Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4667/BNN-TCTS | Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Cà Mau, do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 487/BDN ngày 14 tháng 06 năm 2022, nội dung kiến nghị như sau:
Nội dung kiến nghị (Câu số 75)
Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản có mức xử phạt mang tính răn đe rất cao, qua triển khai, áp dụng trong thực tế, bước đầu mang lại những tác động tích cực đến nhận thức của người dân; tuy nhiên trong thực tế, vẫn còn một số nội dung chưa có trong quy định xử phạt. Bên cạnh đó, công tác thực thi pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển bị hạn chế rất nhiều nếu áp dụng các quy định của pháp luật về Thanh tra chuyên ngành; từ đó, rất cần thiết để tổ chức đưa vào hoạt động lực lượng kiểm ngư cấp tỉnh một cách thống nhất, đồng bộ trên toàn quốc (hiện chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về tổ chức bộ máy, chế độ chính sách của lực lượng Kiểm ngư cấp tỉnh). Kiến nghị nghiên cứu trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; trong đó:
- Bổ sung nội dung quy định xử phạt đối với các hành vi: Khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá hoặc sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét để khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không mang Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá khi hoạt động trên biển; không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định trong trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06m đến dưới 12m; không mang Giấy phép khai thác thủy sản khi hoạt động; cung cấp thiết bị giám sát hành trình không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định; không thực hiện sửa chữa thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá khi thiết bị bị hỏng do lỗi kỹ thuật; không báo cáo về việc lắp thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
- Bổ sung nội dung liên quan đến thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư tỉnh; việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, trong đó có thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) để phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực thủy sản; hạn ngạch khai thác, thăm dò nguồn lợi,... để làm cơ sở vững chắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách pháp luật về quản lý thủy sản và kiểm soát khai thác IUU phù hợp với thực tiễn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời như sau:
1. Đối với việc bổ sung một số hành vi vi phạm nêu trên
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát và phối hợp với Bộ Tư pháp để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, trình Văn phòng Chính phủ xin ý kiến thành viên Chính phủ, trước khi trình Chính phủ ký ban hành, qua đó các hành vi do cử tri nêu, sẽ được nghiên cứu, tiếp thu và bổ sung tại dự thảo Nghị định này cho phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Đối với việc bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho lực lượng Kiểm ngư địa phương và sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xử lý vi phạm hành chính
Ngày 20 tháng 5 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản số 3139/BNN-TCTS về việc quy định phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực thủy sản và thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư địa phương gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xin ý kiến bổ sung nội dung này vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Căn cứ quy định của pháp luật nêu trên, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau chỉ đạo các cơ quan/đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường xử lý nghiêm đối với hành vi trong hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ/giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nhằm gỡ “Thẻ Vàng” của Ủy ban Châu Âu về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Trên đây là trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Cà Mau, trân trọng gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 309/QĐ-QLCL năm 2015 về Chương trình thực hiện Kế hoạch quản lý, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 2Nghị định 41/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 3Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
- 4Công văn 3850/BNN-TCTS năm 2019 thực hiện Nghị định 42/2019/NĐ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 309/QĐ-QLCL năm 2015 về Chương trình thực hiện Kế hoạch quản lý, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 2Nghị định 41/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 3Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
- 4Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
- 5Công văn 3850/BNN-TCTS năm 2019 thực hiện Nghị định 42/2019/NĐ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 4667/BNN-TCTS năm 2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 4667/BNN-TCTS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 20/07/2022
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Lê Minh Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra