Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 717/BGDĐT-GDTH
V/v hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT Quy định đánh giá và xếp loại HSTH

Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 2010

 

Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo

Ngày 27/10/2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học. Để thuận lợi cho công tác quản lý và tổ chức dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số nội dung cụ thể của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT như sau:

I. VỀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THÔNG TƯ SỐ 32/2009/TT-BGDĐT

1. Kiểm tra bổ sung:

- Điểm kiểm tra định kỳ được coi là bất thường khi điểm số đó không phản ánh đúng kết quả học tập hàng ngày của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp và hiệu trưởng xác định tính bất thường của điểm kiểm tra định kỳ và quyết định học sinh được kiểm tra bổ sung.

- Những học sinh vì lý do khách quan không đủ số điểm kiểm tra định kỳ được kiểm tra bổ sung.

Điểm kiểm tra bổ sung trong hai trường hợp trên được sử dụng để xét; xếp loại học lực môn, lên lớp, hoàn chỉnh chương trình tiểu học, xếp loại giáo dục, khen thưởng.

2. Xếp loại giáo dục và xét khen thưởng

- Xếp loại giáo dục được thực hiện vào cuối năm học căn cứ vào kết quả xếp loại hạnh kiểm và xếp loại học lực. Học lực môn năm của các môn học tự chọn chỉ sử dụng để xét khen thưởng học sinh, không tham gia xét lên lớp và không tham gia xếp loại giáo dục.

- Xét khen thưởng chỉ dành cho đối tượng học sinh được lên lớp thẳng.

II. SỬ DỤNG TIẾP HỌC BẠ CÁC LỚP 2, 3, 4, 5.

Từ năm học 2009 – 2010 sử dụng Học bạ theo mẫu mới của Bộ. Trường hợp đã sử dụng Học bạ cũ, thống nhất cách chỉnh sửa như sau:

1. Trang 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14:

- Cột Đ ở học kỳ I: ghi điểm kiểm tra định kỳ hoặc số nhận xét đạt được cuối kỳ I;

- Cột Đ ở học kỳ II: ghi điểm kiểm tra định kỳ hoặc số nhận xét đạt được cuối năm

- Cột HLMKI: ghi kết quả xếp loại học lực môn học kỳ I;

- Cột HLMKII: ghi xếp loại học lực môn cả năm;

- Cột CN: để trống;

- Cột “Kết quả kiểm tra, đánh giá lại”: ghi kết quả kiểm tra, đánh giá bổ sung lần cuối của học kỳ I hoặc cuối năm (nếu có);

- Cột “Nhận xét của giáo viên”: ghi nhận xét về sự tiến bộ của học sinh về môn học cụ thể hoặc những điểm học sinh cần cố gắng, không dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh.

2. Trang 3, 5, 7, 9, 13, 15:

Phần “Học lực”; “1. Nhận xét chung” ghi khái quát về học lực các môn học, sau đó ghi kết quả “Xếp loại giáo dục”.

Đề nghị các Sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn các Phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường triển khai tới từng giáo viên để thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ. Trong quá trình  triển khai thực hiện, nếu có những vấn đề khó khăn cần giải quyết, các Sở Giáo dục và Đào tạo phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Tiểu học) để chỉ đạo và xử lý kịp thời.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- TT Nguyễn Vinh Hiển (để báo cáo);
- Các đơn vị liên quan (để phối hợp);
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDTH.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TIỂU HỌC




Lê Tiến Thành

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 717/BGDĐT-GDTH hướng dẫn Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 717/BGDĐT-GDTH
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 11/02/2010
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Lê Tiến Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản