Hệ thống pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4899/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL
V/v xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2018

 

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ

Trả lời Công văn số 11928/VPCP-ĐMDN ngày 07/12/2018 của Văn phòng Chính phủ về đề nghị của Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Minh Đăng Quang, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:

1. Khoản 6 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back) quy định: “Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý”.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thủ tục thuế là 02 năm.

Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế cũng quy định: “Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Đối với trường hợp làm thủ tục về thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục theo quy định của cơ quan có thẩm quyền”.

2. Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên, đối chiếu với vụ việc được nêu trong Công văn số 11928/VPCP-ĐMDN, Bộ Tư pháp thấy rằng:

Thứ nhất, tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phát hiện ra doanh nghiệp đã thực hiện nhiều lần cùng một hành vi “chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định” quy định tại Điều 7 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP.

Thứ hai, tất cả các hành vi này đều đã được thực hiện xong (không có hành vi nào đang được thực hiện), tại các điểm khác nhau và đều chưa bị xử lý, chưa hết thời hiệu xử lý.

Do vậy, có thể coi đây là trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần.

3. Hướng xử lý đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần

Về trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần, hiện nay, Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back đang có những quy định không thống nhất trong chế tài xử lý, cụ thể là:

- Điểm d khoản 1 Điều 3 của Luật quy định việc xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính;

- Điểm b khoản 1 Điều 10 của Luật quy định vi phạm hành chính nhiều lần chỉ là tình tiết tăng nặng. Điều này có nghĩa là, nếu đối tượng thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.

Như vậy, điểm d khoản 1 Điều 3 và điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back đều quy định chế tài xử lý đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần. Nhưng việc áp dụng từng chế tài sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý khác nhau.

Đối chiếu với vụ việc được nêu tại Công văn số 11928/VPCP-ĐMDN, Bộ Tư pháp thấy rằng, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đang áp dụng điểm d khoản 1 Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back để xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính của doanh nghiệp (đồng thời, mỗi hành vi bị xử phạt đều bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần).

Trong bối cảnh các quy định pháp luật chưa có sự thống nhất như đã nêu trên, trường hợp này, theo Bộ Tư pháp, nên áp dụng điểm b khoản 1 Điều 10 của Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back để bảo đảm nguyên tắc có lợi cho đương sự trong áp dụng pháp luật. Theo đó, chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp về 01 hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần (xử phạt đối với hành vi có chế tài xử phạt nặng nhất trong số các hành vi vi phạm nhiều lần).

Về lâu dài, trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back, Bộ Tư pháp sẽ báo cáo Chính phủ kiến nghị Quốc hội sửa đổi các quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 và điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back để bảo đảm tính thống nhất trong áp dụng pháp luật1.

Trên đây là ý kiến của Bộ Tư pháp về kiến nghị của Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Minh Đăng Quang, gửi tới Văn phòng Chính phủ.

Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh (để b/c);
- Lưu: VT, Cục QLXLVPHC&TDTHPL (3b).

TL. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT




Đặng Thanh Sơn

 



1 Hiện nay, hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back đang được Bộ Tư pháp trình Chính phủ. Thời gian dự kiến trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back: Quý IV năm 2020 (theo Tờ trình số 49/TTr-BTP ngày 04/12/2018 của Bộ Tư pháp gửi Chính phủ về việc đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 4899/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2018 về xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần do Bộ Tư pháp ban hành

  • Số hiệu: 4899/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 20/12/2018
  • Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
  • Người ký: Đặng Thanh Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản