Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6000/UBND-NNNT | Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2015 |
Kính gửi: | - Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; |
Ủy ban nhân dân Thành phố nhận được văn bản số 2631/KH&ĐT-NN ngày 30/7/2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc trình tự, thủ tục triển khai thực hiện các công trình xây dựng phục vụ phòng chống lụt bão khẩn cấp, có tính cấp bách.
Sau khi xem xét, để khắc phục kịp thời sự cố hư hỏng công trình đê điều, thủy lợi, hạn chế tối đa thiệt hại về người, tài sản có thể xảy ra; thống nhất quản lý, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư các dự án xử lý sự cố hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều khẩn cấp, có tính cấp bách, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo như sau:
1. Tiếp nhận thông tin, chỉ đạo tổ chức xử lý giờ đầu, quyết định chủ trương đầu tư:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai Thành phố:
- Tiếp nhận thông tin, báo cáo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân về sự cố hư hỏng công trình đê điều, thủy lợi trên địa bàn Thành phố; đồng thời chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức tăng cường kiểm tra, thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố; chủ động xây dựng và triển khai thực hiện phương án ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ, thực hiện xử lý giờ đầu, triển khai các biện pháp phi công trình để bảo đảm an toàn về người, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân.
- Trường hợp phải xây dựng công trình khẩn cấp, có tính cấp bách để ứng phó, khắc phục kịp thời sự cố thiên tai (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải chịu trách nhiệm về việc xác định, đề xuất xây dựng công trình khẩn cấp, có tính cấp bách phù hợp với quy định của pháp luật), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời báo cáo đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành văn bản (dưới hình thức công điện hoặc công văn) chỉ đạo, chỉ huy, giao nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị triển khai công tác ứng phó, khắc phục sự cố. Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án xử lý sự cố hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều khẩn cấp, có tính cấp bách khẩn trương thực hiện ngay việc khảo sát, lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo quy định (gồm đánh giá nguyên nhân, mức độ hư hỏng, diễn biến sự cố tiếp theo có thể xảy ra, mức độ ảnh hưởng đến các đối tượng cần bảo vệ, tính chất khẩn cấp, cấp bách đầu tư xây dựng công trình, phương án xử lý (vị trí, phạm vi, quy mô, giải pháp xử lý và các vấn đề liên quan khác), ước tính tổng mức đầu tư, nguồn vốn, thời gian hoàn thành, chủ đầu tư thực hiện, trách nhiệm các cơ quan, đơn vị liên quan). Hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện.
b) Các địa phương, đơn vị có liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố, cảnh báo nguy hiểm; xây dựng và triển khai thực hiện phương án ứng phó theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai Thành phố, bảo đảm an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.
c) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để thực hiện; trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
2. Triển khai xây dựng công trình khẩn cấp, có tính cấp bách:
a) Các chủ đầu tư:
- Tổ chức lập dự án (thiết kế xây dựng được thực hiện theo trình tự một bước), dự toán xây dựng; được Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán xây dựng trên cơ sở kết quả thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 128 và Khoản 2 Điều 130 Luật Xây dựng; Khoản 2 Điều 42 và Khoản 2 Điều 43 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ và các quy định có liên quan, bảo đảm an toàn công trình đê điều, thủy lợi.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thẩm định dự án, thiết kế xây dựng, dự toán; hướng dẫn, giám sát quá trình thực hiện của chủ đầu tư đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, đảm bảo an toàn công trình đê điều, thủy lợi.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện đảm bảo đúng quy định.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kiến nghị đề xuất của các cơ quan, đơn vị về những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện; thường xuyên cập nhật văn bản của Chính phủ, các cơ quan Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thuộc lĩnh vực đầu tư công liên quan tới đầu tư xây dựng công trình đê điều, thủy lợi khẩn cấp, có tính cấp bách, báo cáo đề xuất kịp thời để Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo thực hiện bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2283/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt đề án xây dựng mạng thông tin vô tuyến phục vụ công tác chỉ huy, điều hành phòng, chống lụt, bão trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Quyết định 2002/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt dự án xây dựng chiến lược và chương trình hành động phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 3Chỉ thị 11/CT-UBND tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi: phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2014
- 4Công văn 9001/UBND-NNNT năm 2015 về thành lập và tổ chức hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 5Công văn 4919/VPCP-KTN năm 2016 xử lý sự cố vỡ hồ chứa nước đãi titan tại tỉnh Bình Thuận do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 6604/VPCP-KTN năm 2016 xử lý sự cố sập cầu Ô Rô tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND quy định về nội dung chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 8Nghị quyết 250/2020/NQ-HĐND quy định về nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều thuộc hệ thống đê điều do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 1Quyết định 2283/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt đề án xây dựng mạng thông tin vô tuyến phục vụ công tác chỉ huy, điều hành phòng, chống lụt, bão trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Quyết định 2002/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt dự án xây dựng chiến lược và chương trình hành động phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 3Chỉ thị 11/CT-UBND tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi: phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2014
- 4Luật Xây dựng 2014
- 5Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 6Công văn 9001/UBND-NNNT năm 2015 về thành lập và tổ chức hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 7Công văn 4919/VPCP-KTN năm 2016 xử lý sự cố vỡ hồ chứa nước đãi titan tại tỉnh Bình Thuận do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 6604/VPCP-KTN năm 2016 xử lý sự cố sập cầu Ô Rô tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND quy định về nội dung chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 10Nghị quyết 250/2020/NQ-HĐND quy định về nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều thuộc hệ thống đê điều do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Công văn 6000/UBND-NNNT năm 2015 triển khai dự án xử lý sự cố hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều khẩn cấp, có tính cấp bách do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 6000/UBND-NNNT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 27/08/2015
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Trần Xuân Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/08/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra