UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 466/SGDĐT-GDMN | Bình Dương, ngày 09 tháng 4 năm 2011 |
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ; |
Thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thị xã đã cùng với ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo đối với việc phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương trên cả ba phương diện: quy mô, chất lượng và công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo điều kiện để phụ huynh an tâm công tác. Tuy nhiên, công tác phát triển giáo dục mầm non (GDMN) của tỉnh Bình Dương đang đứng trước những thách thức lớn: quy mô trẻ ra lớp tăng nhanh, quy hoạch mạng lưới có nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non còn hạn chế, đầu tư cơ sở vật chất chưa tương xứng với yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ hiện nay;
Nhằm khắc phục những bất cập và yếu kém, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ để GDMN phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao sự nghiệp đổi mới giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND các huyện, thị xã tiếp tục phối hợp và chỉ đạo các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ và các giải pháp cơ bản trong công tác quản lý, chỉ đạo mầm non ngoài công lập trên địa bàn như sau:
1. Đối với Chính quyền địa phương:
a) Đề nghị UBND các huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục tăng cường công tác điều tra, khảo sát nắm tình hình cụ thể đối với các cơ sở mầm non ngoài công lập để có hướng chỉ đạo và giải quyết phù hợp:
- Đối với các cơ sở GDMN đã được cấp phép: Các địa phương thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, thanh tra việc tổ chức và hoạt động của các cơ sở này; yêu cầu đảm bảo thực hiện nghiêm túc Điều lệ trường mầm non và Quy chế trường tư thục về loại hình đăng ký cấp phép hoạt động (quy mô trường hoặc nhóm trẻ/lớp mẫu giáo độc lập), biển tên đơn vị (trường hoặc nhóm/lớp-ghi đúng theo Điều 7 mục 2 và Điều 12 mục 4 của QĐ 14/2008/QĐ-BGDĐT), tình hình đội ngũ (hợp đồng lao động, đảm bảo số lượng, trình độ nghiệp vụ…)
- Đối với các cơ sở chưa được cấp phép:
+ Nếu là nhóm trẻ gia đình có quy mô dưới 10 trẻ, tuỳ điều kiện cơ sở nếu đảm bảo được yêu cầu tối thiểu về diện tích 1,5 m2/trẻ và người nuôi giữ trẻ có sức khoẻ bình thường, địa phương yêu cầu chủ cơ sở đăng ký hành nghề giữ trẻ với xã, phường, thị trấn, thị xã; Sau đó các địa phương cần tiến hành ngay việc tổ chức phổ biến cho các chủ cơ sở và người nuôi giữ trẻ những nội dung về Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em, kỹ năng nghiệp vụ cơ bản trong chăm sóc, nuôi dạy trẻ; Sau tập huấn, đề nghị các chủ cơ sở ký cam kết thực hiện nghiêm túc những quy định, quy chế của địa phương nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ (tham khảo mẫu 1 bảng cam kết đính kèm);
+ Nếu cơ sở nuôi giữ trẻ có 02 nhóm/lớp và quy mô dưới 50 trẻ, địa phương yêu cầu chủ cơ sở cần khẩn trương hoàn thiện các điều kiện, thủ tục để trình UBND xã, phường, thị trấn cho phép thành lập loại hình nhóm/lớp độc lập (theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định); Ký cam kết thời gian cụ thể việc thực hiện hoàn thiện các điều kiện, thủ tục thành lập;
+ Nếu cơ sở nuôi giữ trẻ có trên 02 nhóm/lớp và quy mô trên 50 trẻ, địa phương yêu cầu chủ cơ sở cần khẩn trương hoàn thiện các điều kiện, thủ tục để trình UBND huyện, thị xã cho phép thành lập loại hình trường mầm non, trường mẫu giáo theo quy định. Tương tự, chủ trường phải ký cam kết thời gian hoàn thiện các điều kiện và thủ tục thành lập trường trong thời gian sớm nhất(tham khảo mẫu 2 bảng cam kết đính kèm).
- Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm và đóng cửa các cơ sở chưa chấp hành theo quy định, đặc biệt là các cơ sở không đảm bảo đủ điều kiện và có nhiều nguy cơ mất an toàn đến tính mạng cũng như sức khỏe trẻ.
b) Các địa phương tiếp tục điều chỉnh quy hoạch mạng lưới phát triển trường lớp mầm non phù hợp với từng khu vực (phía Nam, phía Bắc, địa bàn có nhiều khu-cụm công nghiệp…).Trong đó cần xác định rõ bao nhiêu cơ sở giáo dục mầm non (kể cả đội ngũ giáo viên, bảo mẫu, cơ sở vật chất…) do Nhà nước đầu tư, bao nhiêu cơ sở cần kêu gọi xã hội hoá.
- Tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt và các dự án đã có chủ trương cho phép đầu tư. Tiếp tục đầu tư ngân sách xây dựng mới bổ sung; cải tạo, sửa chữa các phòng học để tăng thêm chỗ học cho trẻ; Ưu tiên đầu tư các trường mầm non ở các khu-cụm dân cư có nhiều công nhân lao động nhập cư còn nhiều khó khăn, nhằm đáp ứng nhu cầu gửi con của người dân trên địa bàn.
- Bên cạnh việc đầu tư để phát triển trường/ lớp mầm non công lập, các địa phương cần tuyên truyền, khuyến khích và yêu cầu các chủ đầu tư dự án khu dân cư, các khu-cụm công nghiệp bố trí dành quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non; Vận động các doanh nghiệp xây dựng nhà trẻ dành cho con em người lao động, giúp họ an tâm lao động sản xuất, gắn bó với đơn vị mình.
- Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi (hỗ trợ và giải quyết kịp thời các chính sách về đất đai, lãi suất vay ưu đãi, thủ tục thành lập…) để các thành phần kinh tế, tư nhân mở trường mầm non tư thục chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. Thông báo rộng rãi, kịp thời những thông tin cần thiết đến phụ huynh để có quyết định đúng đắn khi gửi con vào các cơ sở GDMN an toàn.
2. Đối với các phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể để điều tra, khảo sát, nắm tình các cơ sở nuôi giữ trẻ tự phát trên địa bàn; tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ và đề nghị khắc phục ngay những mặt hạn chế, có quy định thời gian hoàn thiện các điều kiện và thủ tục để được cấp phép chính thức, đưa hoạt động của cơ sở đi vào nề nếp, kỹ cương.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra việc thực hiện Quy chế chuyên môn của ngành đối với các trường mầm non và nhóm trẻ/lớp mẫu giáo độc lập. Hướng dẫn, định hướng các giải pháp để các đơn vị khắc phục các mặt hạn chế, phát huy những ưu điểm đạt được. Tiếp tục hỗ trợ tài liệu chuyên môn và thường xuyên tổ chức tham quan các đơn vị mầm non công lập có chất lượng tốt để học tập, trao đổi kinh nghiệm.
- Tiếp tục chủ động phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức tập huấn cho chủ trường, giáo viên nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước (ví dụ như: Luật lao động, Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em, các chủ trương lớn của Ngành). Hướng dẫn cơ sở thực hiện đầy đủ, chính xác công tác chăm sóc sức khỏe các cháu như: khám sức khỏe định kỳ, cân đo, tiêm chủng phòng bệnh, uống vitamin A… Thường xuyên kiểm tra bếp ăn, vệ sinh môi trường, công tác đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng dẫn và đề nghị các chủ trường có hợp đồng lao động cụ thể đối với giáo viên, bảo mẫu; Vận động họ cùng tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, phổ biến và thông báo rộng rãi đến phụ huynh những thông tin cần thiết để phụ huynh có quyết định đúng đắn khi gửi con vào các cơ sở giáo dục mầm non an toàn.
- Chủ động chuẩn bị nhân sự, tham mưu để có kế hoạch, lộ trình đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ giáo viên mầm non đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng nhu cầu tại địa phương
Phát triển giáo dục mầm non theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, vì vậy các địa phương cần tiếp tục xác định chỉ tiêu, định hướng cụ thể về công tác xã hội hoá giáo dục phù hợp với đặc thù, nhu cầu phát triển của địa phương; Đồng thời đảm bảo quyền được chăm sóc, giáo dục trẻ; Đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục mầm non theo yêu cầu đổi mới; Huy động nhiều nguồn lực trong xã hội có trách nhiệm và cùng chăm lo phát triển giáo dục mầm non bền vững./.
Nơi nhận: | KT.GIÁM ĐỐC |
Biểu mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------
.........................., ngày ........ tháng ..........năm ..........
BẢN CAM KẾT
TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC,
NUÔI DẠY TRẺ TẠI NHÓM TRẺ GIA ĐÌNH
Kính gửi: .......................................................................................................................
Tôi tên:.........................................................Nam/nữ:............Sinh năm:.......................
Hộ khẩu thường trú:......................................................................................................
Hộ khẩu tạm trú (nếu có):.............................................................................................
Chứng minh nhân dân số:.........................Cấp ngày:..............Tại:...............................
Tôi xin đăng ký tổ chức chăm sóc, nuôi dạy trẻ tại gia đình; tôi cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của người nuôi dạy trẻ như sau:
I- ĐẢM BẢO CÁC KIỆN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NUÔI DẠY TRẺ:
1. Mỗi trẻ phải có đủ đồ dùng cá nhân và được sử dụng riêng; có đủ bàn ghế phù hợp để tổ chức bữa ăn cho trẻ.
2. Phòng nuôi giữ trẻ thoáng, mát, sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng gọn gàng; nền nhà có lát gạch; giữa khu vực nuôi giữ trẻ và các khu vực khác phải có cửa chắn song cao khoảng 80cm.
3. Có bô, nhà vệ sinh đủ và phù hợp cho trẻ sử dụng, luôn khô ráo và thông thoáng.Tuyệt đối không chứa nước trong xô, thau, chậu tại nhà vệ sinh và khu vực sinh hoạt của trẻ.
4. Có đủ nước chín cho trẻ uống và nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt của trẻ hàng ngày.
5. Mỗi trẻ có ít nhất 01 món đồ chơi phù hợp cho trẻ chơi.
II- ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, NUÔI DẠY TRẺ:
1. Trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về sức khoẻ, tính mạng và luôn được âu yếm, vỗ về.
2. Trẻ được ngủ đủ giấc, được chăm sóc, vệ sinh cá nhân mặt mũi, đầu tóc, chân tay, quần áo... chu đáo, sạch sẽ; trẻ phải được hoạt động và vui chơi với đồ chơi.
3. Trẻ được ăn no, ăn đủ số bữa ăn trong ngày, bữa ăn đủ chất dinh dưỡng; tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn nguội, hư hỏng, ôi thiu; lựa chọn thực phẩm an toàn, chế biến thức ăn phù hợp với trẻ, đảm bảo vệ sinh.
III-ĐẢM BẢO YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI NUÔI DẠY TRẺ:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, thương yêu tôn trọng trẻ, không quát mắng, dọa nạt trẻ.
2. Có sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm, sạch sẽ, gọn gàng.
3. Thường xuyên theo dõi, quản lý trẻ chặt chẽ, chu đáo và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong thời gian trẻ ở nhóm.
4. Thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ về tình hình sức khỏe, ăn uống, sinh hoạt của trẻ ở nhóm trẻ, ở gia đình.
5. Có sổ lưu đầy đủ thông tin về trẻ: Họ tên trẻ, tên cha-mẹ, nơi công tác, địa chỉ nhà ở, số điện thoại để liên lạc kịp thời với gia đình trẻ.
6. Duy trì số lượng trẻ không vượt quá số trẻ đăng ký giữ ban đầu và tối đa không quá 10 trẻ.
Tôi xin thực hiện đúng, đủ những cam kết trên đây, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật.
Cam kết được ký 02 bản, người nuôi dạy trẻ giữ 01 bản, UBND phường/xã/thị trấn........................................... giữ 01 bản, có giá trị như nhau.
UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN XÁC NHẬN (Ký tên, đóng dấu) | NGƯỜI NUÔI DẠY TRẺ (Ký, ghi rõ họ tên) |
Biểu mẫu 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------
.........................., ngày ........ tháng ..........năm ..........
BẢN CAM KẾT
Kính gửi: ...........................................................................................................
Tôi tên:.....................................................Nam/nữ:............Sinh năm:................
Hộ khẩu thường trú:............................................................................................
Hộ khẩu tạm trú (nếu có):...................................................................................
Chứng minh nhân dân số:...................Cấp ngày:..............Tại:...........................
Sau khi đã đọc kỹ và thống nhất với nội dung biên bản khảo sát của Đoàn khảo sát.....................................................................................................
Tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu đề nghị của Đoàn khảo sát trong thời gian .............................................................................................
Sau thời gian quy định trên, nếu chưa thực hiện kịp thời các nội dung theo đề nghị, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật.
| NGƯỜI CAM KẾT (Ký, ghi rõ họ tên) |
- 1Công văn 673/UBND-VX thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2013 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2Kế hoạch 2118/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới và Chỉ thị 06-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng, phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- 3Kế hoạch 3042/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động 24-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 20 của Bộ Chính trị (khoá XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Quyết định 4243/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch "Hỗ trợ giữ trẻ ngoài giờ tại khu chế xuất và công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm 2020"
- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 3Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT về Điều lệ Trường Mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 673/UBND-VX thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2013 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 5Kế hoạch 2118/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới và Chỉ thị 06-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng, phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- 6Kế hoạch 3042/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động 24-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 20 của Bộ Chính trị (khoá XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới do tỉnh Bến Tre ban hành
- 7Quyết định 4243/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch "Hỗ trợ giữ trẻ ngoài giờ tại khu chế xuất và công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm 2020"
Công văn 466/SGDĐT-GDMN năm 2011 tăng cường phối hợp quản lý, chỉ đạo các cơ sở nuôi giữ trẻ ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 466/SGDĐT-GDMN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/04/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Nguyễn Hồng Sáng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/04/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực