tục chuyển cửa khẩu giữa Chi cục chuyển phát nhanh & Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

(Cục HQ TP. Hồ Chí Minh, Cục HQ TP. Hà Nội).

 

 

 

 

 

Trước mắt, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chuyển cửa khẩu giữa Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh - Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh với các Chi cục Hải quan liên quan, đề nghị thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 3125/TCHQ-GSQL ngày 22/06/2012 của Tổng cục Hải quan.

10

 

* Lưu giữ hồ sơ hải quan của Công ty kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh:

Các công ty chuyển phát nhanh sau khi thay mặt chủ hàng khai báo và làm thủ tục hải quan phải thực hiện việc lưu giữ bộ hồ sơ hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan trong thời hạn 5 năm. Đồng thời các Công ty chuyển phát nhanh có trách nhiệm chuyển giao các chứng từ: hóa đơn lệ phí, thuế hải quan kèm theo Tờ khai (bản lưu người khai hải quan) cho khách hàng dẫn đến không lưu giữ hồ sơ đúng quy định.

(Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh)

 

 

Thống nhất doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh thay mặt người nhận hàng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế, sau khi giao hàng cho người nhận hàng thì lưu tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan) hoặc Bản kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu không có thuế (bản lưu người khai hải quan) và các hóa đơn (bản chính) để quản lý, theo dõi và xuất trình cho cơ quan Hải quan khi có yêu cầu việc cung cấp các chứng từ liên quan đến lô hàng cho người nhận hàng thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh (để khắc phục tình trạng lưu hóa đơn bản chính thì doanh nghiệp chuyển phát nhanh có trách nhiệm thực hiện Thông tư số 178/2011/TT-BTC hướng dẫn việc tạo, phát hành, sử dụng và quản lý Biên lai thu thuế, lệ phí hải quan đối với hàng hóa XK, NK của các Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ CPN đường hàng không quốc tế để giao cho người nhận hàng 01 bản chính và doanh nghiệp lưu 01 bản chính; giao cho người nhận hàng tờ khai hải quan / Bản kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu không có thuế (bản lưu người khai hải quan là bản photocopy từ bản chính có đóng dấu sao y bản chính).

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 7314/TCHQ-GSQL xử lý vướng mắc khi thực hiện Thông tư 100/2010/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành

  • Số hiệu: 7314/TCHQ-GSQL
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 27/12/2012
  • Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
  • Người ký: Vũ Ngọc Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/12/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản