Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4941/TLĐ-TC | Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2022 |
Kính gửi: | - Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; |
Căn cứ Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công;
Căn cứ Quyết định số 5068/QĐ-TLĐ ngày 05/8/2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc phân cấp thẩm quyền quyết định trong công tác mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn) hướng dẫn thực hiện việc phân cấp thẩm quyền, cụ thể như sau:
1. Đối tượng áp dụng:
Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn (sau đây gọi chung là đơn vị).
2. Phạm vi điều chỉnh:
a) Phân cấp thẩm quyền quyết định trong công tác mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và được bố trí nguồn chi trong dự toán thu, chi được Tổng Liên đoàn giao hàng năm của đơn vị.
b) Không quy định đối với:
- Kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn; mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án đầu tư.
- Đối với các lĩnh vực đã có quy định pháp luật chuyên ngành về quản lý kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thì thực hiện theo quy định chuyên ngành đối với từng lĩnh vực.
- Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công giao cho doanh nghiệp 100% vốn của tổ chức công đoàn quản lý, sử dụng thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước.
- Công tác mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản có sử dụng từ Quỹ đầu tư của đơn vị hoặc công đoàn cấp trên.
3. Hàng năm, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán thu, chi của Tổng Liên đoàn và chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định của pháp luật, đơn vị lập dự toán kinh phí mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản của cấp mình và các cấp trực thuộc, tổng hợp vào dự toán thu, chi của đơn vị mình, trình Tổng Liên đoàn xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.
Hồ sơ tài liệu kèm theo dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa công trình, thiết bị công trình gồm: tên tài sản; nguyên giá tài sản, giá trị hao mòn hoặc khấu hao; thời gian bảo dưỡng, sửa chữa tài sản gần nhất; lý do, mục tiêu, khối lượng công việc bảo dưỡng, sửa chữa; dự kiến chi phí, thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.
4. Các đơn vị chủ động và tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản theo dự toán thu, chi được Tổng Liên đoàn phê duyệt.
5. Trình tự thực hiện:
Thủ trưởng đơn vị tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định hiện hành.
5.1. Đối với công tác mua sắm: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016, cụ thể như sau:
Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
a) Các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu:
- Phạm vi áp dụng:
+ Áp dụng đối với các gói thầu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC.
+ Đáp ứng đủ các điều kiện: Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày; nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trừ gói thầu có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng).
- Quy trình chỉ định thầu thông thường thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014.
- Quy trình chỉ định thầu rút gọn thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 58/2016/TT-BTC.
b) Các trường hợp được áp dụng chào hàng cạnh tranh:
- Phạm vi áp dụng:
+ Áp dụng đối với các gói thầu quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 58/2016/TT-BTC.
+ Đáp ứng đủ các điều kiện: Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của thủ trưởng đơn vị.
- Quy trình chào hàng cạnh tranh:
+ Gói thầu có giá gói thầu từ trên 200 triệu đồng đến 02 tỷ đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014;
+ Gói thầu có giá gói thầu không quá 200 triệu đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014.
c) Các trường hợp được áp dụng mua sắm trực tiếp:
- Phạm vi áp dụng:
+ Áp dụng đối với các gói thầu quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 58/2016/TT-BTC.
+ Đáp ứng đủ các điều kiện: Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của thủ trưởng đơn vị; nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó; gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó; đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó; thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
- Quy trình mua sắm trực tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014.
d) Các trường hợp được áp dụng tự thực hiện:
- Điều kiện áp dụng:
+ Áp dụng đối với các gói thầu quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư số 58/2016/TT-BTC.
+ Đơn vị được giao thực hiện gói thầu đáp ứng đủ các điều kiện: Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm trong trường hợp đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và đơn vị được giao thực hiện gói thầu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014, cụ thể: Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu; phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu; đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.
- Quy trình tự thực hiện được thực hiện theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014.
đ) Các trường hợp được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 08/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
5.3. Đối với công tác bảo dưỡng, sửa chữa tài sản: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021, cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng: Thủ trưởng đơn vị tổ chức lập, phê duyệt Kế hoạch sửa chữa, trong đó thuyết minh đầy đủ các nội dung: Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa; tên tài sản cần bảo dưỡng, sửa chữa; thời gian bảo dưỡng, sửa chữa tài sản gần nhất; lý do, mục tiêu, khối lượng bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; kinh phí phân bổ; dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.
b) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa từ 500 triệu đồng trở lên: Thủ trưởng đơn vị tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đảm bảo trình tự, thủ tục tuân thủ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
c) Thủ trưởng đơn vị tổ chức giám sát, nghiệm thu, thanh toán, kiểm toán báo cáo quyết toán (nếu có), thẩm tra và phê duyệt quyết toán kinh phí theo Quyết định số 2550/QĐ-TLĐ ngày 29/4/2021 của Tổng Liên đoàn về việc thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp trong các đơn vị kế toán công đoàn và các quy định hiện hành của pháp luật nhà nước.
d) Kinh phí lập Kế hoạch sửa chữa, xây dựng Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, xây dựng dự toán bảo dưỡng, sửa chữa tài sản được sử dụng trong dự toán thu chi được Tổng Liên đoàn giao hàng năm của đơn vị.
đ) Quy trình lựa chọn nhà thầu thực hiện các nội dung công việc đối với công tác bảo dưỡng, sửa chữa tài sản được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014.
e) Đối với công tác bảo dưỡng, sửa chữa tài sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phân bổ kinh phí thực hiện trước thời điểm Quyết định số 5068/QĐ-TLĐ ngày 05/8/2022 của Tổng Liên đoàn có hiệu lực thì các bước tiếp theo thực hiện theo phân cấp tại quyết định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh bằng văn bản về Tổng Liên đoàn để nghiên cứu, giải quyết.
| TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1283/QĐ-BTP năm 2021 phê duyệt Đề án giải thể Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản tập trung thuộc Cục Kế hoạch - Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Công văn 12661/BTC-QLCS năm 2021 về tăng cường quản lý việc mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 13534/BGTVT-TC năm 2021 về tăng cường quản lý việc mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 806/QĐ-BXD năm 2018 về phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, quản lý, sử dụng tài sản công của Bộ Xây dựng
- 1Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
- 2Thông tư 58/2016/TT-BTC Quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật Đầu tư công 2019
- 4Quyết định 17/2019/QĐ-TTg về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 65/2021/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 1283/QĐ-BTP năm 2021 phê duyệt Đề án giải thể Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản tập trung thuộc Cục Kế hoạch - Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7Công văn 12661/BTC-QLCS năm 2021 về tăng cường quản lý việc mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung do Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 2550/QĐ-TLĐ năm 2021 thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp trong các đơn vị kế toán công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 9Công văn 13534/BGTVT-TC năm 2021 về tăng cường quản lý việc mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Quyết định 806/QĐ-BXD năm 2018 về phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, quản lý, sử dụng tài sản công của Bộ Xây dựng
Công văn 4941/TLĐ-TC năm 2022 hướng dẫn thực hiện phân cấp thẩm quyền quyết định trong công tác mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản từ nguồn kinh phí chi thường xuyên do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 4941/TLĐ-TC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/09/2022
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Phan Văn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra