Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THUỶ SẢN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 558/QLCL-TTPC
V/v báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW của Bộ Chính trị và Chương trình công tác trọng tâm năm 2014 của BCĐTW về PCTN

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2014

 

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thanh tra Bộ)

Thực hiện văn bản 1462/BNN-TTr ngày 18/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW của Bộ Chính trị và Chương trình công tác trọng tâm năm 2014 của BCĐTW về PCTN, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản báo cáo theo đề cương các nội dung như sau:

I. Kết quả chỉ đạo thực hiện:

1. Việc minh bạch tài sản thu nhập 2013

a. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:

- Số văn bản chỉ đạo của cấp ủy đảng: Có

Ngày 10/12/2013 Đảng ủy Cục đã có văn bản 35-CV/ĐU về việc kiểm kiểm, đánh giá tổ chức và đảng viên; việc đánh giá đảng viên được thực hiện thông qua có nội dung, yêu cầu của Đảng, trong đó có xem xét, đánh giá việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập.

- Số văn bản chỉ đạo của cấp chính quyền: Có

Hàng năm Cục trưởng đều ban hành Kế hoạch về công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Cục, trong đó có chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Cục và các cá nhân thuộc diện phải kê khai, minh bạch tài sản và hàng quý đều có báo cáo Bộ theo quy định.

b. Kết quả kê khai tài sản, thu nhập:

- Tổng số cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức việc kê khai: 16, trong đó bao gồm 09 cơ quan, đơn vị thuộc Cục và 07 phòng, ban cơ quan Cục

- Tổng số người phải kê khai: Các đối tượng thuộc diện phải kê khai theo quy định (có danh sách cụ thể kèm theo)

- Tổng số cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm tổ chức việc kê khai: không

- Tổng số người phải kê khai thuộc diện cấp ủy quản lý: 60 (chiếm 100%)

- Số người đã thực hiện kê khai: Có danh sách kèm theo

- Số người chậm thực hiện kê khai: Không (chiếm 0%)

c. Kết quả công khai bản kê khai và giải trình việc kê khai

- Số bản kê khai được công khai bằng hình thức niêm yết: Chưa thực hiện

- Số bản kê khai được công khai bằng hình công bố tại cuộc họp: 170

- Số bản kê khai chưa được công khai (lý do): Không

- Số người được yêu cầu giải trình rõ việc kê khai tài sản, thu nhập: Không

d. Kết quả xác minh tài sản thu nhập

- Số người được xác minh tài sản thu nhập: Không

- Số người đã có kết luận về sự minh bạch tài sản, thu nhập: Không

- Số người đã có kết luận về kê khai tài sản thu nhập không trung thực: Không

đ. Xử lý vi phạm các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập

- Số người đã bị xử lý kỷ luật do chậm tổ chức việc kê khai: Không

- Số người đã bị xử lý kỷ luật do chậm tổng hợp, báo cáo kết quả về minh bạch tài sản, thu nhập: Không

- Số người đã bị xử lý kỷ luật do chậm kê khai tài sản, thu nhập

- Số người đã bị xử lý trách nhiệm trong việc xác minh tài sản, thu nhập không trung thực: Không

- Kết quả xử lý: Khiển trách, cảnh cáo và hình thức khác: Không

e. Đề xuất, kiến nghị

- Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện:

Thông tư 08/2013/TT-TTCP hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch, tài sản mới có hiệu lực; việc tuyên truyền, phổ biến các quy định về minh bạch, tài sản chưa được thực hiện kịp thời, do vậy việc triển khai thực hiện trong thực tế còn nhiều khó khăn, vướng mắc;

- Những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong minh bạch tài sản, thu nhập

Nghị định số 78/2013//NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập là những văn bản mới được ban hành với nhiều quy định mới được bổ sung. Đề nghị Thanh tra Bộ phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác có liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hướng dẫn triển khai thực hiện một cách hiệu quả và có chiều sâu, từ đó đảm bảo cho các quy định được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời;

2. Việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 được giao cho các cơ sở giáo dục thuộc Bộ thực hiện, do vậy Cục không có nội dung báo cáo về vấn đề này

II. Kết quả, đánh giá việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa

1. Rà soát, đánh giá chung việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa theo quy định Luật phòng, chống tham nhũng

a) Việc quy định các giải pháp phòng ngừa theo Luật phòng, chống tham nhũng năm 2006 là tập hợp tất cả các quy định mang tính định hướng, giúp cho việc kiểm soát các hành vi tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng thực hiện có hiệu quả hơn trong thực tế.

b) Việc triển khai cùng lúc các giải pháp này sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, tính trung thực của cán bộ, công chức trong việc minh bạch, tài sản thu nhập theo quy định.

2. Một số giải pháp hiệu quả thấp

a) Việc trả lương qua tài khoản:

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện: Lãnh đạo Cục chỉ đạo thực hiện việc trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động qua tài khoản từ năm 2007 (thời điểm bắt đầu có chủ trương trả lương qua tài khoản) và vẫn thực hiện từ đó đến nay;

- Có bao nhiêu người phải thực hiện trả lương qua tài khoản:

Hiện tại cơ quan Cục có 52 công chức, người lao động phải thực hiện trả lương qua tài khoản theo quy định;

- Có bao nhiêu người đã được thực hiện việc trả lương qua tài khoản: 52

- Đánh giá mặt được và hạn chế của giải pháp này:

+ Ưu điểm:

->Tiết kiệm thời gian tối đa cho thủ quỹ trong việc đi nhận tiền mặt tại kho bạc nhà nước;

-> Bảo đảm sự an toàn trong quản lý tiền mặt;

-> Kiểm soát được thu nhập từ tiền lương, tiền công của cán bộ, công chức, người lao động giúp cho cơ quan thuế kiểm soát để thực hiện việc thu thuế thu nhập cá nhân theo quy định được kịp thời, chính xác.

+ Hạn chế: Việc trả lương qua tài khoản đã làm mất một phần kinh phí của các bộ, công chức, người lao động khi rút tiền tại các điểm rút tiền và tiền phí hàng tháng để duy trì tính năng của thẻ ATM của chủ thẻ.

b) Việc nhận quà và nộp quà tặng:

- Có bao nhiêu trường hợp nhận quà và bao nhiêu trường hợp nộp lại quà tặng (tính bằng giá trị kinh tế và bằng tiền): không

- Đánh giá mặt được và hạn chế của giải pháp này:

Việc quy định này giúp cho kiểm soát được việc tặng quà và nộp lại quà tặng; tuy nhiên nếu không thực hiện nghiêm và không có cơ chế giám sát chặt chẽ thì quy định này là hình thức, rất khó kiểm soát

c) Việc phát hiện các vụ việc tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn quản lý và kết quả xử lý các vụ việc đó theo các quy định của pháp luật.

- Kết quả phát hiện các vụ việc tham nhũng trên địa bàn quản lý:

+ Qua hoạt động kiểm tra Đảng: Không;

+ Qua hoạt động thanh tra: Không;

+ Qua hoạt động kiểm toán: Không

+ Qua hoạt động của lực lượng công an: Không

+ Qua các hoạt động khác: Không

- Kết quả xử lý:

+ Xử lý về hành chính: Không;

+ Số lượng vụ việc chuyển cơ quan điều tra: Không;

+ Kết quả xử lý của cơ quan điều tra: Không;

+ Kết quả xử lý của Viện Kiểm sát nhân dân;

+ Kết quả xét xử của Tòa án: Không

Trên đây là nội dung báo cáo của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, kính chuyển Thanh tra Bộ tổng hợp báo cáo Bộ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Đảng Bộ Bộ NN&PTNT (để b/c);
- Các PCT (để biết);
- Lưu VT, TTPC.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Như Tiệp

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 558/QLCLC-TTPC năm 2014 báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW và Chương trình công tác trọng tâm năm 2014 do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành

  • Số hiệu: 558/QLCLC-TTPC
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 04/04/2014
  • Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
  • Người ký: Nguyễn Như Tiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản