Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 566/TTg-QHQT | Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2009 |
Kính gửi: | Các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Tài chính, Y tế, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo. |
Xét đề nghị của Bộ Công Thương (công văn số 2340/TTr-BCT ngày 20 tháng 3 năm 2009), để triển khai Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế (sau đây gọi là Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản) và Hiệp định thực hiện, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, thống nhất với phía Nhật Bản thời điểm thông báo hiệu lực của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, đảm bảo bắt đầu thực thi Hiệp định ngay sau khi có hiệu lực.
2. Bộ Tài chính chuẩn bị các thủ tục cần thiết ban hành biểu thuế của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản để hai bên cùng đồng thời thực hiện cam kết ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
3. Bộ Công Thương:
- Làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, đôn đốc việc triển khai thực hiện các cam kết và các chương trình hợp tác đã quy định trong khuôn khổ Hiệp định.
- Phối hợp với Bộ Tài chính sớm ban hành các văn bản pháp lý về thủ tục cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ cần thiết để hàng hóa của Việt Nam được hưởng ưu đãi ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ Tài chính, các địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức phổ biến rộng rãi các nội dung của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản để nâng cao hiểu biết của nhân dân và các doanh nghiệp về các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng có hiệu quả những lợi ích đạt được.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công Thương chuẩn bị phương án đàm phán về tiếp cận thị trường lao động Nhật Bản để sớm nối lại đàm phán theo quy định của Hiệp định.
5. Các cơ quan liên quan chủ động triển khai các hoạt động hợp tác song phương với Nhật Bản, tập trung và các dự án ưu tiên mà phía Nhật Bản đã cam kết hỗ trợ trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn số 669/CP-KTTH ngày 21/05/2003 của Chính phủ về việc triển khai Hiệp định dệt may Việt Nam-Hoa Kỳ
- 2Công văn số 3238/BKHCN-TĐC về việc báo cáo tình hình triển khai Hiệp định TBT do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Công văn 800/VPCP-KGVX sơ kết thực hiện Đề án triển khai Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Công văn số 669/CP-KTTH ngày 21/05/2003 của Chính phủ về việc triển khai Hiệp định dệt may Việt Nam-Hoa Kỳ
- 2Công văn số 3238/BKHCN-TĐC về việc báo cáo tình hình triển khai Hiệp định TBT do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Công văn 800/VPCP-KGVX sơ kết thực hiện Đề án triển khai Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 566/TTg-QHQT triển khai Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản và Hiệp định thực hiện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 566/TTg-QHQT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/04/2009
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Gia Khiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/04/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra