Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6332/BGDĐT-TĐKT | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; |
Trong quá trình triển khai công tác xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú (NGND, NGƯT) lần thứ 14, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được ý kiến đề nghị giải đáp về đối tượng, thời gian trực tiếp giảng dạy và tiêu chuẩn sáng kiến kinh nghiệm. Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến về như sau:
1. Theo quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, Hiệu trưởng có nhiệm vụ giảng dạy 2 tiết/tuần, Phó Hiệu trưởng có nhiệm vụ giảng dạy 4 tiết/tuần, vậy thời gian làm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy không? Khi tham gia xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT có được xét theo đối tượng giáo viên, giảng viên không?
- Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông quy định rõ nhiệm vụ của từng đối tượng: giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng. Điều 7 Thông tư này quy định Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.
- Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT đã quy định rõ đối tượng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tại Điểm b Khoản 1 Điều 2; trong đó Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng thuộc đối tượng cán bộ quản lý giáo dục.
Do vậy, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng dạy đủ số tiết/tuần theo quy định để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vẫn thuộc đối tượng cán bộ quản lý khi tham gia xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT.
2. Về tiêu chuẩn sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đã được sử dụng để xét danh hiệu thi đua các cấp hoặc hình thức khen thưởng cấp tỉnh bộ nhà nước thì có tiếp tục được sử dụng để đề nghị xét danh hiệu NGND NGƯT?
Điểm b Khoản 2 Điều 6, Luật Thi đua, khen thưởng quy định “Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được”;
Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đã dùng làm điều kiện để công nhận danh hiệu thi đua, Bằng khen cấp tỉnh, bộ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động theo tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 Điều 8 và Điều 9 thì không được sử dụng để kê khai thành tích cho tiêu chuẩn quy định tại Khoản 4 Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015.
3. Về tiêu chuẩn “là tác giả chính 02 sách chuyên khảo” được hiểu như thế nào?
Tác giả chính 02 sách chuyên khảo được hiểu là chủ biên hoặc đồng chủ biên sách chuyên khảo có từ 02 tác giả trở lên.
4. Việc xác định “tác giả chính bài báo khoa học” đối với các bài báo có nhiều tác giả?
Việc xác định tác giả chính bài báo khoa học do các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định hiện hành.
5. Các nhà giáo đã có quyết định nghỉ chế độ sau đó tiếp tục tham gia dạy hợp đồng 1 năm tại các cơ sở giáo dục có thuộc đối tượng xét tặng danh hiệu NGND-NGƯT không?
Các nhà giáo đã nghỉ chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục giảng dạy, quản lý tại các cơ sở giáo dục theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 27/2015/NĐ-CP thuộc đối tượng xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT. Các nhà giáo không thuộc đối tượng trên, sau khi nghỉ hưu tiếp tục hợp đồng giảng dạy phải thuộc đối tượng hợp đồng cơ hữu, có tham gia xét tặng danh hiệu thi đua hàng năm mới đủ điều kiện để tham gia xét chọn danh hiệu NGND, NGƯT.
6. Công đoàn bộ phận được hiểu như thế nào?
Công đoàn bộ phận là tổ chức công đoàn có Ban chấp hành công đoàn (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên).
Đối với các cơ sở giáo dục có số công chức, viên chức và người lao động từ 200 trở lên, có tổ chức công đoàn không phải là công đoàn bộ phận nhưng trực thuộc công đoàn cơ sở thì việc tổ chức giới thiệu và lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại các tập thể có chi bộ riêng và tổ chức công đoàn trực thuộc công đoàn cơ sở.
7. Khi đề nghị xét tặng Danh hiệu NGND, NGƯT, Hội đồng cấp tỉnh có phải xin ý kiến Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương không?
Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ không quy định nội dung này.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông báo 914/TB-BGDĐT về phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân - nhà giáo ưu tú năm 2012 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 639/BGDĐT-VP triển khai xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13 năm 2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 3332/BGDĐT-TĐKT năm 2016 triển khai xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 14, năm 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 2839/LĐTBXH-VP xin ý kiến tham khảo xét đề nghị danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 1333/QĐ-TTg năm 2017 về thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo Ưu tú" lần thứ 14 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 5651/BGDĐT-TĐKT năm 2019 về triển khai xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 15 năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Công văn 4732/BGDĐT-TĐKT năm 2022 triển khai xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 - năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 2Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông báo 914/TB-BGDĐT về phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân - nhà giáo ưu tú năm 2012 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 639/BGDĐT-VP triển khai xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13 năm 2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Nghị định 27/2015/NĐ-CP Quy định về xét tặng danh hiệu ''Nhà giáo Nhân dân'', ''Nhà giáo Ưu tú''
- 6Công văn 3332/BGDĐT-TĐKT năm 2016 triển khai xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 14, năm 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Công văn 2839/LĐTBXH-VP xin ý kiến tham khảo xét đề nghị danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Quyết định 1333/QĐ-TTg năm 2017 về thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo Ưu tú" lần thứ 14 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 5651/BGDĐT-TĐKT năm 2019 về triển khai xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 15 năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Công văn 4732/BGDĐT-TĐKT năm 2022 triển khai xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 - năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 6332/BGDĐT-TĐKT năm 2016 giải đáp ý kiến về xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 14 năm 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 6332/BGDĐT-TĐKT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/12/2016
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Văn Vui
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra