BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4967/BTP-TCTHADS | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2014 |
Kính gửi: Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bộ Tư pháp nhận được công văn của một số Cục Thi hành án dân sự phản ánh về một số vướng mắc trong việc áp dụng Điều 48, Điều 75 Luật Thi hành án dân sự và một số quy định của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự (sau đây gọi chung là Nghị định số 125/2013/NĐ-CP). Sau khi thống nhất quan điểm với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
1. Khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP (bổ sung Điều 8c) quy định:
“...Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu nộp tiền thi hành án, nếu người được nhận tài sản không tự nguyện nộp tiền thi hành án thì Chấp hành viên tổ chức bán đấu giá tài sản để thi hành án. Số tiền bán tài sản đã thu được thanh toán theo tỷ lệ tương ứng so với số tiền, tài sản mà các đương sự được nhận theo bản án, quyết định nhưng không tính lãi chậm thi hành án”.
Một số cơ quan thi hành án dân sự đề nghị hướng dẫn: trước khi Chấp hành viên tổ chức bán đấu giá tài sản để thi hành án thì có cần thực hiện thủ tục kê biên tài sản hay không?
Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
Điều luật chỉ quy định về việc nếu sau khi nhận được văn bản yêu cầu nộp tiền thi hành án, người được nhận tài sản không tự nguyện nộp tiền thi hành án thì Chấp hành viên tổ chức bán đấu giá tài sản để thi hành án mà không quy định cụ thể trình tự, thủ tục để tổ chức bán đấu giá. Do đó, việc “tổ chức bán đấu giá tài sản để thi hành án” được thực hiện theo quy định chung, nghĩa là cần phải thực hiện thủ tục kê biên tài sản và tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
2. Liên quan đến yêu cầu định giá lại tài sản kê biên, khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP (bổ sung Điều 15a) quy định:
“...Việc yêu cầu định giá lại tài sản theo quy định tại khoản này chỉ được thực hiện một lần trước khi thông báo lần đầu về bán đấu giá tài sản và một lần đối với tài sản bán đấu giá không thành, không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá. Yêu cầu định giá lại chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn sau đây:
…
b) 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo bán đấu giá không thành, không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá”.
Một số cơ quan thi hành án dân sự đề nghị hướng dẫn: Đương sự được “một lần” yêu cầu định giá lại tài sản trong trường hợp bán đấu giá không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá, vậy “một lần” này được chấp nhận ở thời điểm nào - lần đầu tiên tổ chức bán đấu giá mà không có người tham gia đấu giá, trả giá hay ở bất kỳ lần tổ chức bán đấu giá nào mà không có người tham gia đấu giá, trả giá?
Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
Khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP (bổ sung Điều 15a) quy định:
“...Việc yêu cầu định giá lại tài sản theo quy định tại khoản này chỉ được thực hiện một lần trước khi thông báo lần đầu về bán đấu giá tài sản và một lần đối với tài sản bán đấu giá không thành, không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá. Yêu cầu định giá lại chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn sau đây:
…
b) 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo bán đấu giá không thành, không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá”.
Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 125/2013/NĐ-CP (bổ sung Điều 17a) quy định: “Trong trường hợp sau hai lần niêm yết, thông báo công khai theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì xử lý như sau:
1. Chấp hành viên thông báo cho đương sự biết về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá.
…
3. Trước khi giảm giá tài sản, Chấp hành viên yêu cầu các đương sự thỏa thuận mức giảm giá. Nếu các đương sự không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được về mức giảm giá thì Chấp hành viên quyết định mức giảm giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, đối với trường hợp không có người tham gia đấu giá, trả giá thì đương sự chỉ được một lần yêu cầu định giá lại tài sản ngay sau hai lần niêm yết, thông báo bán đấu giá với mức giá khởi điểm đầu tiên nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá. Yêu cầu này chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo không có người tham gia đấu giá, trả giá. Trong trường hợp đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Những lần tổ chức bán đấu giá tiếp theo mà vẫn không có người tham gia đấu giá, trả giá thì đương sự chỉ có quyền thỏa thuận mức giảm giá mà không còn quyền yêu cầu định giá lại tài sản. Nếu các đương sự không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được về mức giảm giá thì Chấp hành viên quyết định mức giảm giá.
3. Liên quan đến việc niêm yết, thông báo về bán đấu giá tài sản và quyền nhận tài sản của người được thi hành án khi không có người tham gia đấu giá, trả giá:
Khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP (bổ sung Điều 17a) quy định về xử lý tài sản thi hành án không có người tham gia đấu giá, trả giá quy định: “Trong trường hợp sau hai lần niêm yết, thông báo công khai theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì xử lý như sau:
1. Chấp hành viên thông báo cho đương sự biết về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá.
2. Sau ba lần giảm giá mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì tài sản được xử lý như sau:...”
Một số cơ quan thi hành án dân sự đề nghị hướng dẫn: việc “hai lần niêm yết, thông báo công khai theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản” chỉ được áp dụng đối với lần đầu tiên hay đối với tất cả các lần bán đấu giá nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá đều phải thực hiện việc niêm yết, thông báo công khai hai lần? Bên cạnh đó, theo quy định trên, sau ba lần giảm giá mà không có người tham gia đấu giá, trả giá mà người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án biết. Nếu người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Như vậy, ở lần giảm giá tài sản lần thứ 4 hoặc thứ 5... người được thi hành án muốn nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì có được hay không?
Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
Khi tổ chức bán đấu giá lần đầu tiên, người bán đấu giá niêm yết, thông báo công khai theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 về bán đấu giá tài sản với mức giá khởi điểm (lần thứ nhất niêm yết, thông báo công khai); hết thời hạn thông báo mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì người bán đấu giá tiếp tục thực hiện niêm yết, thông báo công khai theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP việc bán đấu giá tài sản, vẫn với mức giá khởi điểm (lần thứ hai niêm yết, thông báo công khai).
Nghị định số 125/2013/NĐ-CP chỉ quy định “hai lần” niêm yết và thông báo công khai và không quy định hai lần niêm yết và thông báo công khai như trên cách nhau bao nhiêu ngày. Do đó, cơ quan thi hành án dân sự căn cứ vào tình hình thực tế phối hợp với tổ chức bán đấu giá để thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của đương sự và không làm kéo dài quá trình tổ chức thi hành án, việc niêm yết, thông báo lần thứ hai cần được thực hiện ngay sau khi hết thời hạn niêm yết lần thứ nhất mà không có người tham gia đấu giá hoặc ngay sau khi bán đấu giá lần đầu mà không có người trả giá.
Kể từ sau lần giảm giá đầu tiên, việc niêm yết, thông báo công khai về bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP; Nếu vẫn không có người tham gia đấu giá, trả giá thì Chấp hành viên tiến hành ngay việc giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá mà không phải thực hiện việc niêm yết, thông báo công khai lần thứ hai.
Bên cạnh đó, điều luật quy định: “sau ba lần giảm giá mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì tài sản được xử lý như sau: a) Nếu người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án biết…”. Như vậy, sau lần giảm giá thứ ba người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Do đó, bất kỳ thời điểm nào sau ba lần giảm giá (nghĩa là có thể ở lần giảm giá thứ bốn, năm, sáu...) mà vẫn không có người tham gia đấu giá, trả giá thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản và xử lý theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17a.
4. Về tranh chấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 và Điều 75 Luật Thi hành án dân sự:
Điểm d Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự quy định về việc ra quyết định hoãn thi hành án khi tài sản kê biên có tranh chấp đã được Tòa án thụ lý để giải quyết; Điều 75 Luật Thi hành án dân sự quy định về trường hợp cưỡng chế đối với tài sản của người phải thi hành án mà có tranh chấp với người khác thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế và yêu cầu đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Một số cơ quan thi hành án dân sự đề nghị hướng dẫn: khái niệm “tranh chấp” trong Điều 48 và 75 có được hiểu là tranh chấp về quyền sở hữu hay không?
Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
Về nguyên tắc, theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, trước khi kê biên tài sản, Chấp hành viên có trách nhiệm xác minh, làm rõ và chỉ kê biên tài sản để đảm bảo việc thi hành án khi có căn cứ xác định tài sản sẽ kê biên là của người phải thi hành án. Vì vậy, “tranh chấp” trong 2 trường hợp trên được hiểu là tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu tài sản (quyền chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt theo quy định của Bộ luật Dân sự). Các tranh chấp không liên quan đến quyền sở hữu tài sản thì không có căn cứ để hoãn thi hành án.
Trên đây là hướng dẫn của Bộ Tư pháp về nghiệp vụ thi hành án trong một số trường hợp để các Cục Thi hành án dân sự nghiên cứu, vận dụng./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 3079/TCT-TVQT phối hợp thực hiện Thông tư 91/2010/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự, theo đề nghị của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 224/TCTHADS-NV1 năm 2014 hướng dẫn giải quyết vướng mắc về nghiệp vụ thi hành án dân sự do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 3Công văn 1943/TCTHADS-NV2 năm 2013 hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án hành chính do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 4Công văn 614/BTP-TCTHADS năm 2015 hướng dẫn việc thanh toán tiền thi hành án liên quan đến lãi chậm thi hành án do Bộ Tư pháp ban hành
- 5Thông báo 64/TB-BTP năm 2014 kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền tại Hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2015 do Bộ Tư pháp ban hành
- 6Công văn 729/VKSTC-V10 năm 2014 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong công tác thi hành án dân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Công văn 1568/BTP-BTTP năm 2012 về trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Quyết định 824/QĐ-TCTHADS năm 2014 về Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành thi hành án dân sự do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 9Thông tư 01/2016/TT-BTP hướng dẫn thực hiện thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 10Công văn 2755/BVHTTDL-KHTC năm 2017 hướng dẫn nghiệp vụ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 11Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022 về Chương trình khung đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 1Luật thi hành án dân sự 2008
- 2Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
- 3Công văn 3079/TCT-TVQT phối hợp thực hiện Thông tư 91/2010/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự, theo đề nghị của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Nghị định 125/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự
- 5Công văn 224/TCTHADS-NV1 năm 2014 hướng dẫn giải quyết vướng mắc về nghiệp vụ thi hành án dân sự do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 6Công văn 1943/TCTHADS-NV2 năm 2013 hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án hành chính do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 7Công văn 614/BTP-TCTHADS năm 2015 hướng dẫn việc thanh toán tiền thi hành án liên quan đến lãi chậm thi hành án do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Thông báo 64/TB-BTP năm 2014 kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền tại Hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2015 do Bộ Tư pháp ban hành
- 9Công văn 729/VKSTC-V10 năm 2014 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong công tác thi hành án dân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Công văn 1568/BTP-BTTP năm 2012 về trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ do Bộ Tư pháp ban hành
- 11Quyết định 824/QĐ-TCTHADS năm 2014 về Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành thi hành án dân sự do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 12Thông tư 01/2016/TT-BTP hướng dẫn thực hiện thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 13Công văn 2755/BVHTTDL-KHTC năm 2017 hướng dẫn nghiệp vụ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 14Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022 về Chương trình khung đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Công văn 4967/BTP-TCTHADS năm 2014 hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 4967/BTP-TCTHADS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 03/12/2014
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Nguyễn Thúy Hiền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/12/2014
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết