Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5302/TCHQ-GSQL
V/v hướng dẫn quản lý, theo dõi gạo và lá thuốc lá khô nhập khẩu, có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia

Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2019

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Gia Lai - Kon Tum, Đắk Lắk.

Ngày 26/06/2019, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 08/2019/TT-BCT quy định việc nhập khẩu mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia theo hạn ngạch thuế quan (HNTQ) năm 2019 và năm 2020 (có hiệu lực kể từ ngày 12/8/2019 đến 31/12/2020). Để đảm bảo quản lý chặt chẽ số lượng hàng hóa nhập khẩu được hưởng mức thuế suất trong HNTQ, tránh nhập khẩu vượt quá tổng lượng hạn ngạch được cấp, Tổng cục Hải quan hướng dẫn tạm thời như sau:

1. Về điều kiện để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt:

Mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định của Chính phủ nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 08/2019/TT-BCT. Cụ thể như sau:

a) Phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia hoặc cơ quan được ủy quyền cấp theo quy định của phía Campuchia;

b) Đăng ký tờ khai và làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 08/2019/TT-BCT.

Riêng đối với mặt hàng lá thuốc lá khô, thương nhân nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp.

c) Đối với HNTQ nhập khẩu năm 2019, các lô hàng nhập khẩu phải có tờ khai hải quan đăng ký với cơ quan hải quan từ ngày 26/02/2019 đến hết ngày 31/12/2019.

2. Về việc theo dõi trừ lùi HNTQ:

a) Đối với mặt hàng lá thuốc lá khô:

- Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan căn cứ lượng hàng hóa ghi trên giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp để giải quyết thủ tục nhập khẩu. Số lượng nhập khẩu tính trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công Thương cấp.

Trường hợp giấy phép sử dụng cho nhiều lần nhập khẩu, việc theo dõi trừ lùi thực hiện trên cơ sở giấy phép (dạng bản giấy) do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

- Chậm nhất ngày 15/01 của năm sau, Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổng hợp số lượng hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan) để tổng hợp, theo dõi.

b) Đối với mặt hàng gạo:

Hiện Tổng cục Hải quan đang chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xây dựng phần mềm theo dõi tự động trừ lùi trên hệ thống; để kiểm soát chặt chẽ số lượng gạo nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Thông tư 08/2019/TT-BCT, trong thời gian chờ hệ thống được xây dựng và đưa vào sử dụng, việc quản lý, theo dõi trừ lùi thực hiện như sau:

b.1) Khi làm thủ tục hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai kiểm tra, đối chiếu bộ hồ sơ, nếu hàng hóa đáp ứng điều kiện để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 08/2019/TT-BCT thì giải quyết thông quan theo quy định.

b.2) Ngay sau khi thông quan hàng hóa, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai gửi Báo cáo số liệu nhập khẩu mặt hàng gạo có xuất xứ từ vương quốc Campuchia (theo mẫu gửi kèm) về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan, email: hanngach@customs.gov.vn) để theo dõi trừ lùi; đồng thời gửi Cục Hải quan các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Gia Lai - Kon Tum, Đắk Lắk qua email cán bộ đầu mối theo dõi hạn ngạch đã được các đơn vị thông báo về Cục Giám sát quản lý về Hải quan theo yêu cầu tại điểm c, mục 2 công văn này để phối hợp, theo dõi quản lý.

b.3) Đối với các lô hàng có tờ khai hải quan đã đăng ký từ ngày 26/02/2019 đến trước ngày Thông tư số 08/2019/TT-BCT có hiệu lực nếu đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Điều 4 Thông tư này, đã nộp thuế theo mức thuế suất cao hơn, sau khi xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tổng hợp số liệu và báo cáo Tổng cục Hải quan theo hướng dẫn tại điểm b.2 nêu trên.

b.4) Trường hợp khai tờ khai hải quan một lần nhập khẩu nhiều lần, thuế suất và lượng hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan được áp dụng cho từng lần nhập khẩu. Sau khi hết lượng hàng được áp dụng hạn ngạch thuế quan của năm đăng ký, tờ khai hải quan không còn giá trị để làm tiếp thủ tục nhập khẩu.

b.5) Trường hợp mặt hàng nhập khẩu là thóc thì tỷ lệ quy đổi để theo dõi, trừ lùi tổng lượng hạn ngạch là 2kg thóc = 01 kg gạo.

b.6) Cục Giám sát quản lý về Hải quan quản lý, theo dõi trừ lùi số lượng hạn ngạch thuế quan trên cơ sở tổng hợp số liệu báo cáo của các Chi cục Hải quan cửa khẩu trong thời gian chưa áp dụng hệ thống theo dõi trừ lùi điện tử.

Tới thời điểm lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu đạt 80% tổng số lượng HNTQ được phân bổ theo Thông tư số 08/2019/TT-BCT, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có văn bản thông báo tới Cục Hải quan các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Gia Lai - Kon Tum, Đắk Lắk để tạm ngừng việc áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi cho các trường hợp này. Việc xem xét, phân bổ số lượng hạn ngạch còn lại cho từng doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thóc, gạo đáp ứng điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Thông tư số 08/2019/TT-BCT tại thời điểm này do Tổng cục Hải quan quyết định.

c) Các Chi cục Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Gia Lai - Kon Tum, Đắk Lắk cử cán bộ đầu mối theo dõi hàng hóa và lượng hạn ngạch thuế quan, gửi thông tin (gồm: Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại, địa chỉ email) về Cục Giám sát quản lý về Hải quan (đ/c Trần Thùy Anh - chuyên viên; số điện thoại: 0914563368) để phối hợp, theo dõi quản lý.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn để Cục Hải quan các tỉnh nêu trên biết, thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền thì báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan) để được hướng dẫn xử lý./.

(Gửi kèm Thông tư số 08/2019/TT-BCT ngày 26/06/2019 của Bộ Công Thương; Mẫu Báo cáo số liệu nhập khẩu mặt hàng gạo, thóc có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia theo HNTQ được phân bổ tại Thông tư số 08/2019/TT-BCT)

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Vũ Thị Mai (để b/c);
- Bộ Công Thương (để phối hợp);
- Cục, Vụ: Thuế XNK, QLRR, PC (để thực hiện);
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Mai Xuân Thành

 

BÁO CÁO SỐ LIỆU NHẬP KHẨU MẶT HÀNG GẠO, THÓC CÓ XUẤT XỨ TỪ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA THEO HNTQ ĐƯỢC PHÂN BỔ TẠI THÔNG TƯ SỐ 08/2019/TT-BCT

NĂM 2019 (TỪ 26/02/2019 ĐẾN 31/12/2019)

(Kèm theo công văn số: 5302/TCHQ-GSQL ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Tổng cục Hải quan)

STT

Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục NK

Số tờ khai hải quan

Ngày tờ khai hải quan

Tên công ty nhập khẩu

Mã số thuế

Mặt hàng nhập khẩu

Mã số HS

Số, ngày Giấy chứng nhận xuất xứ

Mức thuế suất nhập khẩu tương ứng

Số lượng thực tế nhập khẩu

(Đvt: tấn)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý:

- Cột (2): Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục NK là các Chi cục hải quan cửa khẩu thuộc Phụ lục II Danh sách các cặp cửa khẩu được phép nhập khẩu các mặt hàng được hưởng ưu đãi ban hành kèm Thông tư số 08/2019/TT-BCT.

- Cột (8): mã số HS của Thóc, gạo các loại theo Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 08/2019/TT-BCT.

- Cột (11): Số lượng thực tế nhập khẩu (Đvt: tấn) phải quy đổi trước khi báo cáo theo tỉ lệ: nếu mặt hàng nhập khẩu là thóc thì phải quy đổi ra khối lượng của gạo theo tỉ lệ quy đổi 2kg thóc = 1kg gạo.

 

BÁO CÁO SỐ LIỆU NHẬP KHẨU MẶT HÀNG GẠO, THÓC CÓ XUẤT XỨ TỪ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA THEO HNTQ ĐƯỢC PHÂN BỔ TẠI THÔNG TƯ SỐ 08/2019/TT-BCT

NĂM 2020 (TỪ 01/01/2020 ĐẾN 31/12/2020)

(Kèm theo công văn số: 5302/TCHQ-GSQL ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Tổng cục Hải quan)

STT

Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục NK

Số tờ khai hải quan

Ngày tờ khai hải quan

Tên công ty nhập khẩu

Mã số thuế

Mặt hàng nhập khẩu

Mã số HS

Số, ngày Giấy chứng nhận xuất xứ

Mức thuế suất nhập khẩu tương ứng

Số lượng thực tế nhập khẩu

(Đvt: tấn)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý:

- Cột (2): Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục NK là các Chi cục hải quan cửa khẩu thuộc Phụ lục II Danh sách các cặp cửa khẩu được phép nhập khẩu các mặt hàng được hưởng ưu đãi ban hành kèm Thông tư số 08/2019/TT-BCT.

- Cột (8): mã số HS của Thóc, gạo các loại theo Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 08/2019/TT-BCT.

- Cột (11): Số lượng thực tế nhập khẩu (Đvt: tấn) phải quy đổi trước khi báo cáo theo tỉ lệ: nếu mặt hàng nhập khẩu là thóc thì phải quy đổi ra khối lượng của gạo theo tỉ lệ quy đổi 2kg thóc = 1kg gạo.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 5302/TCHQ-GSQL năm 2019 về hướng dẫn quản lý, theo dõi gạo và lá thuốc lá khô nhập khẩu, có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia do Tổng cục Hải quan ban hành

  • Số hiệu: 5302/TCHQ-GSQL
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 19/08/2019
  • Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
  • Người ký: Mai Xuân Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/08/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản