- 1Thông tư 161/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC, Quyết định 165/2002/QĐ-BTC và Quyết định 234/2003/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6562/CTTPHCM-TTHT | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 06 năm 2022 |
Kính gửi: Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông FPT
Địa chỉ: Lô T2-5 đường D1, Khu công nghệ cao, P. Tăng Nhơn Phú A, TP. Thủ Đức; TP. HCM
Mã số thuế: 0313870717
Trả lời văn bản không số ngày 06/5/2022 (Cục Thuế nhận ngày 16/5/2022) của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông FPT (Công ty) về việc chính sách thuế TNDN, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến như sau:
Căn cứ Mục X Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số mười sáu (16) quy định về hạch toán chi phí đi vay:
“1. Hạch toán chi phí đi vay phải tôn trọng một số quy định sau:
1.1. Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hóa theo quy định.
1.2. Chi phí đi vay liên quan đến tài sản dở dang khi có đủ các điều kiện vốn hóa thì đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định tại Chuẩn mực kế toán "Chi phí đi vay" về định nghĩa tài sản dở dang, xác định chi phí đi vay được vốn hóa, thời điểm bắt đầu vốn hóa, tạm ngừng vốn hóa và chấm dứt việc vốn hóa.
1.3. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang nếu đủ điều kiện vốn hóa thì được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa), bao gồm các khoản lãi tiền vay, phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay.
1.4. Đơn vị phải xác định chi phí đi vay được vốn hóa theo đúng quy định hiện hành của Chuẩn mực kế toán cho hai trường hợp: (1) Khoản vay vốn riêng biệt sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang và (2) Các khoản vốn vay chung trong đó có sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang.
Các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời các khoản vay riêng biệt trong khi chờ sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải ghi giảm trừ (-) vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá.
- Vốn hoá chi phí đi vay đối với khoản vốn vay riêng biệt:
Chi phí đi vay được vốn hóa cho mỗi kỳ kế toán | = | Chi phí đi vay thực tế phát sinh của khoản vay riêng biệt | - | Thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay đó |
…”
Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):
Tại Điều 6 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
...2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
... 2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
... 2.31. Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định.
Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp trong giai đoạn đầu tư; doanh nghiệp có phát sinh khoản chi trả tiền vay thì khoản chi này được tính vào giá trị đầu tư. Trường hợp trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp phát sinh cả khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi thì được bù trừ giữa khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại ghi giảm giá trị đầu tư.
…”
Tại khoản 7 Điều 7 quy định về thu nhập khác:
“7. Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.
- Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.
…”
Căn cứ quy định trên, về nguyên tắc chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang nếu đủ điều kiện vốn hóa thì được tính vào giá trị của tài sản đó.
Trường hợp Công ty có phát sinh khoản vay dùng cho mục đích đầu tư xây dựng tài sản cố định thì trong giai đoạn đầu tư chi phí lãi tiền vay được bù trừ với lãi tiền gửi, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại ghi giảm giá trị đầu tư. Trường hợp có phát sinh khoản lãi từ việc cho các bên thứ ba vay lại từ khoản vay riêng biệt dùng cho mục đích đầu tư xây dựng tài sản dở dang thì khoản lãi này cũng được bù trừ theo nguyên tắc nêu trên.
Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, Công ty không phát sinh khoản vốn vay sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang mà chỉ phát sinh thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay thì khoản thu nhập này phải tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh thông báo Công ty biết để thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 56401/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động liên doanh, liên kết do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 12659/CTHN-TTHT năm 2022 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp khi chuyển địa điểm trụ sở kinh doanh do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 36823/CTHN-TTHT năm 2022 về chính sách thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp đối với chuyển nhượng quyền thuê đất do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 9759/CTTPHCM-TTHT năm 2021 về chính sách thuế do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Công văn 8134/CTTPHCM-TTHT năm 2022 chính sách thuế đối với các khoản trợ cấp sau nghỉ việc do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Thông tư 161/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC, Quyết định 165/2002/QĐ-BTC và Quyết định 234/2003/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 56401/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động liên doanh, liên kết do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 12659/CTHN-TTHT năm 2022 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp khi chuyển địa điểm trụ sở kinh doanh do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 6Công văn 36823/CTHN-TTHT năm 2022 về chính sách thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp đối với chuyển nhượng quyền thuê đất do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 7Công văn 9759/CTTPHCM-TTHT năm 2021 về chính sách thuế do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Công văn 8134/CTTPHCM-TTHT năm 2022 chính sách thuế đối với các khoản trợ cấp sau nghỉ việc do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 6562/CTTPHCM-TTHT năm 2022 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 6562/CTTPHCM-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/06/2022
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/06/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết