- 1Luật Dạy nghề 2006
- 2Luật Giáo dục 1998
- 3Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 4Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4999/LĐTBXH-KHTC | Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2016 |
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phúc đáp công văn số 18/BCĐTW-VPĐP ngày 26/10/2016 của Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng nội dung hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 thuộc lĩnh vực Lao động - Người có công và Xã hội như sau:
1. Tiêu chí số 11 về hộ nghèo
Xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới về tiêu chí “Hộ nghèo” khi có tỷ lệ hộ nghèo của xã (tại thời điểm xét duyệt) qua điều tra, rà soát định kỳ hằng năm bằng hoặc dưới mức chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 (Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 hoặc các Quyết định sửa đổi, bổ sung khác nếu có) áp dụng cho vùng theo quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Tỷ lệ hộ nghèo của xã được tính bằng cách chia tổng số hộ nghèo của xã (không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội) được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định công nhận sau các cuộc điều tra, rà soát định kỳ hằng năm trên địa bàn cho tổng số hộ dân cư trên địa bàn xã (không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội) theo công thức sau đây:
Tỷ lệ hộ nghèo của xã = | Tổng số hộ nghèo của xã | x 100% |
Tổng số hộ dân cư của xã |
Trong đó: Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ có ít nhất một thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật và các thành viên khác trong hộ không có khả năng lao động, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội.
Trường hợp hộ nghèo phát sinh và hộ thoát nghèo của xã trong năm sẽ do xã rà soát, quyết định công nhận theo các nội dung hướng dẫn quy định tại Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hằng năm áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 (hoặc các Thông tư, văn bản sửa đổi, bổ sung khác nếu có) làm căn cứ để xác định mức độ đạt tiêu chí “Hộ nghèo” của xã.
2. Tiêu chí số 12 về lao động có việc làm
a. Xã được công nhận đạt tiêu chí về lao động có việc làm khi có tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động đạt từ 90% trở lên.
b. Lao động có việc làm trong độ tuổi lao động của xã là số người trong độ tuổi lao động có tên trong sổ hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú của xã, trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.
Người có việc làm bao gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng).
Ngoài ra, những trường hợp cụ thể sau đây cũng được coi là người có việc làm:
- Người làm việc để nhận tiền lương, tiền công hay lợi nhuận nhưng đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc trong đơn vị;
- Người học việc, tập sự (kể cả bác sĩ thực tập) làm việc và có nhận được tiền lương, tiền công;
- Người làm việc trong các hộ/cơ sở kinh tế của chính họ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ;
- Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu trong thời gian tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;
- Người đang tìm kiếm việc làm nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;
- Người đăng ký hoặc người nhận bảo hiểm thất nghiệp nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;
- Người làm việc vì mục đích tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp cho họ mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình họ, bao gồm:
+ Người làm việc trong các đơn vị kinh doanh được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ;
+ Người thực hiện các phần việc, nhiệm vụ của một công việc làm công ăn lương được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ.
c. Phương pháp tính:
- Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người có việc làm trong độ tuổi lao động so với tổng dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.
- Cách tính:
Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động | = | Số người có việc làm trong độ tuổi lao động | x 100% |
Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động |
3. Về chỉ tiêu 14.3 về tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo (thuộc tiêu chí số 14. Giáo dục và đào tạo)
a. Xã đạt chỉ tiêu số 14.3 khi có tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu của vùng, cụ thể như sau:
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu chung | Chỉ tiêu theo vùng | ||||||
Trung du miền núi phía Bắc | Đồng bằng sông Hồng | Bắc Trung Bộ | Duyên hải Nam Trung Bộ | Tây Nguyên | Đông Nam Bộ | Đồng bằng sông Cửu Long | ||||
14 | Giáo dục và Đào tạo | 14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo | 40% | 25% | 45% | 40% | 40% | 25% | 45% | 25% |
Trong đó:
- Lao động có việc làm qua đào tạo là người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã tham gia các chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, sau đại học và được cấp văn bằng, chứng chỉ.
- Những loại văn bằng, chứng chỉ mà người học đã đạt được, như sau:
+ Bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học, gồm: bằng tốt nghiệp đại hoc, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.
+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng, gồm: bằng tốt nghiệp cao đẳng (theo Luật Giáo dục năm 1998), bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề (theo Luật Dạy nghề năm 2006), bằng tốt nghiệp cao đẳng (theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014).
+ Bằng tốt nghiệp trung cấp, gồm: bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp (theo Luật Giáo dục năm 1998), bằng tốt nghiệp trung cấp nghề (theo Luật Dạy nghề năm 2006), bằng tốt nghiệp trung cấp (theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014).
+ Các loại văn bằng khác được cấp cho người học, gồm: bằng tốt nghiệp công nhân kỹ thuật dài hạn, bằng tốt nghiệp công nhân kỹ thuật ngắn hạn, bằng nghề, bằng trung học nghề.
+ Chứng chỉ, gồm: chứng chỉ, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ nghề, chứng chỉ sơ cấp nghề, chứng chỉ sơ cấp.
b. Đối tượng, phạm vi thống kê và phương pháp tính toán
- Đối tượng, phạm vi thống kê:
+ Thống kê số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã.
+ Thống kê trong số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã, đã được cấp văn bằng, chứng chỉ. Đối với người được cấp nhiều văn bằng, chứng chỉ ở các trình độ khác nhau thì chỉ thống kê theo một văn bằng, chứng chỉ ở trình độ cao nhất.
- Phương pháp tính toán: Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo được tính toán theo công thức sau:
Ʃ số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã và đã được cấp văn bằng, chứng chỉ | x 100% |
Ʃ số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã |
4. Chỉ tiêu 18.6 về đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực gia đình và đời sống xã hội (thuộc tiêu chí số 18. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật)
Xã đạt tiêu chí đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
- Có ít nhất 01 nữ lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã (bao gồm các chức danh sau đây: Bí thư đảng ủy xã, phó bí thư đảng ủy xã, chủ tịch xã, phó chủ tịch xã, chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch hội đồng nhân dân xã).
- 100% phụ nữ thuộc hộ nghèo, phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức.
- Không có trường hợp tảo hôn, cưỡng ép kết hôn.
- Mỗi tháng có ít nhất 02 chuyên mục tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh của xã/phường/thị trấn.
- Có ít nhất 01 mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh cho các nạn nhân bị bạo lực giới và bạo lực gia đình tại cộng đồng đạt chuẩn.
Trên đây là hướng dẫn nội dung hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 thuộc lĩnh vực Lao động - Người có công và Xã hội gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông báo 301/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp về Dự thảo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 4800/QĐ-BCT năm 2016 Hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ Công thương ban hành
- 3Quyết định 441/QĐ-BTTTT năm 2017 hướng dẫn thực hiện tiêu chí thông tin và truyền thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Luật Dạy nghề 2006
- 2Luật Giáo dục 1998
- 3Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 4Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Thông báo 301/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp về Dự thảo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 4800/QĐ-BCT năm 2016 Hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ Công thương ban hành
- 9Quyết định 441/QĐ-BTTTT năm 2017 hướng dẫn thực hiện tiêu chí thông tin và truyền thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Công văn 4999/LĐTBXH-KHTC năm 2016 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Lao động - Thương binh xã hội ban hành
- Số hiệu: 4999/LĐTBXH-KHTC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/12/2016
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Trọng Đàm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực