Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 58/BTNMT-TCMT
V/v xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước năm 2020

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2021

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Theo quy định tại Điều 134 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24/8/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi trường và Thông tư số 29/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chế độ báo cáo định kỳ hàng năm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương phải xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.

Để bảo đảm tiến độ và chất lượng báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng, hoàn thành báo cáo công tác bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo đúng nội dung, mẫu hướng dẫn tại Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT; báo cáo các chỉ tiêu môi trường quy định tại Thông tư số 29/2019/TT-BTNMT. Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi kèm theo Tài liệu hướng dẫn tính toán các chỉ tiêu trong lĩnh vực môi trường quy định tại Thông tư số 29/2019/TT-BTNMT để quý Ủy ban tham khảo trong quá trình thực hiện (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo Công văn).

Báo cáo của Quý Ủy ban đề nghị gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 năm 2021 theo địa chỉ: Tổng cục Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, điện thoại: 0243.8229728, thư điện tử: phongtonghop@vea.gov.vn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Ủy ban./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Lưu: VT, TCMT.VPTC.TH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Võ Tuấn Nhân

 

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

VIỆC THU THẬP, TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU BÁO CÁO VỀ MÔI TRƯỜNG QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 29/2019/TT-BTNMT NGÀY 31/12/2019 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 

HƯỚNG DẪN VIỆC THU THẬP, TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU BÁO CÁO VỀ MÔI TRƯỜNG

A. Các chỉ tiêu báo cáo thuộc trách nhiệm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Tỷ lệ đô thị (loại IV trở lên) có hệ thống xử lý nước thải tập trung (%)

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường tại các đô thị trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ đô thị loại IV trở lên có hệ thống xử lý nước thải tập trung là tỷ lệ giữa các đô thị có hệ thống xử lý nước thải tập trung trên tổng số đô thị trên địa bàn (Phân loại đô thị theo quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực từ ngày 25 tháng 5 năm 2016 về phân loại đô thị).

- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung đạt yêu cầu là các hệ thống xử lý nước thải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kết quả quan trắc các thông số trong nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật, bao gồm kết quả quan trắc định kỳ, kết quả thanh tra, kiểm tra.

- Phương pháp tính:

Thống kê số lượng đô thị loại IV trên địa bàn tại thời điểm thống kê (số lượng được xác định theo từng loại đô thị: loại I, II, III, IV được phân loại theo quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

Thống kê số lượng đô thị (bao gồm các đô thị loại I, II, III, IV ) có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Công thức như sau:

Tỷ lệ đô thị (loại IV trở lên) có hệ thống xử lý nước thải tập trung (%)

=

Số đô thị loại IV trở lên có hệ thống xử lý nước thải tập trung

x

100

Tổng số đô thị loại IV trở lên trên địa bàn

c) Nguồn số liệu

- Số liệu thống kê, tổng hợp của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Các nguồn khác (nếu có).

d) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 01: Tỷ lệ đô thị từ loại IV trở lên có hệ thống xử lý nước thải tập trung (%)

STT

Loại đô thị

Số lượng đô thị

Số lượng đô thị có hệ thống XLNTTT

Tỷ lệ đô thị có hệ thống XLNTTT

A

B

C

D

E

 

Tổng số

 

 

 

1

Đô thị loại đặc biệt

 

 

 

2

Đô thị loại I

 

 

 

3

Đô thị loại II

 

 

 

 

Đô thị loại III

 

 

 

5

Đô thị loại IV

 

 

 

2. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị (loại IV trở lên) được xử lý đạt quy chuẩn môi trường (%)

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường tại các đô thị trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp, phạm vi tính chỉ số

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên phát sinh của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

=

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường

x

100

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên phát sinh

Trong đó:

Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

Đô thị được phân thành 6 loại, gồm: Loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V và được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày ngày 25 tháng 05 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.

Nước thải là nước đã qua sử dụng và được xả thải ra môi trường xung quanh. Xử lý nước thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại trong nước thải, đảm bảo nước thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường.

Nước thải sinh hoạt đô thị là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân tại các đô thị.

Nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý bảo đảm các thông số ô nhiễm trong nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên phát sinh được tính bằng 80% tổng công suất cấp nước sạch cho sinh hoạt tại các đô thị từ loại IV trở lên, không bao gồm công suất cấp nước sạch cho mục đích công nghiệp (theo quy định tại Thông tư số 03/2019/TT-BKHĐT của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam).

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường được tính bằng tổng công suất xử lý thực tế của các nhà máy xử lý nước thải tập trung đã đưa vào vận hành của các đô thị từ loại IV trở lên.

Nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong trường hợp qua thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phát hiện, xác minh có thông số nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định và chưa được khắc phục đến thời điểm báo cáo.

c) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.

d) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 02: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

ST T

Loại đô thị

Tổng công suất cấp nước sạch thực tế tại các đô thị từ loại IV trở lên của địa phương (m3)

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị từ loại IV trở lên (m3)

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (m3)

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

A

B

1

2

3

4

 

Tổng số

 

 

 

 

1

Đô thị loại đặc biệt

 

 

 

2

Đô thị loại I

 

 

 

3

Đô thị loại II

 

 

 

4

Đô thị loại III

 

 

 

5

Đô thị loại IV

 

 

 

Trong đó: Cột 2 = 0,8 x cột 1; cột 4 = (Tổng cột 3: Tổng cột 2) x 100

3. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh mức độ đáp ứng điều kiện sinh hoạt thiết yếu của người dân ở khu vực nông thôn, đặc biệt đối với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế kém phát triển trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu vực nông thôn của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp, phạm vi tính chỉ số

Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu là tỷ lệ phần trăm hộ gia đình ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh trong tổng số hộ gia đình ở nông thôn.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu (%)

=

Số hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (hộ)

x

100

Tổng số hộ gia đình nông thôn (hộ)

Hố xí hợp vệ sinh là hố xí phải bảo đảm các tiêu chuẩn: không gây ô nhiễm đất bề mặt, nước bề mặt và nước ngầm, không có ruồi muỗi, không có mùi hôi thối và mất mỹ quan, không tạo khả năng súc vật tiếp xúc với phân.

Hố xí hợp vệ sinh bao gồm: hố xí tự hoại, thấm dội nước; hố xí đào (cải tiến có ống thông hơi; có bệ ngồi); hố xí ủ phân trộn.

Số hộ gia đình nông thôn được xác định tại Báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương.

c) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của Cục Thống kê; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Y tế

d) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 03: Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu (%)

Tổng số hộ gia đình khu vực nông thôn (hộ)

Tổng số hộ gia đình khu vực nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (hộ)

Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu (%)

1

2

3

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = (Cột 2 : Cột 1) x 100

4. Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung (%)

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp, phạm vi tính chỉ số

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung là tỷ lệ phần trăm tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung (%)

=

Tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (khu)

x

100

Tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động (khu)

Trong đó:

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được coi là không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong trường hợp qua thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phát hiện, xác minh có thông số nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định và chưa được khắc phục đến thời điểm báo cáo.

Trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao không nhất thiết phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung do có đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác được cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường phê duyệt thì được tính là có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

c) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của Ban quản lý các khu công nghiệp; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường.

d) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 04: Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (KCN) có hệ thống xử lý nước thải tập trung (%)

ST T

Tên KCN đang hoạt động

Địa chỉ

Tình trạng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung (tích dấu X vào 1 trong 2 cột)

Hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (tích dấu X vào 1 trong 2 cột)

Tỷ lệ KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

Không

Đạt

Không đạt

 

A

B

C

1

2

3

4

5

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

1

KCN X

 

 

 

 

 

2

KCN Y

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

Trong đó: Cột 5 = Tổng cột 3: (Tổng cột 1 Tổng cột 2) x 100

5. Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (%)

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh nỗ lực, mức độ quan tâm, đầu tư thiết bị, hạ tầng kỹ thuật phục vụ quan trắc nước thải, khí thải của các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát, giám sát, cảnh báo chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường không khí của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp tính:

- Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây viết tắt là KCN) có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục là tỷ lệ giữa các khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đang vận hành ổn định trên tổng số các KCN đang hoạt động trên địa bàn.

- Công thức tính:

Tỷ lệ các KCN có hệ thống QT nước thải tự động, liên tục (%)

=

Tổng số các KCN đang hoạt động có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đang vận hành ổn định

x

100

Tổng số KCN đang hoạt động trên địa bàn

Các đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục được quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ và các văn bản thay thế có liên quan trên địa bàn tỉnh tính đến ngày 31/12/2020.

Việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục theo quy định của Thông tư 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường.

c) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của UBND cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp.

d) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 05: Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (%)

STT

Tên KCN

Số lượng trạm quan trắc tự động phải lắp đặt

Số lượng trạm quan trắc tự động đã lắp đặt

Đáp ứng tiêu chí (*)

Tỷ lệ KCN có hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục (%)

Nước thải

Khí thải

Nước thải

Khí thải

Đáp ứng

Không đáp ứng

A

1

2

3

4

5

8

9

10

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(*): Đã lắp đặt đầy đủ số lượng trạm quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục theo quy định đồng thời đã thực hiện việc truyền số liệu trực tuyến về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo đúng quy định.

Cột 10 = (Tổng cột 8/Tổng cột 1) x 100

6. Số lượng các trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường không khí xung quanh

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh sự quan tâm của địa phương đối với việc theo dõi, giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh.

b) Khái niệm, phương pháp tính:

- Trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường không khí xung quanh là các trạm quan trắc chất lượng không khí tự động liên tục (bao gồm trạm cố định, trạm điện hóa và một số loại trạm khác).

Trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định là….

Trạm quan trắc môi trường không khí di động là…

Trạm quan trắc môi trường không khí điện hóa là…

- S Trạm quan trắc môi tr tự động, liên tục chất lượng môi trường không khí xung quanh là tổng số trạm quan trắc chất lượng không khí tự động liên tục (bao gồm trạm cố định, trạm điện hóa và một số loại trạm khác) đang vận hành ổn định và được cơ quan quản lý môi trường địa phương xác nhận.

c) Nguồn số liệu: Sở Tài nguyên và Môi trường.

d) Biểu mẫu báo cáo:

Biểu mẫu 06: Số lượng các trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường KKXQ (trạm)

STT

Loại trạm

Số lượng

A

B

C

 

Tổng số

 

 

Trạm cố định

 

 

Trạm điện hóa

 

 

Trạm di động

 

 

 

 

 

 

7. Tỷ lệ cụm công nghiệp có kết nối hạ tầng thu gom và xử lý nước thải tập trung (%)

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường của các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả bảo vệ môi trường đối với các cụm công nghiệp của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp, phạm vi tính chỉ số

Tỷ lệ cụm công nghiệp có kết nối hạ tầng thu gom và xử lý nước thải tập trung là tỷ lệ phần trăm tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ cụm công nghiệp có kết nối hạ tầng thu gom và xử lý nước thải tập trung (%)

=

Tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (cụm)

x

100

Tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động có phát sinh nước thải công nghiệp (cụm)

Trong đó:

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp được coi là không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong trường hợp qua thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phát hiện, xác minh có thông số nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định và chưa được khắc phục đến thời điểm báo cáo.

Trường hợp cụm công nghiệp không nhất thiết phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung do có đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác được cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường phê duyệt thì được tính là có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

c) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của UBND cấp huyện; Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường.

d) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 07: Tỷ lệ cụm công nghiệp (CCN) có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

STT

Tên CCN đang hoạt động có phát sinh nước thải công nghiệp

Địa chỉ

Tình trạng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung (tích dấu X vào 1 trong 2 cột)

Hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (tích dấu X vào 1 trong 2 cột)

Tỷ lệ các CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

Không

Đạt

Không đạt

 

A

B

C

1

2

3

4

5

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

1

CCN X

 

 

 

 

 

2

CCN Y

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

Trong đó: Cột 5 = Tổng cột 3: (Tổng cột 1 Tổng cột 2) x 100

8. Tỷ lệ các cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải y tế (%)

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh mức độ mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường của các cơ sở y tế đang hoạt động trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả xử lý nước thải y tế của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp, phạm vi tính chỉ số

Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải y tế là tỷ lệ phần trăm tổng số cơ sở y tế đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trên tổng số cơ sở y tế đang hoạt động của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải y tế (%)

=

Tổng số cơ sở y tế đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (cơ sở)

x

100

Tổng số cơ sở y tế đang hoạt động (cơ sở)

Trong đó:

Cơ sở y tế thuộc phạm vi tính toán của chỉ số này gồm: bệnh viện, trung tâm y tế đang hoạt động.

Hệ thống xử lý nước thải của cơ sở y tế được coi là không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong trường hợp qua thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phát hiện, xác minh có thông số nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định và chưa được khắc phục đến thời điểm báo cáo.

Trường hợp cơ sở y tế không nhất thiết phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải do có đấu nối với hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác được cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường phê duyệt thì cơ sở y tế được tính là có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

c) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường.

d) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 09: Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

ST T

Tên cơ sở y tế đang hoạt động (bệnh viện, trung tâm y tế)

Địa chỉ

Tình trạng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung (tích dấu X vào 1 trong 2 cột)

Hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (tích dấu X vào 1 trong 2 cột)

Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

Không

Đạt

Không đạt

 

A

B

C

1

2

3

4

5

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

1

Bệnh viện X

 

 

 

 

 

 

2

Trung tâm y tế Y

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Cột 5 = Tổng cột 3: (Tổng cột 1 Tổng cột 2) x 100

 

9. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư, đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; là cơ sở đánh giá hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp, phạm vi tính chỉ số

Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh là tỷ lệ phần trăm số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh trên tổng số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đang hoạt động của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh (%)

=

Tổng số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh (bãi)

x

100

Tổng số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đang hoạt động (bãi)

Trong đó:

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là khu vực được thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan.

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh là bãi chôn lấp đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để thiết kế tổng mặt bằng bãi chôn lấp chất thải rắn, nội dung các giải pháp thiết kế khu chôn lấp, khu xử lý nước rác, khu phụ trợ của một bãi chôn lấp chất thải rắn theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 261:2001 về Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Xây dựng ban hành.

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thuộc phạm vi tính toán của chỉ số là bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đến ngày 31/12/2020; bãi chôn lấp đã đóng cửa không thuộc phạm vi tính toán của chỉ số này.

c) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của UBND cấp huyện; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng.

d) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 9: Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh (%)

STT

Tên khu, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động theo quy hoạch

Mức độ đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (tích dấu X vào 1 trong 2 cột)

Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (%)

Hợp vệ sinh

Không hợp vệ sinh

A

B

1

2

3

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = Tổng cột 1: (Tổng Cột 1 Tổng Cột 2) x 100

10. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoàn thành biện pháp xử lý triệt để (%)

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh nỗ lực thực hiện các biện pháp xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp, phạm vi tính chỉ số

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để là tỷ lệ phần trăm tổng số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để trên tổng số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để (%)

=

Tổng số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để (cơ sở)

x

100

Tổng số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của địa phương (cơ sở)

Trong đó:

Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để (bao gồm cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được di dời hoặc đã giải thể); đã hoàn thành biện pháp khắc phục hậu quả và được cho phép hoạt động trở lại của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp bị đình chỉ hoạt động).

Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bao gồm: cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xác định tại Quyết định số 64/QĐ-TTg năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ; cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xác định tại Quyết định số số 1788/QĐ-TTg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do UBND cấp tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền; cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ tính lũy kế đến ngày 31/12/2020.

c) Tài liệu kiểm chứng

Quyết định chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc văn bản của Sở Tài Nguyên và Môi trường xác nhận việc hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để.

Quyết định hoặc văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành biện pháp khắc phục hậu quả và được cho phép hoạt động trở lại đối với trường hợp bị đình chỉ hoạt động.

d) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường.

đ) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 10: Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để (%)

STT

Tên cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Tình trạng hoàn thành các biện pháp xử lý triệt để (tích dấu X vào 1 trong 2 cột tương ứng)

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để (%)

Đã hoàn thành

Chưa hoàn thành

A

B

1

2

3

 

Tổng số

 

 

 

I

Các cơ sở theo Quyết định số 64/QĐ-TTg

 

 

 

1.

 

 

 

2..

 

 

 

II

Các cơ sở theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg

 

 

3.

 

 

 

4…

 

 

 

III

Các cơ sở do UBND cấp tỉnh phê duyệt

 

 

5.

 

 

 

6…

 

 

 

IV

Các cơ sở theo quy định của Nghị định số 40/NĐ-CP

 

 

7.

 

 

 

8…

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = Tổng cột 1: (Tổng cột 1 Tổng cột 2) x 100.

11. Số lượng khu vực ô nhiễm môi trường tồn lưu được xử lý

a) Khái niệm, phương pháp tính

- Khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu (sau đây gọi tắt là khu vực bị ô nhiễm) là khu vực được phát hiện có một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm tồn lưu vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, ảnh hưởng xấu đến con người, môi trường và hệ sinh thái.

- Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm (sau đây gọi tắt là phương án xử lý ô nhiễm) là các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để giảm thiểu hoặc loại trừ các chất gây ô nhiễm tồn lưu trong môi trường và cải thiện chất lượng môi trường khu vực bị ô nhiễm.

- Thống kê số lượng khu vực ô nhiễm môi trường tồn lưu đã hoàn thành việc xử lý hoặc đang được xử lý tại địa phương.

b) Nguồn số liệu:

- Từ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ nhằm xác định khu vực có hoặc không có chất gây ô nhiễm tồn lưu có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường: a) Tổng hợp, rà soát các tài liệu liên quan đến khu vực có khả năng bị ô nhiễm; b) Khảo sát hiện trường khu vực có khả năng bị ô nhiễm; c) Tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu để xác định chất ô nhiễm tồn lưu, nguồn ô nhiễm tồn lưu và sơ bộ đánh giá mức độ ô nhiễm; d) Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ.

Kết quả điều tra, đánh giá, tổng hợp, lập và công bố danh mục các khu vực bị ô nhiễm trên địa bàn quản lý; lập hồ sơ các khu vực bị ô nhiễm trên địa bàn quản lý, quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản, quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất khu vực bị ô nhiễm theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP;

Báo cáo kết quả cải tạo và phục hồi khu vực bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản lý.

- Từ Tổng cục Môi trường:

Quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh và giao Ủy ban nhân dân các tỉnh có khu vực bị ô nhiễm liên quan tổ chức thực hiện dự án, quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm đối với khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm đối với khu vực bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP

Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh, kết quả tổng hợp, lập và công bố danh mục các khu vực bị ô nhiễm; lập hồ sơ và xây dựng, cập nhật và vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu các khu vực bị ô nhiễm trên phạm vi cả nước. Thông tin địa phương cập nhật về các khu vực bị ô nhiễm vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu các khu vực bị ô nhiễm của Tổng cục Môi trường

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường.

d) Biểu mẫu báo cáo

TT

Địa phương

Tổng số khu vực bị ô nhiễm tồn lưu

Số lượng khu vực ô nhiễm môi trường tồn lưu đã được xử lý

Số lượng khu vực ô nhiễm môi trường tồn lưu đang xử lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Số liệu tính cộng dồn đến thời điểm báo cáo.

 

12. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh (%)

a) Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp, phạm vi tính chỉ số

- Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh: là lượng chất thải sinh hoạt đô thị : (1) được xử lý tại các cơ sở xử lý chất thải sinh hoạt đô thị do cấp có thẩm quyền xác nhận đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu; (2) được chôn lấp tại bãi chôn lấp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật TCVN 6696:2009.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom.

- Công thức tính:

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh (%)

=

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý, chôn lấp đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (tấn)

x

100

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom (tấn)

Trong đó:

- Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (đô thị) được thu gom, vận chuyển bởi các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt và đưa đến các cơ sở xử lý chất thải rắn hoặc bãi chôn lấp.

- Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (đô thị) được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (đô thị) được xử lý tại cơ sở xử lý chất thải rắn hoặc bãi chôn lấp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.

c) Tài liệu kiểm chứng

Báo cáo của các cơ sở xử lý chất thải rắn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; các đơn vị quản lý, vận hành bãi chôn lấp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định;

Báo cáo của các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

d) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng.

đ) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 12: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh (%)

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom (tấn)

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý, chôn lấp đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (tấn)

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh (%)

1

2

3

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = (Cột 2 : Cột 1) x 100

13. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh (%)

a) Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp, phạm vi tính chỉ số

- Khái niệm, phương pháp tính

Lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh: là tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt ở khu vực nông thôn : (1) được xử lý tại các cơ sở xử lý chất thải sinh hoạt nông thôn do cấp có thẩm quyền xác nhận đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu; (2) được chôn lấp tại bãi chôn lấp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hiện hành.

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom.

- Công thức tính:

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh (%)

=

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý, chôn lấp đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (tấn)

x

100

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom (tấn)

Trong đó:

- Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (nông thôn) được thu gom, vận chuyển bởi các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt và đưa đến các cơ sở xử lý chất thải rắn hoặc bãi chôn lấp.

- Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (nông thôn) được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (nông thôn) được xử lý tại cơ sở xử lý chất thải rắn hoặc bãi chôn lấp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.

c) Tài liệu kiểm chứng

Báo cáo của các cơ sở xử lý chất thải rắn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; các đơn vị quản lý, vận hành bãi chôn lấp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định;

Báo cáo của các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

d) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng.

đ) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 13: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh (%)

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom (tấn)

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý, chôn lấp đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (tấn)

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh (%)

1

2

3

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = (Cột 2 : Cột 1) x 100

14. Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn môi trường

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh mức độ xử lý chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả công tác quản lý chất thải nguy hại của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp, phạm vi tính chỉ số

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường là tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải nguy hại được xử lý (kể cả tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại) đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trên tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (%)

=

Tổng khối lượng chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (tấn)

x

100

Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh (tấn)

Trong đó:

Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.

Chất thải nguy hại được xử lý là chất thải nguy hại được xử lý (kể cả tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại) bảo đảm đạt quy chuẩn quốc gia.

Chất thải phóng xạ không thuộc phạm vi tính toán của chỉ số này.

Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh được tính theo báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ của chủ nguồn phát sinh chất thải nguy hại.

Khối lượng chất thải nguy hại được xử lý tính theo báo cáo của các chủ phát sinh chất thải nguy hại kèm các liên chứng từ xử lý chất thải nguy hại được xác thực bởi đơn vị xử lý chất thải nguy hại.

c) Tài liệu kiểm chứng

Báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ của chủ nguồn phát sinh chất thải nguy hại kèm các liên chứng từ xử lý chất thải nguy hại được xác thực bởi đơn vị có chức năng xử lý.

d) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y Tế, Sở Công Thương.

đ) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 14: Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (%)

STT

Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của địa phương (tấn)

Tổng khối lượng chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT (tấn)

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (%)

1

2

3

4 = (Cột 3 : Cột 2) x 100

 

 

 

 

15. Số lượng cơ sở xử lý chất thải nguy hại

a) Khái niệm, phương pháp tính

- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế).

- Số lượng cơ sở xử lý chất thải nguy hại là tổng số cơ sở đáp ứng điều kiện theo quy định hiện hành (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) về chủ xử lý chất thải nguy hại và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Nguồn số liệu :

- Cơ sở dữ liệu về quản lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, vận hành, hồ sơ, tài liệu cấp phép chủ xử lý chất thải nguy hại được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc đơn vị do UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương phân công; Tổng cục Môi trường.

16. Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch (%)

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh mức độ tiếp cận nước sạch của dân số đô thị trên địa bàn; là cơ sở đánh giá hiệu quả các chương trình cung cấp nước sạch và chất lượng môi trường sống người dân khu vực đô thị của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp, phạm vi tính chỉ số

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch là tỷ lệ phần trăm dân số sống ở khu vực đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trong tổng số dân sống ở khu vực đô thị của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch (%)

=

Dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (người)

x

100

Tổng dân số khu vực đô thị (người)

Nước sạch là nước máy được sản xuất từ các nhà máy xử lý nước và cung cấp cho người dân, đạt tiêu chuẩn do Bộ Xây dựng quy định.

Dân số đô thị/thành thị là tổng số dân của các đơn vị lãnh thổ được Nhà nước quy định là phường, thị trấn.

Dân số đô thị được xác định tại Báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương.

c) Tài liệu kiểm chứng

Văn bản, báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về nghiệm thu, vận hành các nhà máy xử lý nước, dân số đô thị được cung cấp nước sạch.

d) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của Sở Xây dựng, Cục Thống kê.

đ) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 16: Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch (%)

Tổng dân số khu vực đô thị (người)

Dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (người)

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch (%)

1

2

3

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = (Cột 2/ Cột 1) x 100

17. Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh (%)

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh mức độ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của người dân nông thôn trên địa bàn; là cơ sở đánh giá hiệu quả chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và chất lượng môi trường sống của dân số nông thôn của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp, phạm vi tính chỉ số

Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh là tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trên tổng số hộ gia đình nông thôn của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh (%)

=

Số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (hộ)

x

100

Tổng số hộ gia đình nông thôn của địa phương (hộ)

Dân số nông thôn là dân số sống ở các đơn vị lãnh thổ được Nhà nước quy định là xã.

Nguồn nước hợp vệ sinh là những nguồn nước sau: nước máy; giếng khoan; giếng đào được bảo vệ; nước suối, khe mó được bảo vệ; nước mưa; nước đóng chai, bình.

Số hộ gia đình nông thôn được xác định tại Báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương.

c) Tài liệu kiểm chứng

Văn bản, báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về về kết quả điều tra dân số và nhà ở; khảo sát mức sống dân cư.

d) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của Cục Thống kê; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

đ) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 17: Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh (%)

Tổng số hộ gia đình nông thôn của địa phương (hộ)

Số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (hộ)

Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh (%)

1

2

3

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = (Cột 2 : Cột 1) x 100

18. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu (%)

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh mức độ đáp ứng điều kiện sinh hoạt thiết yếu của người dân ở khu vực nông thôn, đặc biệt đối với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế kém phát triển trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu vực nông thôn của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp, phạm vi tính chỉ số

Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu là tỷ lệ phần trăm hộ gia đình ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh trong tổng số hộ gia đình ở nông thôn.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu (%)

=

Số hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (hộ)

x

100

Tổng số hộ gia đình nông thôn (hộ)

Hố xí hợp vệ sinh là hố xí phải bảo đảm các tiêu chuẩn: không gây ô nhiễm đất bề mặt, nước bề mặt và nước ngầm, không có ruồi muỗi, không có mùi hôi thối và mất mỹ quan, không tạo khả năng súc vật tiếp xúc với phân.

Hố xí hợp vệ sinh bao gồm: hố xí tự hoại, thấm dội nước; hố xí đào (cải tiến có ống thông hơi; có bệ ngồi); hố xí ủ phân trộn.

Số hộ gia đình nông thôn được xác định tại Báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương.

c) Tài liệu kiểm chứng

Văn bản báo cáo về kết quả điều tra dân số và nhà ở; khảo sát mức sống dân cư được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

d) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của Cục Thống kê; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Y tế

đ) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 18: Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu (%)

Tổng số hộ gia đình khu vực nông thôn (hộ)

Tổng số hộ gia đình khu vực nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (hộ)

Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu (%)

1

2

3

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = (Cột 2 : Cột 1) x 100

19. Số lượng và diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh mức độ thực hiện quy hoạch bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp tính

- Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm: Vườn quốc gia, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh và Khu bảo vệ cảnh quan. Căn cứ vào mức độ đa dạng sinh học, quy mô diện tích, khu bảo tồn thiên nhiên được phân thành cấp quốc gia và cấp tỉnh để có chính sách quản lý, đầu tư phù hợp. Vườn quốc gia, Khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia là các khu bảo tồn thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí chủ yếu quy định tại Điều 17, khoản 2 Điều 18, khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20 của Luật Đa dạng sinh học.

Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm mục đích bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn và đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây: Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với địa phương, hệ sinh thái đặc thù hoặc đại diện cho các hệ sinh thái của địa phương đó. Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm mục đích bảo tồn các loài hoang dã trên địa bàn và đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây: Là nơi sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài hoang dã thuộc Danh mục cấm khai thác ngoài tự nhiên, nơi sinh sản, tránh rét của các loài di cư. Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm mục đích bảo vệ cảnh quan trên địa bàn và đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây: Có cảnh quan môi trường, nét đẹp, độc đáo của thiên nhiên nhưng không đáp ứng các tiêu chí thành lập khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia. Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

Số lượng khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh được tính bằng tổng số khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia và cấp tỉnh được quy hoạch và quản lý trên địa bàn địa phương, được liệt kê theo danh sách cụ thể (tránh trùng lặp khi thống kê trên toàn quốc đối với các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn từ 2 địa phương trở lên). Diện tích khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh được tính bằng tổng diện tích được quy hoạch cho các khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia và cấp tỉnh trên địa bàn.

- Diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập là diện tích ghi trong quyết định thành lập khu bảo tồn đã được cấp có thẩm quyền ban hành (không bao gồm diện tích vùng đệm).

c) Tài liệu kiểm chứng

- Các quyết định thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và một số Quy hoạch có liên quan khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Nguồn số liệu

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

đ) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 19: Số lượng và diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên

STT

Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh

Tổng số Diện tích

Diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập tính đến năm báo cáo (ha)

Chia ra

Vườn quốc gia

Khu dự trữ thiên nhiên

Khu bảo tồn loài, sinh cảnh

Khu bảo vệ cảnh quan

Tổng số

Cấp quốc gia

Cấp tỉnh

Tổng số

Cấp quốc gia

Cấp tỉnh

Tổng số

Cấp quốc gia

Cấp tỉnh

A

B

2

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khu A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Khu B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

Cột 2 = Cột 3 Cột 4 Cột 7 Cột 10

Cột 4 = Cột 5 Cột 6

Cột 7 = Cột 8 Cột 9

Cột 10 = Cột 11 Cột 12.

 

20. Số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

a) Khái niệm, phương pháp tính

- Các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được quy định tại Nghị định 160/2013/NĐ-CP.

Số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của năm/giai đoạn thống kê được xác định bằng tổng các loài hoang dã nguy cấp, quý hiếm và các loài giống cây trồng, vật nuôi, nấm và vi sinh vật được ưu tiên bảo vệ.

Số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ giảm phản ánh mức độ đa dạng, phong phú của loài tăng lên, đặc trưng sinh học của quần thể loài sinh vật sẽ ít bị ảnh hưởng (phân bố sinh thái, sinh sản,…)

b) Nguồn số liệu:

- Cơ sở dữ liệu nền về đa dạng sinh học của địa phương, báo cáo đa dạng sinh học của địa phương theo năm, giai đoạn, số liệu thống kê về đa dạng sinh học của địa phương theo năm, giai đoạn.

c) Biểu mẫu báo cáo

Biểu mẫu 20: Số loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

STT

Nhóm loài

Số lượng

A

B

C

 

Tổng số

 

 

Thực vật

 

 

Động vật

 

 

Giống cây trồng

 

 

Giống vật nuôi

 

 

21. Tỷ lệ cán bộ trên 1 triệu dân làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (người)

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh nỗ lực, mức độ quan tâm, đáp ứng yêu cầu nhân lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp, phạm vi tính chỉ số

Tỷ lệ cán bộ trên 1 triệu dân làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là tỷ lệ tổng số công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp xã; và cán bộ thuộc bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường của Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp (người) trên tổng dân số của địa phương (triệu người).

Công thức tính:

Tỷ lệ cán bộ trên 1 triệu dân làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

=

Tổng số công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp xã và cán bộ thuộc bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường của Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp (người)

Tổng dân số (triệu người)

Phạm vi tính toán chỉ số là tổng số công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp; số cán bộ thuộc bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường của Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp đến ngày 31/12/2020.

c) Tài liệu kiểm chứng

Văn bản, báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng cán bộ, công chức của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

d) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của UBND cấp huyện; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ, Cục Thống kê, Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp.

đ) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 21: Tỷ lệ cán bộ trên 1 triệu dân làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (người)

Tổng dân số của địa phương (Triệu người)

Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường (người)

Tỷ lệ công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ BVMT trên 1 triệu dân (người/triệu dân)

Tổng số

Số công chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về BVMT trong cơ quan chuyên môn về BVMT thuộc UBND cấp tỉnh

Số công chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về BVMT trong cơ quan chuyên môn về BVMT thuộc UBND cấp huyện

Số công chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về BVMT ở cấp xã

Số cán bộ thuộc bộ phận chuyên trách về BVMT của Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

Cột 2 = Cột 3 Cột 4 Cột 5 Cột 6

Cột 7 = (Cột 2: Cột 1)

 

22. Tỷ lệ ngân sách nhà nước chi hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường (%)

a) Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh nỗ lực, mức độ quan tâm, đầu tư nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ môi trường của địa phương.

b) Khái niệm, phương pháp, phạm vi tính chỉ số

Tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng kinh phí chi cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường trên tổng chi ngân sách của địa phương trong năm.

Công thức tính:

Tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường (%)

=

Tổng chi ngân sách từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của địa phương (tỷ đồng)

x

100

Tổng chi ngân sách của địa phương (tỷ đồng)

Chi ngân sách từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của địa phương trong năm được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2017/TT- BTC ngày 6/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Các nhiệm vụ chi cho bảo vệ môi trường thuộc các nguồn kinh phí khác (như chi từ nguồn sự nghiệp khoa học, vốn đầu tư phát triển và các nguồn vốn khác) không thuộc phạm vi tính toán của chỉ số này.

c) Tài liệu kiểm chứng

Văn bản, báo cáo, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và phê duyệt quyết toán ngân sách, kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của địa phương.

d) Nguồn số liệu

Số liệu thống kê, tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính.

đ) Biểu mẫu báo cáo chỉ số

Biểu mẫu 22: Tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường (%)

Tổng chi ngân sách từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của địa phương trong năm (tỷ đồng)

Tổng chi ngân sách của địa phương trong năm (tỷ đồng)

Tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường (%)

1

2

3

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = (Cột 1 : Cột 2) x 100

 

B. Các chỉ tiêu báo cáo thuộc trách nhiệm của các Bộ, ngành

I. Tình hình, kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường

1. Ban hành văn bản định hướng, quy phạm pháp luật và các văn bản khác

1.1. Số lượng Thông tư, Thông tư liên tịch được ban hành

a) Khái niệm, phương pháp tính:

Thông tư, Thông tư liên tịch được ban hành là văn bản quy định các vấn đề liên quan trong lĩnh vực môi trường do các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

Phương pháp tính: Tổng hợp thống kê số lượng và số hiệu các Thông tư, Thông tư liên tịch đã được ký ban hành trong năm.

b) Nguồn số liệu: Các Bộ, ngành

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ.

1.2. Số lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, kế hoạch đề án về bảo vệ môi trường được ban hành

a) Khái niệm, phương pháp tính:

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường được ban hành là các Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường được các Bộ, ngành ban hành để phục vụ công tác quản lý theo thẩm quyền.

Phương pháp tính: Thống kê số lượng Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường được ban hành trong năm kèm theo số hiệu.

b) Nguồn số liệu: Căn cứ số liệu do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp, các Sở có liên quan.

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ.

1.3. Số lượng Công ước quốc tế làm đầu mối

a) Khái niệm, phương pháp tính:

Công ước quốc tế (Điều ước quốc tế) là văn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những điều bị cấm thi hành, liên quan đến một lĩnh vực nào đó, do một nhóm nước thỏa thuận và cùng cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sự thống nhất về hành động và sự hợp tác trong các nước thành viên.

Công ước quốc tế có hiệu lực trọn vẹn với các nước thành viên, nhưng cũng có tác động rất lớn đối với các nước trong khu vực chưa tham gia công ước.

- Phương pháp tính: Thống kê số lượng Công ước quốc tế do Việt Nam làm đầu mối (nếu có)

b) Nguồn số liệu: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ GTVT, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng...

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ.

II. Nguồn lực về bảo vệ môi trường

1. Nguồn nhân lực

1.1. Số tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường (Đơn vị được giao nhiệm vụ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tham mưu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo ngành, lĩnh vực)

a) Khái niệm, phương pháp tính

- Tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường gồm:

Tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ);

Tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan thực thi pháp luật chuyên ngành (sau đây gọi chung là Cục, Tổng cục, Vụ, Ban...) thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.

b) Nguồn số liệu: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ GTVT, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng...

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ.

1.2. Số lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

a) Khái niệm, phương pháp tính

Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường thuộc các đơn vị quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ.

b) Nguồn số liệu: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ GTVT, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng...

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ.

1.3. Số lượt cán bộ được đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ môi trường

a) Khái niệm, phương pháp tính

- Số lượt cán bộ được đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ bảo vệ môi trường: tổng số lượt cán bộ đang làm việc tại cơ quan nhà nước được tham gia các lớp, khóa đào tạo, tập huấn (trong và ngoài nước) về chuyên môn, nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong năm thống kê.

- Thống kê số lượt cán bộ đang làm việc tại cơ quan nhà nước được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ bảo vệ môi trường.

b) Nguồn số liệu:

- Báo cáo kết quả tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ bảo vệ môi trường của các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến môi trường trên địa bàn tỉnh, báo cáo về công tác tổ chức cán bộ liên quan đến hoạt động đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý môi trường.

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ.

2. Nguồn tài chính

2.1. Tổng số, tỷ lệ ngân sách nhà nước đầu tư phát triển chi cho bảo vệ môi trường

a) Khái niệm, phương pháp tính

- Chi đầu tư phát triển bảo vệ môi trường gồm chi cho các dự án xây dựng, cải tạo công trình xử lý chất thải, xây dựng và trang bị trạm quan trắc và phân tích môi trường do Nhà nước quản lý; đầu tư phương tiện, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn đa dạng sinh học; cải tạo nguồn nước bị ô nhiễm, trồng và chăm sóc cây xanh tại nơi công cộng, khu vực công ích.

- Nội dung chi hoạt động môi trường bao gồm: Chi từ nguồn ngân sách nhà nước; Chi từ nguồn thu từ những đơn vị, cá nhân dưới hình thức thu phí; Chi từ nguồn tài trợ quốc tế; Chi của các doanh nghiệp,các công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm:

Chi cho đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường;

Chi cho các hoạt động điều tra cơ bản;

Chi cho các hoạt động thường xuyên, đột xuất bảo vệ môi trường....

- Các khoản chi khác cho hoạt động bảo vệ môi trường do các tổ chức, cá nhân thực hiện. Tổng ngân sách nhà nước đầu tư phát triển chi cho bảo vệ môi trường: là tổng nguồn chi cho các hoạt động nêu trên.

- Tỷ lệ ngân sách nhà nước đầu tư phát triển chi cho bảo vệ môi trường: tỷ lệ nguồn chi ngân sách nhà nước đầu tư phát triển cho bảo vệ môi trường trên tổng nguồn chi cho hoạt động bảo vệ môi trường.

b) Nguồn số liệu:

- Báo cáo theo chế độ thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ tài nguyên và môi trường, chi ngân sách theo loại, mục và tiểu mục của Bộ Tài chính, kết quả điều tra doanh nghiệp, điều tra hộ cá thể. Các cuộc điều tra chuyên đề khác của Tổng cục Thống kê và các Bộ ngành có liên quan, báo cáo của Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo của Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ tài nguyên và Môi trường.

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.

2.2. Tổng số, tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường

a) Khái niệm, phương pháp tính

- Chi hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường gồm: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường; thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hoạt động quan trắc môi trường; xây dựng hệ thống thông tin môi trường và báo cáo môi trường; hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra; kiểm soát ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường; quản lý chất thải và bảo tồn đa dạng sinh học; đào tạo, truyền thông về bảo vệ môi trường; phổ biến và đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; các hoạt động quản lý bảo vệ môi trường khác.

Tổng ngân sách nhà nước chi hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường được tính bằng tổng chi cho các hoạt động nêu trên.

- Tỷ lệ ngân sách nhà nước chi hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường được tính bằng tổng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ môi trường trên tổng kinh phí chi cho hoạt động bảo vệ môi trường (bao gồm nguồn từ ngân sách nhà nước, tài trợ từ các tổ chức/chương trình quốc tế và các nguồn khác như nguồn vốn ODA, xã hội hóa, đầu tư…)

b) Nguồn số liệu:

- Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ tài nguyên và môi trường.

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.

2.3. Tổng số, tỷ lệ kinh phí đầu tư từ xã hội cho bảo vệ môi trường

a) Khái niệm, phương pháp tính

- Tổng kinh phí đầu tư từ xã hội cho bảo vệ môi trường là nguồn kinh phí huy động từ cá nhân, tập thể cho các công trình hay hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Tỷ lệ kinh phí đầu tư từ xã hội cho hoạt động bảo vệ môi trường được tính bằng tỷ lệ phần trăm kinh phí đầu tư từ xã hội cho bảo vệ môi trường trên tổng kinh phí huy động từ xã hội cho các hoạt động, công trình công ích.

- Phương pháp tính:

Tỷ lệ kinh phí đầu tư từ xã hội cho bảo vệ môi trường (%)

=

Tổng kinh phí đầu tư từ xã hội cho bảo vệ môi trường (triệu đồng/năm)

x

100

Tổng kinh phí huy động từ xã hội cho các hoạt động, công trình công ích (triệu đồng/năm)

b) Nguồn số liệu:

- Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ tài nguyên và môi trường.

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2.4. Tổng số, tỷ lệ vốn ODA chi cho hoạt động bảo vệ môi trường

a) Khái niệm, phương pháp tính

- Tổng số vốn ODA chi cho hoạt động bảo vệ môi trường là tổng kinh phí chi từ nguồn vốn ODA cho các hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Tỷ lệ vốn ODA chi cho hoạt động bảo vệ môi trường được tính bằng tỷ lệ phần trăm kinh phí từ nguồn vốn ODA cho bảo vệ môi trường trên tổng kinh phí nguồn ODA được chi cho địa phương.

b) Nguồn số liệu

- Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ tài nguyên và môi trường.

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.

2.5. Tổng số dự án và tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường

a) Khái niệm, phương pháp tính

- Tổng số dự án của hoạt động bảo vệ môi trường là tổng các dự án cho hoạt động bảo vệ môi trường được sử dụng kinh phí từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương.

- Tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường được tính bằng tổng kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản chi cho hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.

b) Nguồn số liệu

- Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2.6. Tổng số kinh phí chi cho hoạt động bảo vệ môi trường

a) Khái niệm, phương pháp tính

- Chi hoạt động môi trường là toàn bộ các khoản chi từ các nguồn cho hoạt động làm trong sạch và bảo vệ môi trường. Nguồn chi cho hoạt động môi trường bao gồm:

Chi từ nguồn ngân sách nhà nước;

Chi từ nguồn thu từ những đơn vị, cá nhân dưới hình thức thu phí;

Chi từ nguồn tài trợ quốc tế;

Chi của các doanh nghiệp,các công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh

- Nội dung chi bao gồm:

Chi cho đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường;

Chi cho các hoạt động điều tra cơ bản về môi trường;

Chi cho các hoạt động thường xuyên, đột xuất bảo vệ môi trừng....

- Các khoản chi khác do các tổ chức, cá nhân thực hiện.

- Tổng kinh phí chi cho hoạt động bảo vệ môi trường là tổng kinh phí từ các nguồn nêu trên cho hoạt động bảo vệ môi trường hàng năm tại các Bộ, ngành và địa phương.

b) Nguồn số liệu

- Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Các bộ.

2.7. Tổng số, tỷ lệ kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ chi cho bảo vệ môi trường (Triệu đồng, %)

a) Khái niệm, phương pháp tính

- Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường bao gồm:

Nghiên cứu, chuyển giao, phát triển và ứng dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải;

Nghiên cứu, chuyển giao, phát triển và ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường và công nghệ khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

Nghiên cứu, chuyển giao, phát triển và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm; cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường;

Nghiên cứu, chuyển giao, phát triển và ứng dụng công nghệ kiểm soát ô nhiễm, quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường và công nghệ dự báo, cảnh báo sớm các biến đổi môi trường;

Nghiên cứu xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu;

Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp cải thiện sức khỏe môi trường, giảm thiểu tác hại của môi trường đối với con người.

- Tổng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ chi cho bảo vệ môi trường là tổng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ chi cho các hoạt động nêu trên.

- Phương pháp tính:

Tỷ lệ kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ chi cho bảo vệ môi trường (%)

=

Tổng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ chi cho bảo vệ môi trường

x

100

Tổng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ

b) Nguồn số liệu

- Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2.8. Tổng nguồn thu ngân sách từ thuế, phí liên quan đến môi trường

a) Khái niệm, phương pháp tính

- Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Theo Luật Thuế Bảo vệ môi trường, đối tượng chịu thuế gồm 8 nhóm: Xăng, dầu, mỡ, nhờn; Than đá; Dung dịch HCFC; Túi ni lông; Thuốc diệt cỏ (loại hạn chế sử dụng); thuốc trừ mối (hạn chế sử dụng); Thuốc bảo quản lâm sản (hạn chế sử dụng); Thuốc khử trùng kho (hạn chế sử dụng).

- Phí bảo vệ môi trường là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên để xây dựng, bảo dưỡng môi trường và tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.

Phí môi trường được tính dựa vào lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường, mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm, tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng hàng hóa, lợi nhuận của doanh nghiệp. Các loại phí môi trường đang được áp dụng gồm: phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn và hoạt động khai thác khoáng sản.

- Tổng nguồn thu ngân sách từ thuế, phí liên quan đến môi trường là tổng kinh phí thu được từ các nhóm đối tượng chịu thuế môi trường và kinh phí thu được từ các đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn và hoạt động khai thác khoáng sản.

b) Nguồn số liệu

- Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.

2.9. Tổng số, tỷ lệ nguồn thu từ phí liên quan đến môi trường đầu tư trực tiếp trở lại cho bảo vệ môi trường

a) Khái niệm, phương pháp tính

- Nguồn thu từ phí liên quan đến môi trường đầu tư trực tiếp trở lại cho bảo vệ môi trường được tính bằng tổng phí bảo vệ môi trường từ các nguồn thu phí nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn, khai thác khoáng sản, phí vệ sinh môi trường được đầu tư trực tiếp trở lại cho các hoạt động bảo vệ môi trường theo các quy định hiện hành ở cấp trung ương và địa phương (Đơn vị tính: triệu đồng).

- Tỷ lệ nguồn thu từ phí liên quan đến môi trường đầu tư trực tiếp trở lại cho bảo vệ môi trường được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tổng kinh phí đầu tư trực tiếp cho bảo vệ môi trường từ nguồn thu phí liên quan đến môi trường trên tổng nguồn thu từ phí liên quan đến môi trường.

- Phương pháp tính:

Tỷ lệ nguồn thu từ phí liên quan đến môi trường đầu tư trực tiếp trở lại cho bảo vệ môi trường (%)

=

Tổng kinh phí đầu tư trực tiếp cho bảo vệ môi trường từ nguồn thu phí liên quan đến môi trường (triệu đồng)

x

100

Tổng nguồn thu từ phí liên quan đến môi trường (triệu đồng)

b) Nguồn số liệu

Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

c) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.

 

Mục lục

A. Các chỉ tiêu báo cáo thuộc trách nhiệm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Tỷ lệ đô thị (loại IV trở lên) có hệ thống xử lý nước thải tập trung (%)

2. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị (loại IV trở lên) được xử lý đạt quy chuẩn môi trường (%)

3. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu

4. Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung (%)

5. Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (%)

6. Số lượng các trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường không khí xung quanh

7. Tỷ lệ cụm công nghiệp có kết nối hạ tầng thu gom và xử lý nước thải tập trung (%)

8. Tỷ lệ các cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải y tế (%)

9. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh

10. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoàn thành biện pháp xử lý triệt để (%)

12. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh (%)

13. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh (%)

14. Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn môi trường

15. Số lượng cơ sở xử lý chất thải nguy hại

16. Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch (%)

17. Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh (%)

18. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu (%)

19. Số lượng và diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên

20. Số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

21. Tỷ lệ cán bộ trên 1 triệu dân làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (người)

22. Tỷ lệ ngân sách nhà nước chi hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường (%)

B. Các chỉ tiêu báo cáo thuộc trách nhiệm của các Bộ, ngành

I. Tình hình, kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường

1. Ban hành văn bản định hướng, quy phạm pháp luật và các văn bản khác

1.1. Số lượng Thông tư, Thông tư liên tịch được ban hành

1.2. Số lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, kế hoạch đề án về bảo vệ môi trường được ban hành

1.3. Số lượng Công ước quốc tế làm đầu mối

II. Nguồn lực về bảo vệ môi trường

1. Nguồn nhân lực

1.1. Số tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường (Đơn vị được giao nhiệm vụ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tham mưu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo ngành, lĩnh vực)

1.2. Số lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

1.3. Số lượt cán bộ được đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ môi trường

2. Nguồn tài chính

2.1. Tổng số, tỷ lệ ngân sách nhà nước đầu tư phát triển chi cho bảo vệ môi trường

2.2. Tổng số, tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường

2.3. Tổng số, tỷ lệ kinh phí đầu tư từ xã hội cho bảo vệ môi trường

2.4. Tổng số, tỷ lệ vốn ODA chi cho hoạt động bảo vệ môi trường

2.5. Tổng số dự án và tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường

2.6. Tổng số kinh phí chi cho hoạt động bảo vệ môi trường

2.7. Tổng số, tỷ lệ kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ chi cho bảo vệ môi trường (Triệu đồng, %)

2.8. Tổng nguồn thu ngân sách từ thuế, phí liên quan đến môi trường

2.9. Tổng số, tỷ lệ nguồn thu từ phí liên quan đến môi trường đầu tư trực tiếp trở lại cho bảo vệ môi trường

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 58/BTNMT-TCMT năm 2021 về xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 58/BTNMT-TCMT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 06/01/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Người ký: Võ Tuấn Nhân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/01/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản