Hệ thống pháp luật

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 470/LĐLĐ
V/v phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động, đình công và thực hiện sắp xếp lao động trong doanh nghiệp

Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2020

 

Kính gửi:

- Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã;
- Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở,

Căn cứ văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội số 3209/UBND-KGVX ngày 20/7/2020 về việc phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động, đình công và thực hiện sắp xếp lao động trong doanh nghiệp, BTV Liên đoàn Lao động Thành phố đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện một số nội dung sau:

1. Quán triệt và thực hiện Hướng dẫn số 11/HD-LĐLĐ ngày 09/7/2020 của Liên đoàn Lao động Thành phố triển khai Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 22/6/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

2. Nắm chắc tình hình đời sống, việc làm, tiền lương, thu nhập của người lao động và tình hình quan hệ lao động tại đơn vị, doanh nghiệp. Hướng dẫn Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp gặp khó khăn, có nguy cơ phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh, cắt giảm lao động tham gia phương án sử dụng lao động và giải quyết chế độ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật; tích cực tham mưu, chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ ở doanh nghiệp.

3. Chỉ đạo CĐCS duy trì đối thoại định kỳ tại nơi làm việc nhằm trao đổi thông tin, thông báo kế hoạch, kết quả sản xuất kinh doanh, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, tuyên truyền pháp luật, chế độ chính sách giúp người lao động yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp, là giải pháp tốt nhất nhằm tháo gỡ những xung đột trong quan hệ lao động, tránh những hậu quả về tranh chấp lao động và đình công.

4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động đồng hành, chung tay chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn để khôi phục lại sản xuất.

5. Khi doanh nghiệp và người lao động phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể phải kịp thời báo cáo với cấp ủy và phối hợp chính quyền địa phương để có phương án giải quyết, không để xảy ra kéo dài, lây lan. Tổng hợp, báo cáo tình hình về Liên đoàn Lao động Thành phố (qua Ban Chính sách pháp luật) để có sự chỉ đạo giải quyết.

Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố Hà Nội đề nghị LĐLĐ quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung trên (nếu có khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, liên hệ đồng chí Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách Pháp luật, ĐT: 0904 378079)./.

 


Nơi nhận:
- Như trên (để t/h);
- Thường trực Tổng LĐLĐ VN;
- Ban QHLĐ Tổng LĐLĐ VN;
- Thường trực UBND Thành phố;
- Lưu VT, CSPL.

TM. BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đình Hùng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 470/LĐLĐ năm 2020 về phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động, đình công và thực hiện sắp xếp lao động trong doanh nghiệp do Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 470/LĐLĐ
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 05/08/2020
  • Nơi ban hành: Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội
  • Người ký: Lê Đình Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/08/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản