BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 584/TCT-QLN | Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2024 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tổng cục Thuế nhận được các công văn số 1187/CTBRV-QLN ngày 02/02/2024 và công văn số 8689/CTBRV-QLN ngày 21/12/2023 của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc cưỡng chế tiền thuế nợ đối với Công ty TNHH The Forest City. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Các quy định liên quan đến việc cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản và trách nhiệm của Ngân hàng tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội như sau:
- Tại khoản 5a Điều 15 quy định về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
“a) Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng trong việc kết nối, cung cấp thông tin với cơ quan quản lý thuế liên quan đến giao dịch qua ngân hàng của tổ chức, cá nhân và phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật này; ”
- Tại khoản 4 Điều 27 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại:
“4. Trích tiền để nộp thuế từ tài khoản của người nộp thuế, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.”
- Tại khoản 1 Điều 124 quy định về trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như sau:
“Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định”.
- Tại Điều 129 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội quy định về việc cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như sau:
“1. Biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.
2. Khi nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm trích số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và chuyển sang tài khoản của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết.
3. Khi quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đã hết hiệu lực mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác chưa trích đủ tiền thuế theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết.
4. Trong thời hạn quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có hiệu lực, nếu trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế còn số dư mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện việc trích tiền của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương XV của Luật này. ”
- Tại khoản 1 Điều 144 quy định về việc xử lý hành vi vi phạm của ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế trong lĩnh vực quản lý thuế như sau:
“1. Ngân hàng thương mại không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì bị phạt số tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước, trừ trường hợp các tài khoản của người nộp thuế không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền thuế nợ mà người nộp thuế phải nộp.”
2. Tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về việc cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như sau:
1. Đối tượng áp dụng
Biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.
…
Trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế là chủ dự án ODA, chủ tài khoản nguồn vốn ODA và vay ưu đãi tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng thì không áp dụng biện pháp cưỡng chế này.
Căn cứ các quy định nêu trên, khi nhận được quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản do cơ quan thuế gửi đến, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế và chuyển sang tài khoản của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước. Biện pháp cưỡng chế này không áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế là chủ dự án ODA, chủ tài khoản nguồn vốn ODA và vay ưu đãi tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu biết và thực hiện theo quy định./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 4535/TCT-CS về việc xử lý các trường hợp nộp tiền mặt vào tài khoản bên bán từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/3/2009 do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 36/TCT-CS về thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu bị trả lại thanh toán bằng hình thức nộp tiền mặt vào tài khoản do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 11827/TCHQ-TXNK năm 2015 về không áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Công văn 4535/TCT-CS về việc xử lý các trường hợp nộp tiền mặt vào tài khoản bên bán từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/3/2009 do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 36/TCT-CS về thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu bị trả lại thanh toán bằng hình thức nộp tiền mặt vào tài khoản do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 11827/TCHQ-TXNK năm 2015 về không áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Luật Quản lý thuế 2019
- 5Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế
Công văn 584/TCT-QLN năm 2024 cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền tài khoản do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 584/TCT-QLN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 21/02/2024
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Đỗ Thị Hồng Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/02/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực