Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5633/BGTVT-CQLXD
V/v: Ban hành đề cương tổng quát cho công tác kiểm định chất lượng trong quá trình thi công các dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ và các dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2014

 

Kính gửi:

- Các Ban QLDA: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 85, ATGT, Thăng Long, Đường Hồ Chí Minh;
- Các Sở GTVT: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Thừa Thiên - Huế;
- Các Nhà đầu tư các dự án BOT Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên.

 

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Quy chế triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ ban hành kèm theo Quyết định số 1150/QĐ-BGTVT ngày 03/5/2013 và Quy chế triển khai thực hiện các dự án QL14 qua khu vực Tây Nguyên (Đường Hồ Chí Minh) ban hành kèm theo Quyết định số 1826/QĐ-BGTVT ngày 28/6/2013 của Bộ GTVT.

Theo đề nghị của Viện Khoa học công nghệ GTVT tại Văn bản số 626/VKHCN-KHDA ngày 18/4/2014 và đề nghị của Cục Quản lý xây dựng & CL CTGT tại Văn bản số 1068/CQLXD-SB2 ngày 12/5/2014, Bộ GTVT ban hành Đề cương tổng quát cho công tác kiểm định chất lượng trong quá trình thi công các Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ và các Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên kèm theo văn bản này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tham khảo sử dụng vào việc lập đề cương chi tiết về công tác kiểm định chất lượng trong quá trình thi công đối với từng Dự án mở rộng QL1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c)
- Các Thứ trưởng;
- Vụ KHĐT, TC; Ban PPP;
- Lưu VT, CQLXD (5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ

 

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

VỀ KIỂM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1 ĐOẠN THANH HÓA - CẦN THƠ VÀ CÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA KHU VỰC TÂY NGUYÊN
(Kèm theo Văn bản số 5633/BGTVT-CQLXD ngày 19/5/2014 của Bộ GTVT)

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Công tác kiểm định chất lượng thi công công trình được thực hiện trong giai đoạn thi công theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư và xây dựng công trình giao thông. Thông qua công tác kiểm định có được số liệu độc lập khách quan ngoài các số liệu thí nghiệm của tư vấn và nhà thầu đã thực hiện theo điều khoản của hợp đồng để đánh giá việc quản lý và bảo đảm chất lượng của Chủ đầu tư (CĐT), Tư vấn giám sát (TVGS) và Nhà thầu (NT), phục vụ giám định kết luận những sai phạm, vi phạm để xử lý, uốn nắn kịp thời theo từng giai đoạn thi công.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

2.1. Đối tượng: Áp dụng cho các dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL.1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ và các dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, bao gồm các dự án sử dụng vốn NSNN và các dự án theo hình thức BOT.

2.2. Phạm vi áp dụng: Các công trình đường bộ, bao gồm đường và cầu.

3. PHÂN CẤP, PHÂN CÔNG

3.1. Trên cơ sở đề xuất của các Ban QLDA (đối với các dự án do Bộ GTVT làm CĐT), các Sở GTVT (đối với các dự án do Sở GTVT làm CĐT), các Nhà đầu tư (đối với dự án BOT), Bộ GTVT chấp thuận đơn vị kiểm định và đề cương công tác kiểm định; Bộ GTVT (đối với các dự án do Bộ GTVT làm CĐT), các Sở GTVT (đối với các dự án do Sở GTVT làm CĐT), các Nhà đầu tư (đối với dự án BOT) phê duyệt dự toán.

3.2. Các đơn vị Tư vấn kiểm định (TVKĐ): Các đơn vị có đủ chức năng nhiệm vụ, có kinh nghiệm, có đủ năng lực trong và ngoài ngành GTVT; ưu tiên Viện Khoa học và Công nghệ GTVT.

4. BÁO CÁO KẾT QUẢ VÀ XỬ LÝ

4.1. Kết quả kiểm định:

- Giám đốc các đơn vị Tư vấn kiểm định báo cáo các Ban QLDA (đối với các dự án do Bộ GTVT làm CĐT), các Sở GTVT (đối với các dự án do Sở GTVT làm CĐT), các Nhà đầu tư (đối với dự án BOT) và Bộ GTVT (Cục QLXD&CL CTGT).

- Trên cơ sở báo cáo của đơn vị Tư vấn kiểm định, các Ban QLDA (đối với các dự án do Bộ GTVT làm CĐT), các Sở GTVT (đối với các dự án do Sở GTVT làm CĐT), các Nhà đầu tư (đối với dự án BOT) có trách nhiệm tự nhận xét, đánh giá báo cáo Bộ GTVT về chất lượng dự án và diễn biến chất lượng các dự án do đơn vị mình làm nhà đầu tư, chủ đầu tư hoặc quản lý thực hiện.

4.2. Thẩm quyền xử lý các sai phạm, vi phạm khi kết quả kiểm định cho số liệu bất thường (kém): Cục trưởng Cục QLXD&CL CTGT (đối với các dự án do Bộ GTVT làm CĐT và các dự án BOT), Giám đốc Sở GTVT các tỉnh (đối với các dự án do Sở GTVT làm CĐT).

4.3. Chế độ báo cáo: Theo định kỳ hoặc sau mỗi đợt kiểm định (Tùy theo mức độ yêu cầu cụ thể của từng dự án, cần quy định rõ trong đề cương nhiệm vụ), các Ban QLDA (đối với các dự án do Bộ GTVT làm CĐT), các Sở GTVT (đối với các dự án do Sở GTVT làm CĐT), các Nhà đầu tư (đối với dự án BOT) báo cáo về Cục QLXD&CL CTGT về diễn biến chất lượng các dự án. Trong đó nêu rõ:

- Tiến độ thực hiện của dự án;

- Kết quả kiểm định đã thực hiện, đánh giá tổng quát về chất lượng;

- Những tồn tại về chất lượng của dự án, hình thức xử lý, khắc phục.

5. NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH

5.1. Công tác kiểm định không thay thế cho công tác thí nghiệm, kiểm soát chất lượng của Nhà thầu và TVGS trong quá trình thi công.

5.2. Công tác kiểm định được tiến hành theo từng đợt, theo từng giai đoạn thi công cho đến khi kết thúc thi công công trình.

5.3. Công tác kiểm định hiện trường được thực hiện đối với các bộ phận, hạng mục xây dựng đã được TVGS nghiệm thu.

5.4. Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm của TVKĐ phải có chứng chỉ hiệu chuẩn phù hợp với quy định hiện hành (áp dụng đối với các thiết bị đo lường).

5.5. Sau khi có số liệu báo cáo của TVKĐ, tùy vào mức độ công trình, Bộ GTVT sẽ tổ chức kiểm tra, xử lý hoặc ủy quyền cho Cục trưởng Cục QLXD&CL CTGT tổ chức kiểm tra, xử lý.

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1. Đơn vị kiểm định cần bố trí kế hoạch về lực lượng, thiết bị thí nghiệm để chủ động triển khai công tác kiểm định theo yêu cầu của CĐT.

6.2. Việc kiểm định tại hiện trường được tiến hành có sự giám sát của đại diện CĐT, CĐT có trách nhiệm thông báo cho TVGS và Nhà thầu cùng tham gia chứng kiến.

6.3. TVKĐ tiến hành xác định và lập sơ đồ các vị trí thí nghiệm, lấy mẫu; lập biên bản xác nhận khối lượng thực hiện, có xác nhận của đại diện CĐT.

6.4. Sau mỗi đợt kiểm định, TVKĐ phải làm báo cáo kết quả kiểm định có nhận xét và đánh giá chất lượng (trên cương vị người làm thí nghiệm) gửi CĐT và Bộ GTVT (qua Cục QLXD & CL CTGT) để có những chỉ đạo, khắc phục kịp thời những khiếm khuyết công trình (nếu có).

7. NỘI DUNG CÔNG VIỆC KIỂM ĐỊNH

7.1. Quy mô kiểm định:

a) Số lượng mẫu thí nghiệm: Là số lượng trong đề cương tổng quát mang tính chất định hướng, khối lượng cụ thể được xác định tại đề cương chi tiết được duyệt trước khi triển khai. Trong quá trình triển khai hiện trường, nếu phát hiện có những vị trí hư hỏng đặc biệt, đại diện chủ đầu tư và đơn vị TVKĐ sẽ thảo luận để thống nhất bổ sung khối lượng mẫu kiểm định (kinh phí kiểm định phát sinh do Nhà thầu chỉ trả trong trường hợp nguyên nhân dẫn đến hư hỏng do chủ quan từ phía Nhà thầu gây ra).

b) Vị trí thí nghiệm: Được đại diện chủ đầu tư và đơn vị TVKĐ thống nhất cụ thể tại hiện trường (tập trung vào những vị trí có nghi ngờ về chất lượng và những hạng mục, bộ phận quan trọng, chủ yếu của công trình).

7.2. Phương pháp kiểm định

a) Công tác kiểm định tại hiện trường và trong phòng được thực hiện theo các tiêu chuẩn đã quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.

b) Với hạng mục, nội dung kiểm định chưa quy định tiêu chuẩn trong chỉ dẫn kỹ thuật của dự án thì thực hiện theo các tiêu chuẩn hiện hành theo thứ tự ưu tiên: TCVN, AASHTO, ASTM, JIS, BS, …

7.3. Nội dung, khối lượng kiểm định

Nội dung, khối lượng kiểm định được quy định tại Bảng 1. Tùy theo thực tế dự án, Chủ đầu tư quyết định khối lượng kiểm định cụ thể trong đề cương chi tiết được duyệt.

Bảng 1. Khối lượng kiểm định

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị

Khối lượng

Ghi chú

1

2

3

4

5

A

NỀN ĐƯỜNG

1

Kiểm tra chất lượng các hạng mục liên quan đến xử lý nền đất yếu

(Đơn vị tính: 1 Km đường 2 làn xe) *

1.1

Lớp đệm cát thoát nước

 

 

 

1.1.1

Độ chặt lu lèn tại hiện trường bằng phương pháp rót cát

Vị trí

1

Chủ yếu lấy ở biên

1.1.2

Lấy mẫu về thí nghiệm trong phòng

Vị trí

1

 

1.1.3

Thí nghiệm trong phòng lớp đệm cát thoát nước với các chỉ tiêu sau

 

 

 

 

Thành phần hạt

Mẫu

1

 

 

Hàm lượng hữu cơ

Mẫu

1

 

 

Hệ số thấm

Mẫu

1

 

 

Đầm nén tiêu chuẩn

Mẫu

1

 

1.2

Bấc thấm

 

 

 

1.2.1

Thí nghiệm bấc thấm

 

 

 

 

Bề rộng

Mẫu

1

 

 

Cường độ chịu kéo giật

Mẫu

1

 

 

Khả năng thoát nước

Mẫu

1

 

 

Cường độ chịu kéo

Mẫu

1

 

 

Cường độ chịu kéo khi đứt

Mẫu

1

 

1.2.1

Thí nghiệm vỏ bấc thấm

 

 

 

 

Lực xé rách hình thang

Mẫu

1

 

 

Áp lực kháng bục

Mẫu

1

 

 

Lực kháng xuyên thủng thanh

Mẫu

1

 

 

Hệ số thấm

Mẫu

1

 

 

Kích thước lỗ biểu kiến

Mẫu

1

 

1.3

Cọc cát, giếng cát

 

 

 

1.3.1

Vị trí và kích thước cọc, khoảng cách giữa các cọc cát

Cọc

5%

 

1.3.2

Khoan lấy mẫu mũi cọc, kiểm tra chiều dài cọc

Cọc

1%

Tối thiểu 3 cọc

1.3.3

Lấy mẫu vật liệu cát dùng để thi công cọc cát về thí nghiệm trong phòng

Vị trí

1

 

1.3.4

Thí nghiệm trong phòng vật liệu cát dùng để thi công cọc cát

 

 

 

 

Thành phần hạt

Mẫu

1

 

 

Hàm lượng hữu cơ

Mẫu

1

 

 

Hệ số thấm

Mẫu

1

 

 

Đầm nén tiêu chuẩn

Mẫu

1

 

1.4

Vải địa kỹ thuật

 

 

 

 

Kích thước lỗ

Mẫu

1

 

 

Cường độ chịu kéo đứt

Mẫu

1

 

 

Độ giãn dài

Mẫu

1

 

 

CBR đâm thủng

Mẫu

1

 

 

Hệ số thấm đơn vị

Mẫu

1

 

2

Kiểm tra chất lượng nền đường thông thường (K95)

(Đơn vị tính: 1 Km đường 2 làn xe) *

2.1

Độ chặt lu lèn tại hiện trường bằng phương pháp rót cát

Vị trí

1

 

2.2

Lấy mẫu đất nền về thí nghiệm trong phòng.

Vị trí

1

 

2.3

Thí nghiệm trong phòng với các chỉ tiêu sau

 

 

 

 

Thành phần hạt

Mẫu

1

 

 

Giới hạn chảy, chỉ số dẻo

Mẫu

1

 

 

Đầm nén tiêu chuẩn

Mẫu

1

 

 

Chỉ tiêu CBR

Mẫu

1

 

3

Kiểm tra chất Iượng lớp nền thượng (K98)

(Đơn vị tính: 1 Km đường 2 làn xe) *

3.1

Độ chặt lu lèn tại hiện trường bằng phương pháp rót cát

Vị trí

1

 

3.2

Lấy mẫu đất nền về thí nghiệm trong phòng.

Vị trí

1

 

3.3

Thí nghiệm trong phòng với các chỉ tiêu sau

 

 

 

 

Thành phần hạt

Mẫu

1

 

 

Giới hạn chảy, chỉ số dẻo

Mẫu

1

 

 

Đầm nén tiêu chuẩn

Mẫu

1

 

 

Chỉ tiêu CBR

Mẫu

1

 

B

MÓNG ĐƯỜNG

4

Kiểm tra chất Iượng lớp móng dưới CPĐD loại II (Subbase)

(Đơn vị tính: 1 Km đường 2 làn xe) *

4.1

Độ chặt lu lèn tại hiện trường bằng phương pháp rót cát

Vị trí

1

 

4.2

Kiểm tra chiều dày

Vị trí

1

 

4.3

Lấy mẫu về thí nghiệm trong phòng

Vị trí

1

 

4.4

Thí nghiệm trong phòng với các chỉ tiêu sau

 

 

 

 

Thành phần hạt

Mẫu

1

 

 

Giới hạn chảy, chỉ số dẻo

Mẫu

1

 

 

Lượng hạt sét bụi bẩn

Mẫu

1

 

 

Hàm lượng hạt thoi dẹt

Mẫu

1

 

 

Độ mài mòn LA

Mẫu

1

 

 

Đầm nén tiêu chuẩn

Mẫu

1

 

 

Chỉ tiêu CBR

Mẫu

1

 

5

Kiểm tra chất lượng lớp móng trên CPĐD loại I (Base)

(Đơn vị tính: 1 Km đường 2 làn xe) *

5.1

Độ chặt lu lèn tại hiện trường bằng phương pháp rót cát

Vị trí

1

 

5.2

Kiểm tra chiều dày

Vị trí

1

 

5.3

Lấy mẫu về thí nghiệm trong phòng

Vị trí

1

 

5.4

Thí nghiệm trong phòng với các chỉ tiêu sau

 

 

 

 

Thành phần hạt

Mẫu

1

 

 

Giới hạn chảy, chỉ số dẻo

Mẫu

1

 

 

Lượng hạt sét bụi bẩn

Mẫu

1

 

 

Hàm lượng hạt thoi dẹt

Mẫu

1

 

 

Độ mài mòn LA

Mẫu

1

 

 

Đầm nén tiêu chuẩn

Mẫu

1

 

 

Chỉ tiêu CBR

Mẫu

1

 

6

Kiểm tra chất Iượng vật liệu CPĐD tại mỏ

(Đơn vị tính: 1 mỏ/1 loại)

6.1

Lấy mẫu về thí nghiệm trong phòng

Mẫu

1

 

6.2

Thí nghiệm trong phòng với các chỉ tiêu sau

 

 

 

 

Thành phần hạt

Mẫu

1

 

 

Giới hạn chảy, chỉ số dẻo

Mẫu

1

 

 

Lượng hạt sét bụi bẩn

Mẫu

1

 

 

Hàm lượng hạt thoi dẹt

Mẫu

1

 

 

Độ mài mòn LA

Mẫu

1

 

 

Đầm nén tiêu chuẩn

Mẫu

1

 

 

Chỉ tiêu CBR

Mẫu

1

 

C

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA

7

Kiểm tra các loại vật liệu dùng để sản xuất BTN

(Đơn vị tính: 01 hỗn hợp thiết kế/1 trạm trộn BTN)

7.1

Kiểm tra đá dăm các loại (thông thường 3 loại)

 

Thành phần hạt

Mẫu

3

 

 

Độ mài mòn LA

Mẫu

3

 

 

Hàm lượng hạt thoi dẹt

Mẫu

3

 

 

Hàm lượng chung bụi, bùn, sét

Mẫu

3

 

 

Độ dính bám của đá với nhựa

Mẫu

3

 

7.2

Kiểm tra cát

 

Thành phần hạt

Mẫu

1

 

 

Mộ đuyn độ lớn

Mẫu

1

 

 

Hàm lượng bụi bẩn sét hoặc ES

Mẫu

1

 

7.3

Kiểm tra bột khoáng

 

Thành phần hạt

Mẫu

1

 

 

Độ ẩm

Mẫu

1

 

7.4

Kiểm tra nhựa đường

 

Độ kim lún

Mẫu

1

 

 

Độ dãn dài

Mẫu

1

 

 

Nhiệt độ hóa mềm

Mẫu

1

 

 

Nhiệt độ bắt lửa

Mẫu

1

 

 

Lượng tổn thất sau khi đun nóng ở 163°C trong 5h

Mẫu

1

 

 

Tỷ lệ độ kim lún sau khi đun nóng ở 163°C trong 5h so với độ kim lún ban đầu

Mẫu

1

 

 

Lượng hòa tan trong Tricloro ethylene

Mẫu

1

 

 

Khối lượng riêng

Mẫu

1

 

 

Độ dính bám với đá

Mẫu

1

 

 

Hàm lượng Paraphin

Mẫu

1

 

8

Kiểm tra chất lượng vật liệu sử dụng cho lớp thấm bám, dính bám

(Đơn vị tính: 5 Km đường 2 làn xe) *

 

Kiểm tra chất lượng thấm bám

Mẫu

1

 

 

Kiểm tra chất lượng dính bám

Mẫu

1

 

9

Kiểm tra chất lượng các lớp bê tông nhựa sau khi thi công

(Đơn vị tính: 1 Km)

9.1

Khoan mẫu bê tông nhựa (1 mặt cắt x 2 mẫu x 2 lớp)

Mẫu

4

 

9.2

Thí nghiệm kiểm tra trên mẫu khoan

 

 

 

 

Đo chiều dầy, mô tả dính bám và gia công mẫu

Mẫu

4

 

 

Khối lượng riêng

Mẫu

2

 

 

Khối lượng thể tích, độ chặt đầm nén

Mẫu

2

 

 

Độ rỗng dư

Mẫu

2

 

 

Độ ổn định, độ dẻo Marshall

Mẫu

2

 

9.3

Cắt mẫu BTN tại mặt cắt khoan (1 mặt cắt x 1 mẫu x 2 lớp)

Mẫu

2

 

9.4

Thí nghiệm kiểm tra trên mẫu cắt

 

 

 

 

Hàm lượng nhựa

Mẫu

2

 

 

Thành phần hạt hỗn hợp sau khi chiết

Mẫu

2

 

 

Chế bị mẫu làm cơ sở xác định độ chặt đầm nén và độ rỗng dư tại hiện trường.

Mẫu

6

 

 

Khối lượng thể tích trên mẫu chế bị

 

 

 

 

Độ ổn định, độ dẻo Marshall trên mẫu chế bị

Mẫu

6

 

 

Độ rỗng dư trên mẫu chế bị

Mẫu

6

 

10

Kiểm tra các chỉ tiêu khai thác của mặt đường sau khi thi công xong

(Đơn vị tính: 1 Km)

 

Mô đuyn đàn hồi bằng cần đo võng Benkelman

Điểm

6

Đo 3 mặt cắt ngang, mỗi mặt cắt 2 điểm, đan xem tim và biên

 

Độ bằng phẳng mặt đường theo chỉ số IRI (đo 2 làn ô tô trái và phải tuyến)

Km

Toàn bộ chiều dài 2 làn xe ô tô

 

 

Độ nhám mặt đường theo phương pháp rắc cát

Điểm đo/Km /làn

2

 

D

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG

11

Kiểm tra chất lượng vật liệu tại trạm trộn BTXM (tính cho 1 trạm)

11.1

Kiểm tra đá dăm

 

 

 

 

Thành phần hạt

Mẫu

1

 

 

Độ mài mòn LA

Mẫu

1

 

 

Hàm lượng hạt thoi dẹt

Mẫu

1

 

 

Hàm lượng chung bụi, bùn, sét

Mẫu

1

 

11.2

Kiểm tra cát

 

 

 

 

Thành phần hạt

Mẫu

1

 

 

Mô đuyn độ lớn

Mẫu

1

 

 

Hàm lượng bụi bẩn sét hoặc ES

Mẫu

1

 

11.3

Kiểm tra xi măng

 

 

 

 

Thí nghiệm mác xi măng

Mẫu

1

 

 

Độ mịn của xi măng

Mẫu

1

 

12

Kiểm tra mặt đường BTXM (tính cho 1Km)

 

Khoan mẫu

Mẫu

2

 

 

Kiểm tra chiều dày mẫu

Mẫu

2

 

 

Cường độ mẫu khoan

Mẫu

2

 

 

Kiểm tra chất lượng ma tít

Mẫu

1

 

E

CÔNG TRÌNH CỐNG THOÁT NƯỚC, TƯỜNG CHẮN,…

13

Kiểm tra chất lượng công trình công (cống đôi, cống ba, cống hộp dân sinh, cống dốc >6%, cống đơn ở những vị trí có nghi vấn). Đơn vị tính: 1 cống

 

Kiểm tra độ chặt đất đắp mang cống bằng phương pháp rót cát

Mẫu

1

 

 

Lấy mẫu đất nền về thí nghiệm độ chặt tiêu chuẩn trong phòng

Mẫu

1

 

14

Kiểm tra chất lượng rãnh xây, rãnh BTXM, rãnh đỉnh, bậc nước, dốc nước

(Đơn vị tính: 100 m, những đoạn độc lập nhỏ hơn 100m được tính 1 đơn vị)

 

Kiểm tra kích thước hình học và độ dốc dọc

Vị trí

1

 

 

Kiểm tra chất lượng khối xây hoặc bề mặt bê tông

Vị trí

1

 

 

Kiểm tra chất lượng lớp đệm (nếu có)

Vị trí

1

 

15

Kiểm tra chất Iượng tường chắn

(Đơn vị tính: 50 m, những đoạn độc lập nhỏ hơn 50m được tính 1 đơn vị)

 

Kiểm tra kích thước hình học

Vị trí

1

 

 

Kiểm tra chất lượng lớp thoát nước sau tường chắn

Vị trí

1

 

 

Kiểm tra cường độ đá xây (đối với tường chắn đá xây)

Vị trí

1

Chỉ làm khi có nghi vấn

 

Khoan lấy mẫu để kiểm tra cường độ bê tông (đối với tường chắn bê tông)

Vị trí

1

Chỉ làm khi có nghi vấn

F

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CẦU

F.1

KIỂM ĐỊNH CẦU

16

Kiểm định chất lượng cọc (Đơn vị tính: 1 cầu)

16.1

Đối với cầu nhỏ, cầu trung:

 

 

 

16.1.1

Cọc khoan nhồi

 

 

 

 

Kiểm tra độ đồng nhất cọc khoan nhồi bằng phương pháp siêu âm

Cọc

1

 

 

Thử động cọc

Cọc

1

 

 

Khoan lấy mẫu mũi cọc, kiểm tra chiều dài cọc

Cọc

1

 

16.1.2

Cọc đóng

 

 

 

 

Thử động cọc

Cọc

1

 

 

Siêu âm, bắn súng

Cọc

1

 

16.2

Đối với cầu lớn:

 

 

 

16.2.1

Cọc khoan nhồi

 

 

 

 

Kiểm tra độ đồng nhất cọc khoan nhồi bằng phương pháp siêu âm

Cọc

2

Kiểm định 1 cọc tại mố và 1 cọc tại trụ cầu

 

Thử động cọc

Cọc

2

Kiểm định 1 cọc tại mố và 1 cọc tại trụ cầu

 

Khoan lấy mẫu mũi cọc, kiểm tra chiều dài cọc

Cọc

2

Kiểm định 1 cọc tại mố và 1 cọc tại trụ cầu

16.2.2

Cọc đóng

 

 

 

 

Thử động cọc

Cọc

2

Kiểm định 1 cọc tại mố và 1 cọc tại trụ cầu

 

Siêu âm, bắn súng

Cọc

2

Kiểm định 1 cọc tại mố và 1 cọc tại trụ cầu

17

Kiểm định chất lượng kết cấu mố (Đơn vị tính: 1 cầu)

 

Khoan lấy mẫu kiểm tra cường độ bê tông

Mẫu

6

 

18

Kiểm định chất Iượng kết cấu trụ (Đơn vị tính: 1 trụ)

 

Khoan lấy mẫu kiểm tra cường độ bê tông

Mẫu

3

 

19

Kiểm định chất lượng kết cấu dầm (Đơn vị tính: 1 cầu)

19.1

Đối với cầu nhỏ, cầu trung (kết cấu nhịp dầm bản, dầm chữ T, dầm T, super T)

19.1.1

Khi cầu có tổng số dầm ≤ 20 dầm

 

 

 

 

Siêu âm, bắn súng

Dầm

10%

 

 

Đo độ vồng tĩnh của dầm chủ

Dầm

10%

1 dầm đo tại 3 vị trí (đầu, giữa và cuối đầm)

19.1.2

Khi cầu có tổng số dầm > 20 dầm

 

 

 

 

Siêu âm, bắn súng

Dầm

10%

 

 

Đo độ vồng tĩnh của dầm chủ

Dầm

10%

1 dầm đo tại 3 vị trí (đầu, giữa và cuối dầm)

19.2

Đối với cầu lớn (cầu đúc hẫng, ...): Lập đề cương riêng

 

Siêu âm, bắn súng

 

 

 

 

Đo độ vồng tĩnh của dầm chủ

 

 

 

20

Kiểm tra chất lượng vật liệu tại trạm trộn BTXM (tính cho 1 trạm/ mác bê tông)

20.1

Kiểm tra đá dăm

 

 

 

 

Thành phần hạt

Mẫu

1

 

 

Độ mài mòn LA

Mẫu

1

 

 

Hàm lượng hạt thoi dẹt

Mẫu

1

 

 

Hàm lượng chung bụi, bùn, sét

Mẫu

1

 

20.2

Kiểm tra cát

 

 

 

 

Thành phần hạt

Mẫu

1

 

 

Mô đuyn độ lớn

Mẫu

1

 

 

Hàm lượng bụi bẩn sét hoặc ES

Mẫu

1

 

20.3

Kiểm tra xi măng

 

 

 

 

Thí nghiệm mác xi măng

Mẫu

1

 

 

Độ mịn của xi măng

Mẫu

1

 

D.2

THỬ TẢI CẦU (Khi có yêu cầu của Cơ quan quản lý Nhà nước)

(ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NHỮNG CẦU TỪ CẤP II TRỞ LÊN CÓ CHIỀU DÀI NHỊP > 50M VÀ CÁC CẦU CÓ KẾT CẤU ĐẶC BIỆT (CẦU VÒM, CẦU CONG,...)

21

Thử tải tĩnh

 

Đo ứng suất dầm chủ

Điểm

 

Khối lượng chi tiết theo đề cương riêng

 

Đo ứng suất cục bộ bản mặt cầu

Điểm

 

 

Đo độ võng kết cấu nhịp

Điểm

 

22

Thử tải động

 

Đo dao động kết cấu nhịp

Điểm

 

Khối lượng chi tiết theo đề cương riêng

 

Đo dao động và chuyển vị của mố

Điểm

 

 

Đo dao động và chuyển vị của trụ

Điểm

 

Ghi chú:

- Đối với các dự án có áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới thì sẽ có đề cương riêng.

- *) Khối lượng tính cho đường có số làn xe ≤ 2. Nếu đường có số làn xe > 2, thì khối lượng kiểm định sẽ được nhân theo tỷ lệ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 5633/BGTVT-CQLXD năm 2014 về đề cương tổng quát cho công tác kiểm định chất lượng trong quá trình thi công dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ và dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 5633/BGTVT-CQLXD
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 19/05/2014
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Lê Đình Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/05/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản