Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI  
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 4725/LĐTBXH-VP
V/v Tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến và Đại hội thi đua ngành LĐTBXH năm 2010

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2009

 

Kính gửi:

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Thực hiện văn bản số 2236/BTĐKT-VI ngày 8 tháng 10 năm 2009 của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương về việc tổ chức Đại hội thi đua và Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp, tiến tới Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII vào quý IV năm 2010, Bộ hướng dẫn cụ thể một số nội dung cần quan tâm trong chỉ đạo tổ chức Đại hội thi đua và Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Đánh giá đúng kết quả và tác dụng của phong trào thi đua yêu nước kể từ năm 2005-2010 đến nay, nêu rõ những kết quả, thành tựu đã đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong việc tổ chức, thực hiện nhiệm vụ của Ngành; xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp tổ chức phong trào thi đua trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch của địa phương, đơn vị năm 2010 và thời kỳ 2010 – 2015.

2. Biểu dương thành quả chung của phong trào thi đua yêu nước, các tập thể, cá nhân anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc, các gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong các đơn vị và trong toàn ngành, … qua đó khơi dậy, cổ vũ sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy mạnh mẽ nội lực, tạo động lực mới cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng và kế hoạch 5 năm tiếp theo 2010 – 2015.

3. Thông qua Đại hội khẳng định các bài học kinh nghiệm về tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng, kinh nghiệm về xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến ở từng đơn vị, cơ sở; tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh các phong trào thi đua và công tác thi đua khen thưởng theo tinh thần Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị và thực hiện tốt Luật Thi đua, khen thưởng.

4. Tổ chức Đại hội Thi đua và Hội nghị điển hình tiên tiến phải đạt được những nội dung trên và đảm bảo trang trọng, thiết thực, thực hành tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức.

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH HỘI NGHỊ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN

1. Những công việc cần thực hiện từ nay đến trước Đại hội thi đua toàn ngành:

a) Mỗi địa phương, đơn vị tổ chức phát động phong trào thi đua nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác của ngành với kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể, có những công trình, sản phẩm chào mừng Đại hội thi đua yêu nước toàn ngành và toàn quốc, gắn với các mốc lịch sử của năm 2009 – 2010: Phát động phong trào thi đua theo tinh thần 5 nội dung phát động thi đua của Thủ tướng Chính phủ tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, “Cả nước hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Các địa phương, đơn vị cần có kế hoạch, biện pháp thi đua cụ thể, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững, lập thành tính thiết thực hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4, ngày Quốc tế lao động 1/5, kỷ niệm 65 năm ngày cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ngày kỷ niệm khác trong năm 2009 – 2010.

b) Tổ chức tốt công tác tuyên truyền về những điển hình tiên tiến, những mô hình mới của địa phương, đơn vị để học tập nhân rộng điển hình tiên tiến và phát động phong trào thi đua trong mọi lĩnh vực của ngành;

c) Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến” theo công văn số 71-CV/BCĐ ngày 31/7/2009 của Ban Chỉ đạo và công văn 3295/LĐTBXH-VP ngày 04/9/2009 của Bộ.

d) Phát hiện, tôn vinh các tập thể, cá nhân thực sự có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước để đề nghị các hình thức khen thưởng, đặc biệt lưu ý xét chọn các tập thể, cá nhân hội đủ các tiêu chuẩn để đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc và Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương vào các đợt khen thưởng trong năm 2010 (vào dịp các địa phương, đơn vị tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp quý I/2010 hoặc Đại hội thi đua toàn Ngành dự kiến quý III/2010).

2. Về nội dung chuẩn bị Báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng 5 năm qua, phương hướng nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng 5 năm tới; bố cục chính của báo cáo gồm có hai phần:

Phần I: Tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng:

- Đánh giá kết quả đạt được và những mặt hạn chế của phong trào thi đua yêu nước từ Đại hội thi đua lần trước đến nay; nêu rõ các phong trào thi đua tiêu biểu của địa phương, đơn vị và biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực; về vai trò, vị trí của công tác thi đua khen thưởng góp phần thực hiện chỉ tiêu kế hoạch 05 năm (2005 – 2010).

- Kết quả công tác khen thưởng; phân tích kết quả, chất lượng các hình thức khen thưởng, về cải cách hành chính, thủ tục hồ sơ khen thưởng.

- Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong những năm qua.

- Những tồn tại hạn chế chủ yếu và bài học kinh nghiệm.

Phần II: Phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2010-2015:

- Xác định phương hướng, mục tiêu chung của phong trào thi đua 5 năm (2010-2015).

- Những nội dung của phong trào thi đua trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và các giải pháp chủ yếu.

Thông qua việc đánh giá kết quả của các phong trào thi đua yêu nước để biểu dương, tôn vinh các tấm gương điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt; phân tích tác dụng của phong trào thi đua đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc động viên, tổ chức các cuộc vận động và các phong trào thi đua ở cơ sở.

3. Về tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp:

a) Đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

Tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và cử đoàn đại biểu về dự Đại hội thi đua yêu nước của Ngành.

b) Đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ:

- Tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến: Thời gian tổ chức 1/2 ngày và tiến hành trong quý I năm 2010

- Tên của Hội nghị:

HỘI NGHỊ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN …………

Lần thứ … (2006-2010)

……. Ngày … tháng … năm 2010

- Thành phần: Toàn thể bộ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị (kể cả những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên).

Riêng Cục Người có công và Tổng cục Dạy nghề cần có hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị cơ sở trực thuộc (theo nội dung của văn bản này) về tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến và cử đoàn đại biểu về dự Hội nghị đại biểu điển hình tiên tiến cấp Cục và Tổng cục. Tổng số đại biểu và khách mời về dự tối đa không quá 200 đại biểu, trong đó đại biểu điển hình tiên tiến chiếm 70%, đại biểu khách mời và đại biểu lãnh đạo không quá 30% tổng số đại biểu triệu tập.

- Chương trình Hội nghị điển hình tiên tiến và Hội nghị đại biểu điển hình tiên tiến bao gồm:

+ Khai mạc (chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu);

+ Báo cáo tổng kết đánh giá phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2006 – 2010 (đây là nội dung chính của Hội nghị, nên cần phải đảm bảo chất lượng và bám sát mục đích yêu cầu nêu trên);

+ Báo cáo tham luận của các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến;

+ Có thể tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức phong trào thi đua;

+ Công bố kết quả bình xét thi đua và đề nghị khen thưởng

+ Phát động thi đua;

+ Thông qua Nghị quyết về tổ chức phong trào thi đua và đăng ký thi đua;

+ Bế mạc Hội nghị.

III. TIÊU CHUẨN ĐẠI BIỂU DỰ ĐẠI HỘI THI ĐUA TOÀN NGÀNH:

- Đại biểu đương nhiên:

+ Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (hiện đang công tác tại các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ).

+ Thủ trưởng đơn vị.

- Đại biểu chính thức:

Việc lựa chọn đại biểu đi dự Đại hội thi đua toàn ngành thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, số lượng được phân bổ dự kiến như sau (sẽ có công văn phân bổ đại biểu gửi sau):

+ Đơn vị có dưới 30 cán bộ, công chức, viên chức (kể cả lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) chọn 01 đại biểu;

+ Đơn vị có từ trên 30 đến dưới 60 cán bộ, công chức, viên chức (kể cả lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) chọn 02 đại biểu;

+ Đơn vị có từ 60 đến trên 200 cán bộ, công chức, viên chức (kể cả lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) chọn 03 đại biểu;

+ Đơn vị có trên 200 cán bộ, công chức, viên chức (kể cả lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) chọn 04 đại biểu;

+ Đơn vị có trên 200 đến 500 cán bộ, công chức, viên chức (kể cả lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) tối đa không quá 05 đại biểu.

Các đại biểu đi dự đại hội đạt các tiêu chuẩn sau đây.

+ Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở của ít nhất ba lần trong các năm từ 2005 đến 2009;

+ Cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua của tập thể, đơn vị được bầu tại Hội nghị điển hình tiên tiến cấp cơ sở, được khen thưởng, biểu dương.

+ Riêng đối với Thương binh, bệnh binh ở các Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh, do Cục trưởng Cục Người có công lựa chọn một số Thương bệnh binh tiêu biểu trong số những thương bệnh binh có tinh thần nỗ lực vượt khó vươn lên, phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy con trưởng thành, nhiều năm gần đây được khen thưởng, có tín nhiệm với tập thể, không có sai phạm, khuyết điểm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

- Hội nghị điển hình tiên tiến cấp cơ sở được tổ chức trong quý I năm 2010.

- Các địa phương, đơn vị gửi danh sách, báo cáo tóm tắt thành tích đại biểu được chọn cử đi dự Đại hội thi đua ngành Lao động – Thương binh và Xã hội về Bộ trước ngày 30 tháng 4 năm 2010 (kèm theo Tờ trình và Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định).

- Hội nghị điển hình tiên tiến cấp Cục, Tổng cục tổ chức đầu quý II năm 2010 gửi danh sách, báo cáo tóm tắt thành tích đại biểu được chọn cử đi dự Đại hội thi đua ngành Lao động – Thương binh và Xã hội về Bộ trước ngày 30 tháng 5 năm 2010.

- Đại hội thi đua ngành Lao động – Thương binh và Xã hội dự định sẽ tổ chức vào đầu quý III năm 2010.

- Nhận được văn bản này đề nghị các địa phương, đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện và báo cáo kế hoạch thực hiện tổ chức Đại hội thi đua về Bộ trước ngày 15/1/2010 (đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ gửi kèm danh sách các cá nhân đạt các danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ và danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú). Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị liên hệ về Văn phòng Bộ (quy phòng Tuyên truyền – Thi đua điện thoại 048.369552) để thống nhất hướng giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban TĐKTTƯ;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Lưu: VT, TTTĐ (VP Bộ)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Đàm

 

DỰ KIẾN PHÂN BỔ ĐẠI BIỂU CHÍNH THỨC

DỰ ĐẠI HỘI THI ĐUA NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI NĂM 2010
(Kèm theo công văn số 4725/LĐTBXH-VP ngày 14 tháng 12 năm 2009)

STT

Sở, đơn vị

Số lượng đại biểu/1 đơn vị

Số lượng đầu mối

Tổng số Đại biểu (dự kiến)

Ghi chú

1.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

 

63

133

(Riêng Thành phố Hà Nội 05 Đại biểu)

- Thành phố trực thuộc trung ương:

3

5

17

Các tỉnh còn lại:

2

58

116

2.

Khối Cục Người có công:

 

7

11

 

- Cơ quan Cục:

2

1

2

- Các Trung tâm Điều dưỡng Thương bệnh binh:

1

6

6

- Thương bệnh binh tiêu biểu:

 

 

03

3.

Khối Tổng Cục Dạy nghề:

 

5

12

 

- Cơ quan Tổng cục:

5

1

5

- Trường Cao đẳng và Dạy nghề:

2

4

8

4.

Các đơn vị khác thuộc và trực thuộc Bộ:

 

47

80

 

- Các đơn vị có đến 20 cán bộ công chức:

1

14

14

- Các đơn vị có trên 20 cán bộ công chức:

2

33

66

5.

Đại biểu đương nhiên:

 

 

 

 

- (AHLĐ, CSTĐ cấp Bộ, thầy thuốc ưu tú …):

 

 

80

- Thủ trưởng các địa phương đơn vị, Lãnh đạo Bộ:

 

 

134

6.

Đại Biểu Đảng Nhà nước, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương:

 

 

50

 

5.

Tổng cộng:

 

122

500

 

(Dự kiến: Tổng số 500 đại biểu)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 4725/LĐTBXH-VP tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến và Đại hội thi đua ngành lao động thương binh và xã hội năm 2010 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 4725/LĐTBXH-VP
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 14/12/2009
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Nguyễn Trọng Đàm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản