Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 4977/TCHQ-GSQL
V/v vướng mắc thực hiện Thông tư số 38/2013/TT-BYT

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2014

 

Kính gửi: Bộ Y tế.

Qua quá trình thực hiện Thông tư số 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010, Thông tư số 38/2013/TT-BYT ngày 15/11/2013 của Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan xin trao đổi với Quý Bộ việc như sau:

Cục Hải quan Tp. Hải Phòng gặp vướng mắc khi giải quyết thủ tục hải quan cho hai mặt hàng nhập khẩu khai báo là “Hạt phá cố chỉ dùng làm nguyên liệu chế trà an thần, hàng chưa qua sơ chế” của Công ty CP US Commodities và “Hạt thảo quyết minh (Hạt muồng) dùng làm nguyên liệu chế biến trà an thần, hàng chưa qua sơ chế” của Công ty TNHH Lê Hào. Tham khảo hướng dẫn tại Quyết định số 41/2007/QĐ-BYT ngày 20/11/2007 của Bộ Y tế thì mặt hàng hạt phá cố chỉ và hạt thảo quyết minh thuộc Danh mục mã số hàng hóa dược liệu nhập khẩu vào Việt Nam.

Chính sách quản lý mặt hàng dược liệu chưa có số đăng ký lưu hành nhập khẩu hiện nay thực hiện theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BYT sửa đổi điều 19 Thông tư số 47/2010/TT-BYT. Tuy nhiên, qua nghiên cứu Tổng cục Hải quan nhận thấy, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BYT nói trên mới chỉ quy định chính sách quản lý đối với nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu (cụ thể là nguyên liệu làm thuốc được phép nhập khẩu theo Danh mục nguyên liệu làm thuốc được phép nhập khẩu hoặc theo hình thức Giấy phép nhập khẩu); chưa có quy định đối với mặt hàng dược liệu chưa có số đăng ký lưu hànhbao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc nhập khẩu.

Như vậy, căn cứ vào các quy định dẫn trên, đối với trường hợp nhập khẩu mặt hàng hạt phá cố chỉ và hạt thảo quyết minh, Tổng cục Hải quan đề nghị Quý Bộ cho biết:

1. Việc nhập khẩu hai mặt hàng này hiện nay thực hiện theo văn bản quy định nào? Đối với trường hợp cụ thể của Công ty CP US Commodities và Công ty TNHH Lê Hào nhập khẩu hàng hóa theo khai báo như trên thì cần phải đáp ứng những yêu cầu gì về chính sách quản lý; doanh nghiệp có phải xuất trình cho cơ quan hải quan văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan quản lý chuyên ngành - Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế để làm căn cứ cho phép hàng hóa thông quan hay không?

2. Trường hợp chính sách quản lý nhập khẩu đối với mặt hàng dược liệu chưa có số đăng ký lưu hành và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc chưa được quy định tại văn bản pháp lý hiện hành thì đề nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung nội dung này vào Thông tư số 38/2013/TT-BYT .

3. Trong thời gian chờ văn bản sửa đổi, bổ sung ban hành, Tổng cục Hải quan đề nghị việc thực hiện chính sách quản lý nhập khẩu mặt hàng dược liệu chưa có số đăng ký lưu hành và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc tạm thời vẫn thực hiện theo hướng dẫn tại điều 19 Thông tư số 47/2010/TT-BYT.

Tổng cục Hải quan mong sớm nhận lại ý kiến trả lời của Quý Bộ trước ngày 16/5/2014 để có cơ sở hướng dẫn hải quan địa phương thực hiện thống nhất.

Trân trọng cám ơn sự hợp tác của Quý Bộ.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục Hải quan Tp. Hải Phòng;
- Công ty TNHH Lê Hào;
(đ/c 46 phố Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội)
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 4977/TCHQ-GSQL năm 2014 vướng mắc thực hiện Thông tư 38/2013/TT-BYT về hoạt động xuất, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc do Tổng cục Hải quan ban hành

  • Số hiệu: 4977/TCHQ-GSQL
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 08/05/2014
  • Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
  • Người ký: Vũ Ngọc Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản