Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 674/QLCL-TTPC
V/v báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2014

 

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Pháp chế)

Thực hiện văn bản số 1845/BNN-PC ngày 15 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian từ 01/10/2013 đến 31/3/2014, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản báo cáo như sau:

1. Nhận xét, đánh giá chung về tình hình vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính.

Kết quả thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, liên ngành trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho thấy tình hình chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm có chuyển biến tích cực; hầu hết các cơ sở được thanh tra, kiểm tra có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP, Giấy chứng nhận về sức khỏe, giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, …do vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở do Đoàn thanh tra, kiểm tra của Cục thực hiện không có, chủ yếu nhắc nhở khắc phục các sai lỗi nhẹ.

Các đoàn thanh tra, kiểm tra do các Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản địa phương thực hiện có xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở vi phạm hành chính nhưng báo cáo Thanh tra Sở NNPTNT theo quy định (không có báo cáo về Cục).

2. Số vụ vi phạm phát hiện, xử lý; đối tượng vi phạm; việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính; các loại hành vi vi phạm phổ biến.

a) Thanh tra chuyên ngành.

- Theo kế hoạch đã được Bộ phê duyệt tại Quyết định số 2934/QĐ-BNN-TTr ngày 20/11/2012 về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2013 của các Tổng cục và các Cục, năm 2013 Cục thực hiện thanh tra, kiểm tra 09 cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông thủy sản.

Kết quả thực hiện: Hầu hết các cơ sở chấp hành các quy định của pháp luật về chất lượng, ATTP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và có một số sai lỗi nhẹ đã được Đoàn thanh tra, kiểm tra nhắc nhở, yêu cầu khắc phục, báo cáo Cục kết quả khắc phục sai lỗi.

- Các Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản địa phương trong quá trình thanh tra có xử phạt vi phạm hành chính nhưng kết quả báo cáo về Thanh tra các Sở NNPTNT không báo cáo về Cục nên không có số liệu tổng hợp.

b) Thanh tra, kiểm tra liên ngành.

- Thực hiện Kế hoạch 19/KH-BCĐTUVSATTP ngày 05/12/2013 của Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm và Chỉ thị số 4313/CT-BNN-QLCL ngày 03/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014. Bộ trưởng đã ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chủ trì (Đoàn số 2 tại Tp. Hồ Chí Minh, Tây Ninh); Cục Bảo vệ thực vật chủ trì (Đoàn số 5 tại Nghệ An, Quảng Trị) và Cục Thú y chủ trì (Đoàn số 6 tại tỉnh Long An, An Giang), kết quả như sau:

- Số cơ sở vi phạm do các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành trung ương thực hiện.

Bảng 1: Tóm tắt kết quả thanh tra, kiểm tra do các Đoàn TW thực hiện:

TT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ % so với tổng số được thanh tra

Tổng số cơ sở được thanh tra

20

 

Số cơ sở còn có vi phạm

13

65%

Số cơ sở vi phạm bị xử lý

Trong đó

11

 

3.1

Số cơ sở vi phạm đã bị xử lý ngay trong quá trình thanh tra, kiểm tra (nêu rõ hình thức xử lý)

0

 

3.2

Số cơ sở có vi phạm đã giao địa phương xử lý

13

100%

Bảng 2: Nội dung vi phạm chủ yếu tại các cơ sở thực phẩm

TT

Nội dung vi phạm

Số cơ sở được thanh tra

Số cơ sở vi phạm

Tỷ lệ %

Điều kiện vệ sinh cơ sở

20

6

30%

Điều kiện vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ

20

3

15%

Điều kiện về con người

20

4

20

Công bố tiêu chuẩn sản phẩm

7

2

28.6%

Ghi nhãn thực phẩm

7

5

71,4%

Quảng cáo thực phẩm

2

2

100

Chất lượng sản phẩm thực phẩm

7

2

28,6

Vi phạm khác:

15

6

40%

- Số cơ sở vi phạm do địa phương thực hiện (18/63 tỉnh/tp báo cáo)

Bảng 1: Kết quả thanh tra, kiểm tra (theo báo cáo).

TT

Loại hình cơ sở thực phẩm

Số cơ sở được thanh, kiểm tra

Số cơ sở đạt

Tỷ lệ % đạt

1

Sản xuất, chế biến

1728

1532

86,7%

2

Kinh doanh

1894

1634

86,3%

3

Tổng

3622

 

 

Bảng 2: Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm.

TT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ % so với tổng số được thanh tra

1

Tổng số cơ sở được thanh tra

3622

 

2

Số cơ sở còn có vi phạm

456

12,6%

2.1

Số cơ sở vi phạm bị xử lý

298

8,2%

2.2

Số cơ sở bị nhắc nhở

158

4,5%

3

Hình thức xử phạt

 

 

3.1

Hình thức phạt chính

 

 

a

Cơ sở bị cảnh cáo

125

3,5%

b

Cơ sở bị phạt tiền

163

4,5%

c

Tổng số tiền phạt (đ)

383.050.000

 

3.2

Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả

a

Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sp

4

 

b

Số sản phẩm bị đình chỉ

32

 

c

Số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm

16

 

Kết quả phát hiện và xử lý vi phạm hành chính ở các địa phương thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố, các Sở tổng hợp kết quả chung báo cáo về Bộ (qua Thanh tra Bộ) do vậy Cục không có số liệu cụ thể để tổng hợp báo cáo.

3. Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tổng số tiền phạt thu được; số lượng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; số giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng có thời hạn; số vụ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn; số lượng quyết định xử phạt chưa được thi hành; số quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền; số vụ bị cưỡng chế thi hành; số vụ bị khiếu nại, khiếu kiện:

a) Kết quả thực hiện từ các đoàn thanh tra, kiểm tra, liên ngành trung ương thực hiện: Không

b) Kết quả thực hiện từ các Đoàn thanh tra, kiểm tra do địa phương thực hiện (theo báo cáo của 18/63 tỉnh/tp).

- Tổng số tiền xử phạt là: 383.050.000 đ

- Số lượng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; số giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng có thời hạn: Không

- Số vụ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn:

+ Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sp: 04;

+ Số sản phẩm bị đình chỉ: 32;

+ Số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm: 16

- Số lượng quyết định xử phạt chưa được thi hành; số quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền; số vụ bị cưỡng chế thi hành; số vụ bị khiếu nại, khiếu kiện: Không

4. Số hồ sơ có dấu hiệu tội tội phạm được chuyển để truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Do các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành trung ương thực hiện và theo báo cáo của 18/63 tỉnh/tp: Không;

- Các địa phương khác không báo cáo, Cục không có số liệu thể.

5. Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị, đề xuất.

a) Khó khăn:

Các công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính.

b) Đề xuất, kiến nghị:

Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và PTNT: Sớm trình Chính phủ dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động Thanh tra ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Kính chuyển Vụ Pháp chế tổng hợp báo cáo Bộ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, TTPC.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Lê Bá Anh

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 674/QLCL-TTPC năm 2014 báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành

  • Số hiệu: 674/QLCL-TTPC
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 22/04/2014
  • Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
  • Người ký: Lê Bá Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/04/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản