ỦY BAN QUỐC GIA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/CV-UB | Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2009 |
Kính gửi: Ủy Ban Nhân dân các tỉnh, thành phố.
Thực hiện công văn số 552/CV-UB ngày 23/12/2008 về việc triển khai xây dựng, cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (SCTD), Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ; Kế hoạch hoạt động Ứng phó SCTD năm 2009 số 553/KH-UB ngày 23/12/2008 của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn tạm thời thống nhất, hướng dẫn một số nội dung, quy định trong triển khai xây dựng, thẩm định Kế hoạch ứng phó SCTD và Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ của các tỉnh, thành với nội dung như sau:
- Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 29/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch Quốc gia ứng phó SCTD.
- Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 - 2010.
- Kế hoạch ứng phó SCTD khu vực.
- Bản đồ nhạy cảm khu vực.
- Kế hoạch Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn của các tỉnh, thành phố.
- Thực trạng công tác ứng phó SCTD và nguy cơ ô nhiễm tràn dầu của các tỉnh, thành phố.
II. THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn phê duyệt Kế hoạch ứng phó SCTD của các tỉnh, thành phố.
- Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố có trách nhiệm phê duyệt Kế hoạch ứng phó SCTD của các cơ sở hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố. Không ủy quyền cho các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, thành phố.
III. TRÌNH TỰ LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
3.1. Đối với Kế hoạch ứng phó SCTD của tỉnh, thành phố
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố Quyết định thành lập ban soạn thảo Kế hoạch ứng phó SCTD của địa phương mình. Thành phần ban soạn thảo:
+ Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Đại diện trung tâm ứng phó SCTD khu vực;
+ Đại diện Ban Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố;
+ Đại diện các sở, ban, ngành và các nhà chuyên môn, các nhà khoa học.
Trong quyết định thành lập, UBND tỉnh, thành phố quy định rõ vai trò, nhiệm vụ của trưởng ban soạn thảo, các thành viên và các cơ quan thường trực soạn thảo. Trưởng ban soạn thảo có thể ra quyết định thành lập Tổ biên tập thực hiện công tác chuyên môn.
- Ban soạn thảo xây dựng dự thảo Kế hoạch ứng phó SCTD trình UBND tỉnh, thành phố xem xét, sau đó gửi hồ sơ trình Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn thẩm định, phê duyệt. Trong quá trình thẩm định Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn sẽ mời các bộ ngành, chuyên gia liên quan tham gia vào thành phần Hội đồng thẩm định.
3.2. Đối với Kế hoạch ứng phó SCTD của các cơ sở
- Chủ cơ sở (chủ cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân có phương tiện, thiết bị hoặc trong hoạt động có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu...) tự lập Kế hoạch ứng phó SCTD cho cơ sở của mình hoặc thuê đơn vị tư vấn lập.
- Chủ cơ sở gửi công văn kèm theo Kế hoạch ứng phó SCTD về Ủy ban nhân dân tỉnh sở tại hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (trường hợp UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ).
- Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giúp UBND tỉnh thẩm định Kế hoạch ứng phó SCTD về mặt chuyên môn
- Thành phần Hội đồng thẩm định gồm:
+ Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (Giám đốc hoặc phó giám đốc sở làm chủ tịch Hội đồng thẩm định);
+ Đại diện Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực;
+ Đại diện Ban Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố;
+ Đại diện các sở, ban, ngành liên quan và các nhà chuyên môn, các nhà khoa học.
- Sau khi Kế hoạch ứng phó SCTD được Hội đồng thẩm định thông qua và đã được chỉnh sửa bổ sung theo ý kiến của Hội đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường (cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định) trình UBND tỉnh, thành phố ra Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó SCTD.
- Quyết định phê duyệt cần được sao gửi Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực và các cơ quan liên quan để cùng theo dõi, giám sát quá trình thực hiện.
4.1. Nội dung cơ bản của Kế hoạch ứng phó SCTD:
- Kế hoạch ứng phó SCTD cần phải xác định khả năng và đặc điểm cơ bản sau:
+ Khả năng ứng phó của cơ sở.
+ Năng lực trang thiết bị của cơ sở.
+ Nội dung phối hợp hiệp đồng.
+ Tổ chức đầu mối thông tin ứng phó.
+ Các kịch bản ứng phó khi sự cố xảy ra.
- Đề cương Kế hoạch ứng phó SCTD như phụ lục 02 kèm theo.
- Trong quá trình xây dựng Kế hoạch ứng phó SCTD các Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực có trách nhiệm giúp các tỉnh, thành phố để hoàn thiện đề cương và nội dung Kế hoạch ứng phó SCTD phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
4.2. Nội dung cơ bản Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ phục vụ công tác ứng phó SCTD:
- Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ là một công cụ tích hợp của Kế hoạch ứng phó SCTD.
- Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ tập hợp các thông tin về môi trường đường bờ nhằm phục vụ cho việc nhận diện những khu vực có nguy cơ xảy ra ô nhiễm cao, những khu vực nhạy cảm cao cần được ưu tiên phòng ngừa, bảo vệ,... cung cấp nguồn thông tin tham khảo nhanh nhất phục vụ hiệu quả công tác ngăn ngừa, sẵn sàng và tham gia ứng phó SCTD.
- Các thông tin của Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ bao gồm:
+ Thông tin nhạy cảm đường bờ.
+ Thông tin nhạy cảm tài nguyên thiên nhiên sinh học.
+ Thông tin nhạy cảm tài nguyên do con người sử dụng.
- Nội dung chi tiết của Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ của tỉnh, thành phố như phụ lục 03 đính kèm.
- Trong quá trình xây dựng Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ, các Trung tâm quốc gia ƯPSCTD khu vực có trách nhiệm giúp các tỉnh, thành phố hoàn thiện đề cương và nội dung Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
1. Các tỉnh, thành phố:
- Hướng dẫn các cơ sở hoạt động tại địa phương triển khai xây dựng Kế hoạch ứng phó SCTD của cơ sở trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt trong năm 2009.
- Xay dựng Kế hoạch ứng phó SCTD của địa phương và gửi hồ sơ trình Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn phê duyệt chậm nhất tháng 09/2009.
- Tổ chức xây dựng Bản đồ nhạy cảm môi trường của địa phương mình như một phần tích hợp của Kế hoạch ứng phó SCTD để phục vụ quá trình kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm tràn dầu và sẵn sàng, tham gia ƯPSCTD hiệu quả nhất. Kết quả xây dựng Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ báo cáo Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn chậm nhất trong Quý IV/2009.
- Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND tỉnh, thành phố thường xuyên báo cáo cập nhật định kỳ (mỗi quý 1 lần) cho Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
2. Các cơ quan trung ương đóng tại địa phương tích cực tham gia hỗ trợ địa phương về công tác chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ.
3. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn sẽ phối hợp với các Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực để hỗ trợ các tỉnh, thành phố triển khai xây dựng Kế hoạch ứng phó SCTD và Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ.
Trân trọng kính chào./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DANH SÁCH CÁC TỈNH THÀNH PHỐ
(Đính kèm Công văn số 69/CV-UB ngày 05/3/2009)
STT | TỈNH, THÀNH PHỐ |
1 | Tỉnh Quảng Ninh |
2 | Thành phố Hải Phòng |
3 | Tỉnh Thái Bình |
4 | Tỉnh Nam Định |
5 | Tỉnh Thanh Hóa |
6 | Tỉnh Nghệ An |
7 | Tỉnh Hà Tĩnh |
8 | Tỉnh Quảng Bình |
9 | Tỉnh Quảng Trị |
10 | Tỉnh Thừa Thiên-Huế |
11 | Thành Phố Đà Nẵng |
12 | Tỉnh Quảng Nam |
13 | Tỉnh Quảng Ngãi |
14 | Tỉnh Bình Định |
15 | Tỉnh Phú Yên |
16 | Tỉnh Khánh Hòa |
17 | Tỉnh Ninh Thuận |
18 | Tỉnh Bình Thuận |
19 | Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu |
20 | Thành phố Hồ Chí Minh |
21 | Tỉnh Tiền Giang |
22 | Tỉnh Hậu Giang |
23 | Tỉnh Bến Tre |
24 | Tỉnh Trà Vinh |
25 | Tỉnh Sóc Trăng |
26 | Tỉnh Bạc Liêu |
27 | Tỉnh Kiên Giang |
28 | Tỉnh Cà Mau |
ĐỀ CƯƠNG CƠ BẢN
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
(Đính kèm Công văn số: 69/CV-UB ngày 05/03/2009)
Chương 1
MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu tổng quan về kế hoạch (tính cấp thiết)
II. Định nghĩa - Viết tắt.
Chương 2
MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ
I. Mục đích, đối tượng kế hoạch
II. Phạm vi kế hoạch
III. Cơ sở pháp lý.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
I. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
2. Đặc điểm khí tượng thủy văn.
a. Nhiệt độ
b. Lượng mưa
c. Gió (vận tốc, hướng gió các tháng trong năm....)
d. Dòng chảy (vận tốc, hướng dòng chảy các tháng trong năm...)
e. Bão (nếu có)
…
3. Đặc điểm địa hình, đường bờ
a. Địa hình (đặc điểm, cấu tạo, phân loại...)
b. Đường bờ (đặc điểm, cấu tạo, phân loại...)
II. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1. Các hoạt động vui chơi, giải trí, các bãi tắm du lịch, công viên.
2. Các hoạt động hàng hải.
3. Các hoạt động khai thác thăm dò dầu khí (nếu có)
4. Các hoạt động ngư nghiệp
5. Các hoạt động sử dụng nguồn nước biển
III. Đặc điểm môi trường sinh thái
1. Hệ sinh thái trên cạn.
a. Hệ thực vật trên cạn.
b. Hệ động vật trên cạn.
2. Hệ sinh thái dưới nước.
a. Sinh vật nổi (động, thực vật nổi).
b. Sinh vật đáy (động, thực vật đáy).
Chương 4
ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỂM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU CỦA TỈNH
I. Thống kê các sự cố tràn dầu đã xảy ra
II. Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu
Các cụm cảng, kho xăng dầu, nhà máy và các hoạt đông kinh doanh xăng dầu khác có nguy cơ tràn dầu (công suất, trữ lượng chứa/ chuyển tải dầu, lượng phương tiện, tàu thuyền có nguy cơ tràn dầu khi ra vào trong khu vực,…).
III. Đặc điểm và tính chất hóa lý của các loại dầu hiện có trong tỉnh.
IV. Diễn biến của dầu tràn (quá trình phong hóa dầu).
V. Mô hình dự đoán hướng di chuyển của vệt dầu (nếu có).
Chương 5
CÁC KHU VỰC CÓ THỂ BỊ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỪ SỰ CỐ TRÀN DẦU
(Chỉ ra các khu vực có thể bị tác động và ảnh hưởng từ sự cố tràn dầu dựa trên các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu, các thông tin về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường, sinh thái… hoặc dựa trên việc phân tích và dự đoán hướng di chuyển của vệt dầu bằng mô hình dự đoán hướng di chuyển nếu có).
Chương 6
PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ, NHÂN LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA TỈNH (NẾU CÓ) VÀ/ HOẶC KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
I. Phương tiện
1. Tàu ứng phó
2. Phương tiện khác (phương tiện vận chuyển trang thiết bị, nhân lực và cả phương tiện tham gia làm sạch đường bờ, ...).
II. Trang thiết bị ứng phó
III. Nhân lực ứng phó
IV. Nguồn lực bên ngoài (có thể huy động/ yêu cầu hỗ trợ được)
V. Kế hoạch đầu tư, mua sắm phương tiện và trang thiết bị ứng phó.
Chương 7
PHÂN CẤP QUY MÔ
I. Quy mô sự cố cấp I.
II. Quy mô sự cố cấp II.
III. Quy mô sự cố cấp III.
Chương 8
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
I. Quy trình thông báo
1. Quy trình tổng thể
2. Sơ đồ thông báo
3. Mẫu thông báo sự cố
4. Thông báo đến các khu vực lân cận
5. Các đơn vị, cơ quan, lực lượng có thể hỗ trợ ứng phó bên ngoài
II. Quy trình báo động
1. Quy trình tổng thể
2. Sơ đồ báo động
III. Quy trình tổ chức, triển khai ứng phó
1. Quy trình chung
2. Sơ đồ tổ chức, triển khai ứng phó (phát hiện, thông báo, theo dõi, đánh giá và tổ chức triển khai ứng phó).
IV. Danh sách liên lạc
1. Danh sách liên lạc nội bộ.
2. Danh sách liên lạc bên ngoài.
Chương 9
CƠ CẤU TỔ CHỨC ỨNG PHÓ
I. Các cơ quan, lực lượng nòng cốt và đơn vị triển khai ứng phó liên quan tại tỉnh
II. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và phối hợp ứng phó của tỉnh
III. Tổ chức sẵn sàng ứng phó sự cố của tỉnh
1. Cấp ứng phó gián tiếp (cấp chỉ đạo ứng phó)
- Chỉ huy chung (Ban chỉ đạo ứng phó)
- Chỉ huy thường trực (Phó Ban chỉ đạo thường trực)
2. Cấp ứng phó trực tiếp (cấp thực hiện ứng phó)
- Chỉ huy hiện trường
- Lực lượng ứng phó tại hiện trường.
Chương 10
TRÁCH NHIỆM VÀ NHIỆM VỤ KHI CÓ SỰ CỐ
I. Bên gây ô nhiễm
II. Cấp ứng phó gián tiếp
- Chỉ huy chung (Ban chỉ đạo ứng phó)
- Chỉ huy thường trực (Phó Ban chỉ đạo thường trực)
III. Cấp ứng phó trực tiếp (cấp thực hiện ứng phó)
- Đơn vị, lực lượng chuyên trách, nòng cốt (Sở Tài nguyên và Môi trường,…)
IV. Cơ quan thẩm quyền và đơn vị liên quan
- Cảng vụ, Bộ đội biên phòng, Phòng cháy chữa cháy, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,...
V. Người dân.
Chương 11
TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ KHI CÓ SỰ CỐ XẢY RA TRONG TỈNH
I. Kế hoạch, chiến lược
(Đơn vị/ đội/ nhóm đảm trách nắm các yếu tố thời tiết, gió, dòng chảy, thủy triều, địa hình, đường bờ, các dữ liệu về nhạy cảm môi trường, các đặc tính của dầu, mô hình dự đoán hướng di chuyển vệt dầu,...)
II. Hoạt động ứng phó hiện trường
1. Các hoạt động ứng phó trên biển
(Đơn vị/ đội/ nhóm đảm trách; sơ đồ hướng dẫn triển khai quây chặn, thu hồi, sử dụng chất phân tán, các trang thiết bị,…)
2. Các hoạt động ứng phó trên không (nếu có)
(Đơn vị/ đội/nhóm đảm trách; sơ đồ hướng dẫn giám sát; sử dụng chất phân tán từ trên không,...)
3. Các hoạt động ứng phó trên sông/ ven bờ
(Đơn vị/ đội/ nhóm đảm trách; sơ đồ hướng dẫn triển khai quây chặn, thu hồi, các trang thiết bị,...)
4. Các hoạt động ứng phó trên bờ
(Đơn vị/ đội/ nhóm đảm trách; sơ đồ hướng dẫn làm sạch, bảo vệ đường bờ, các trang thiết bị,…)
5. Các hoạt động quản lý, xử lý dầu và rác thải dầu thu hồi
a. Khảo sát đánh giá các khu vực, địa hình của tỉnh
b. Xác định các vị trí có thể lập kết cấu và rác thải dầu thu hồi tại hiện trường
c. Phương án quản lý chất thải tại hiện trường
d. Phân loại và xử lý chất thải nhiễm dầu thu hồi
6. Các hoạt động đánh giá môi trường
(Đơn vị/ đội/ nhóm đảm trách việc đánh giá mức độ ảnh hưởng và thiệt hại khi có sự cố tràn dầu xảy ra và các giai đoạn khi kết thúc sự cố; đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động và hạn chế ô nhiễm về môi trường trong và ngoài khu vực sự cố).
7. Các hoạt động phương tiện, truyền thông đại chúng
(Đơn vị/ đội/ nhóm đảm trách để giữ liên lạc duy trì giữa cấp chỉ đạo ứng phó và cấp thực hiện ứng phó để hoạt động ứng phó được diễn ra thông suốt, đảm bảo; trả lời và cung cấp thông tin cho báo chí)
III. Các thủ tục Tài chính và Hành chính
(Cơ quan/ đơn vị đảm trách cần được đảm bảo các thủ tục về pháp lý, tài chính trong suốt quá trình diễn ra sự cố và sau khi kết thúc sự cố, cập nhật các văn bản, cơ sở pháp lý liên quan)
IV. Công tác hậu cần
1. Công tác đảm bảo thông tin liên lạc
2. Công tác đảm bảo phương tiện, trang thiết bị, nhân lực và các thiết bị vật tư khác
3. Công tác đảm bảo lương thực, thực phẩm
4. Công tác đảm bảo sức khỏe, và an toàn tại hiện trường
5. Công tác đảm bảo an ninh, trật tự.
Chương 12
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT SỰ CỐ VÀ KẾT THÚC CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ
(Kiểm soát các hoạt động ứng phó tại hiện trường, công tác hậu cần, tài chính, thủ tục hành chính, pháp lý và cơ sở kết thúc hoạt động ứng phó).
Chương 13
CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TỪ SỰ CỐ TRÀN DẦU
I. Cơ sở pháp lý
II. Nguyên tắc bồi thường
III. Thủ tục và hồ sơ pháp lý đòi bồi thường
IV. Cơ quan, đơn vị thống kê thiệt hại từ sự cố của tỉnh
Chương 14
ĐÀO TẠO, DIỄN TẬP, CẬP NHẬT VÀ PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH
I. Đào tạo/ tập huấn
1. Lập kế hoạch về chương trình đào tạo hàng năm.
2. Danh sách các cán bộ nhân viên sẽ được đào tạo/ tập huấn
3. Những địa điểm, địa chỉ có thể gửi đi đào tạo/ tập huấn
II. Diễn tập
1. Kịch bản ứng phó
2. Tổ chức, triển khai và thời gian diễn tập định kỳ
III. Cập nhật
IV. Phát triển kế hoạch
Chương 15
QUẢN LÝ, TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
I. Quản lý kế hoạch
(Tiến độ thực hiện, các mốc thời gian thực hiện và hoàn thành)
II. Triển khai và thực hiện kế hoạch
1. Các công việc triển khai (thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục)
2. Các đơn vị thực hiện
3. Đơn vị hỗ trợ
PHỤ LỤC
ĐỀ CƯƠNG CƠ BẢN
BẢN ĐỒ NHẠY CẢM MÔI TRƯỜNG ĐƯỜNG BỜ
(Đính kèm Công văn số: 69/CV-UB ngày 05/03/2009)
Chương 1
GIỚI THIỆU BẢN ĐỒ NHẠY CẢM
I. Khái niệm bản đồ nhạy cảm
II. Mục đích, vai trò bản đồ nhạy cảm
III. Phạm vi bản đồ nhạy cảm
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NHẠY CẢM
I. Yêu cầu về bản đồ nhạy cảm
1. Yêu cầu chung
2. Xác định các nguồn tiềm ẩn tràn đầu
3. Xác định các khu vực có thể bị tác động và ảnh hưởng từ các nguồn tiềm ẩn khi xảy ra (các loại đường bờ; tài nguyên sinh học; tài nguyên con người sử dụng).
4. Xác định các đơn vị/ cơ quan/ trạm ứng phó của tỉnh (nếu có)
a. Đặc điểm trạm ứng phó (nhân lực, phương tiện, trang thiết bị và khả năng thực hiện cấp ứng phó)
b. Danh sách thông tin liên lạc (Ban lãnh đạo và Trực ban)
5. Xác định các khu vực, vị trí có thể triển khai, tập kết trang thiết bị ứng phó.
6. Xác định các vùng có thể hy sinh
7. Xác định các khu vực, vị trí có thể chứa/ tập kết đầu và chất thải nhiễm dầu đã thu hồi.
8. Xác định các khu vực, vị trí có thể sử dụng và không sử dụng chất phân tán.
II. Các thông tin xây dựng trên bản đồ nhạy cảm
Gồm 3 nhóm thông tin chính
1. Các loại đường bờ
- Khảo sát, thu thập, tổng hợp, đánh giá và phân loại các đường bờ hiện có trong khu vực có khả năng bị tác động và ảnh hưởng từ sự cố tràn dầu khi xảy ra.
- Tạo mã màu để đánh giá mức độ nhạy cảm từ cao đến thấp cho từng loại đường bờ sẽ bị ảnh hưởng và tác động sự cố tràn dầu.
2. Tài nguyên sinh vật học
- Hệ sinh thái trên cạn
+ Hệ thực vật trên cạn
+ Hệ động vật trên cạn
- Hệ sinh thái dưới nước
+ Sinh vật nổi (Động, thực vật nổi)
+ Sinh vật đáy (Động, thực vật đáy)
- Tạo mã màu để đánh giá mức độ nhạy cảm từ cao đến thấp cho từng loại tài nguyên sinh học sẽ bị ảnh hưởng và tác động từ sự cố tràn dầu.
3. Tài nguyên con người sử dụng
- Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu của tỉnh
- Các tài nguyên có thể bị tác động và ảnh hưởng từ các nguồn tiềm ẩn tràn dầu khi sự cố xảy ra (khu công viên, bãi tắm, khu du lịch, vui chơi, giải trí, khu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, điểm lấy nước, khu vực khảo cổ, văn hóa lịch sử,...)
- Tạo mã màu để đánh giá mức độ nhạy cảm từ cao đến thấp cho từng loại tài nguyên con người sử dụng sẽ bị ảnh hưởng và tác động từ sự cố tràn dầu.
Chương 3
KHẢO SÁT, THU THẬP, TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH VÀ PHÂN LOẠI SỐ LIỆU
I. Khảo sát, thu thập và tập hợp số liệu
a. Khảo sát khu vực nghiên cứu
b. Các bản đồ liên quan
c. Thu thập số liệu từ các cơ quan, chính quyền địa phương.
II. Đánh giá và phân tích số liệu
III. Phân loại các mức độ nhạy cảm theo mức ưu tiên
(tổn thất về kinh tế, môi trường, du lịch, lịch sử,...)
Chương 4
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NHẠY CẢM
I. Phần chuyên đề các lớp bản đồ (đường bờ, tài nguyên sinh học, tài nguyên con người sử dụng,...)
II. Phần dữ liệu (đường bờ, tài nguyên sinh học, tài nguyên con người sử dụng,...).
Chương 5
CẬP NHẬT VÀ PHÁT TRIỂN BẢN ĐỒ NHẠY CẢM
I. Cập nhật
II. Phát triển bản đồ nhạy cảm
Chương 6
QUẢN LÝ, TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN
I. Quản lý bản đồ nhạy cảm
(tiến độ thực hiện, các mốc thời gian thực hiện và hoàn thành)
II. Triển khai và thực hiện bản đồ
1. Các công việc triển khai (thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục)
2. Các đơn vị thực hiện
3. Đơn vị hỗ trợ.
PHỤ LỤC
- 1Công văn số 7263/VPCP-KTTH về việc ứng vốn cho dự án Trung tâm quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu miền Bắc do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 63/2014/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo Quyết định 02/2013/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 14/BTNMT-TCMT năm 2018 về hướng dẫn thực hiện Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Quyết định 103/2005/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 129/2001/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn số 7263/VPCP-KTTH về việc ứng vốn cho dự án Trung tâm quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu miền Bắc do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 63/2014/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo Quyết định 02/2013/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 14/BTNMT-TCMT năm 2018 về hướng dẫn thực hiện Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Công văn 69/CV-UB năm 2009 về hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, Bản đồ nhạy cảm các tỉnh, thành phố ven biển do Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn ban hành
- Số hiệu: 69/CV-UB
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 05/03/2009
- Nơi ban hành: Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn
- Người ký: Trần Quang Khuê
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/03/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực