Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 459/LĐTBXH-BVCSTE
V/v hướng dẫn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2012

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2012

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trong bối cảnh kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể và gia đình, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cơ bản đã hoàn thành được các mục tiêu của năm 2011.

Tuy vậy, trong những năm tới việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng đang đứng trước khó khăn, thách thức mới. Tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa nhóm trẻ em nghèo và không nghèo, giữa trẻ em ở vùng nông thôn với trẻ em ở vùng đô thị, dẫn đến nguy cơ gia tăng trẻ em lao động, trẻ em lang thang, tai nạn thương tích trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật. Sự thay đổi trong các chuẩn mực về giá trị sống và đạo đức xã hội có sự thay thế từng bước của gia đình hạt nhân cho gia đình truyền thống đa thế hệ đã làm tăng nguy cơ sao nhãng, ngược đãi, bạo lực và xâm hại trẻ em.

Trước tình hình đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị trong năm 2012 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo các hoạt động sau:

1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 (Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ): Xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 và năm 2012 của địa phương, tập trung vào các hoạt động: (i) Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội tham gia bảo vệ, chăm sóc trẻ em, (ii) Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, (iii) Xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, (iv) Xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng; Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg ngày 04/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

2. Đẩy mạnh việc xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em theo Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg ngày 22/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em, làm cơ sở đánh giá sự tiến bộ của địa phương trong việc xây dựng môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội an toàn, lành mạnh và thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em.

3. Phối hợp với Tỉnh ủy, Thành ủy xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai khi có Chỉ thị của Bộ Chính trị về Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

4. Ban hành các văn bản để triển khai, thực hiện khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; Chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2012 - 2015; Chương trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2012 - 2015.

5. Chỉ đạo các Sở, ban ngành thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu của ngành có liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; các chế độ chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xây dựng và thực hiện chương trình sữa học đường; khám, phẫu thuật, điều trị cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh; chăm sóc trẻ em khuyết tật; xây dựng các mô hình “ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em” và phòng chống đuối nước trẻ em, mô hình chăm sóc thay thế cho trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng với HIV/AIDS; tổng kết, đánh giá 8 năm thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

6. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và trẻ em. Biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại, ngược đãi, bạo lực, bóc lột và sao nhãng đối với trẻ em. Tổ chức tốt các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em đặc biệt trong Tháng hành động vì trẻ em và Tết Trung thu phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của địa phương. Xây dựng các công trình dành cho trẻ em, đặc biệt công trình văn hóa, vui chơi, giải trí, sân chơi cho trẻ em và tổ chức các hoạt động trợ giúp một cách thiết thực cho trẻ em, ưu tiên nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống trong các gia đình nghèo, trẻ em ở các địa bàn khó khăn; thúc đẩy các hoạt động thực hiện quyền tham gia của trẻ em, hoạt động của các nhóm trẻ, tổ chức diễn đàn trẻ em các cấp.

7. Tiếp tục kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; ưu tiên bố trí cán bộ chuyên trách bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện và phát triển mạng lưới cộng tác viên thôn, bản.

8. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn theo dõi, giám sát việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế và việc khám chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới 6 tuổi.

9. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở địa phương, cơ sở, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

10. Định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo hoặc ủy quyền cho Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo kết quả công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thông qua Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em) vào ngày 25/5 và 20/11 theo mẫu báo cáo đính kèm, đồng thời báo cáo đột xuất về những vấn đề, vụ việc nổi cộm khi xảy ra./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Vụ KHTC; Văn phòng Bộ;
- Sở LĐTBXH 63 tỉnh, thành phố;
- Lưu VT, KHTH (02 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Doãn Mậu Diệp

 

MẪU BÁO CÁO (6 tháng và 1 năm)

ỦY BAN NHÂN DÂN
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……….

……, ngày     tháng    năm 2012

 

BÁO CÁO

Kết quả công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em 6 tháng/năm…… và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng/năm…….

I. Đặc điểm tình hình

1. Tình hình kinh tế, xã hội tác động đến trẻ em và công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương.

2. Công tác tham mưu, chỉ đạo, giám sát, đánh giá.

II. Kết quả thực hiện

1. Công tác bảo vệ trẻ em (ở 3 cấp độ);

2. Công tác chăm sóc trẻ em;

3. Công tác chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần;

4. Thực hiện quyền tham gia của trẻ em;

5. Các hoạt động dự án, chương trình, mô hình;

6. Hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em;

7. Kết quả các mục tiêu, chỉ tiêu của các Chương trình;

8. Tổng kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong năm.

(Phần số liệu theo phụ lục 1, 2, 3).

III. Đánh giá kết quả đạt được:

1. Tiến bộ;

2. Những tồn tại, hạn chế;

3. Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế (chủ quan và khách quan).

IV. Kế hoạch năm tiếp theo

1. Mục tiêu chung;

2. Các mục tiêu cụ thể;

3. Các chỉ tiêu cần đạt;

4. Nội dung các hoạt động trọng tâm và các mô hình tiếp tục thực hiện;

5. Dự kiến tổng kinh phí hoạt động.

 

 

Nơi nhận:
-
-
-

TM. UBND TỈNH…
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 1

THỐNG KÊ SỐ LIỆU CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM
Tỉnh/thành phố:…………………………………

TT

Chỉ tiêu, mục tiêu

ĐVT

Năm 2011

Năm 2012

I

Dân số trẻ em

 

 

 

1

Số trẻ em dưới 16 tuổi

Người

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 16/tổng dân số

%

 

 

2

Số trẻ em dưới 6 tuổi

Người

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi/tổng dân số

%

 

 

3

Số người chưa thành niên từ 16 đến dưới 18 tuổi

Người

 

 

 

Tỷ lệ người chưa thành niên 16-18/tổng dân số

%

 

 

II

Xã phường phù hợp với trẻ em, Tháng hành động, Tết trung thu

 

 

 

4

Tổng số xã phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em

 

 

 

Tỷ lệ

%

 

 

5

Số lượng diễn đàn trẻ em được tổ chức trong năm

Diễn đàn

 

 

 

Trong đó: Số trẻ em tham gia cấp tỉnh

Người

 

 

 

                Số trẻ em tham gia cấp huyện

Người

 

 

6

Số lượng điểm tổ chức Tháng hành động vì trẻ em (tỉnh/huyện/xã)

Điểm

 

 

 

Trong đó: Số trẻ em được tham gia

Người

 

 

 

                Số trẻ em được thăm hỏi và tặng quà

Người

 

 

 

                Kinh phí

Triệu đồng

 

 

7

Số lượng điểm tổ chức Tết trung thu cho trẻ em (tỉnh/huyện/xã)

Điểm

 

 

 

Trong đó: Số trẻ em được tham gia

Người

 

 

 

                Số trẻ em được thăm hỏi và tặng quà

Người

 

 

 

                Kinh phí

Triệu đồng

 

 

III

Truyền thông giáo dục và vận động xã hội

 

 

 

8

Số người dân được tuyên truyền trực tiếp về BVCSTE dưới các hình thức

Người

 

 

9

Số chương trình/sản phẩm truyền thông về BVCSTE được sản xuất ở địa phương

 

 

 

 

Số sản phẩm

Đầu sản phẩm

 

 

 

Số lượng bản

Nghìn bản

 

 

IV

Số cán bộ trực tiếp làm công tác BVCSTE các cấp

 

 

 

10

Cấp tỉnh:        Số cán bộ

Người

 

 

11

Cấp huyện:    Số cán bộ

Người

 

 

12

Cấp xã:          Số cán bộ

Người

 

 

 

Trong đó: Chuyên trách

Người

 

 

 

                Kiêm nhiệm

Người

 

 

13

Cộng tác viên thôn bản

Người

 

 

14

Số cán bộ, cộng tác viên được tập huấn, đào tạo trong năm

Người

 

 

 

Trong đó: Cấp tỉnh

Người

 

 

 

                Cấp huyện

Người

 

 

 

                Cấp xã (cán bộ và cộng tác viên)

Người

 

 

IV

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác BVCSTE

 

 

 

15

Số lớp/số giảng viên nguồn cấp tỉnh được đào tạo, tập huấn về BVCSTE:

 

 

 

 

Số lớp học

Lớp

 

 

 

Số người

Người

 

 

16

Số lớp/số cán bộ BVCSTE cấp tỉnh/huyện được tập huấn về BVCSTE (quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án… BVCSTE ở địa phương)

 

 

 

 

Số lớp học

Lớp

 

 

 

Số người

Người

 

 

17

Số lớp/số cán bộ xã, cộng tác viên tham gia công tác BVCSTE ở thôn, xóm, bản, làng, cụm dân cư được tập huấn về kỹ năng bảo vệ trẻ em

 

 

 

 

Số lớp học

Lớp

 

 

 

Số người

Người

 

 

V

Quỹ bảo trợ trẻ em cấp xã

 

 

 

18

Huy động của Quỹ BTTE cấp tỉnh (giá trị bằng tiền)

Triệu đồng

 

 

19

Số xã/phường có Quỹ BTTE

Xã/phường

 

 

VI

Nguồn kinh phí BVCSTE

 

 

 

20

Tổng số

Triệu đồng

 

 

21

Ngân sách

Triệu đồng

 

 

 

Trung ương

Triệu đồng

 

 

 

Địa phương

Triệu đồng

 

 

22

Huy động từ cộng đồng (gồm Quỹ bảo trợ trẻ em)

Triệu đồng

 

 

23

Huy động từ quốc tế

Triệu đồng

 

 

VII

Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình BVTE các cấp

 

 

 

24

Ngân sách trung ương

Triệu đồng

 

 

25

Ngân sách địa phương

Triệu đồng

 

 

 

PHỤ LỤC 2

THỐNG KÊ HỆ THỐNG CUNG CẤP DỊCH VỤ BẢO VỆ TRẺ EM
Tỉnh/thành phố:…………………………..

TT

Chỉ tiêu, mục tiêu

ĐVT

Năm 2011

Năm 2012

I

Số cơ sở trợ giúp trẻ em

 

 

 

1

Công lập: Số cơ sở trợ giúp trẻ em (gồm các cơ sở BTXH)

Cơ sở

 

 

 

Trong đó: Số Cán bộ

Người

 

 

 

                Số trẻ em được nuôi dưỡng

Người

 

 

 

                Kinh phí

Triệu đồng

 

 

2

Ngoài công lập: Số cơ sở trợ gúp trẻ em

Cơ sở

 

 

 

Trong đó: Số Cán bộ

Người

 

 

 

                Số trẻ em được nuôi dưỡng

Người

 

 

 

                Kinh phí

Triệu đồng

 

 

II

Mô hình hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em

 

 

 

3

Tổng số huyện là địa bàn thí điểm thực hiện Chương trình BVTE

Huyện

 

 

 

Trong đó: - Cấp quốc gia

Huyện

 

 

 

                - Cấp tỉnh

Huyện

 

 

4

Tổng số xã là địa bàn thí điểm thực hiện Chương trình BVTE

 

 

 

Trong đó: - Cấp quốc gia

 

 

 

                - Cấp tỉnh

 

 

5

Tỉnh/TP đã có Quyết định thành lập ban điều hành và nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh?

Có/không

 

 

6

Tỉnh/TP đã có Quyết định thành lập trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh?

Có/không

 

 

7

Số huyện có Quyết định thành lập ban điều hành và nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp huyện

Huyện

 

 

8

Số huyện có văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện

Huyện

 

 

9

Số xã có quyết định thành lập Ban bảo vệ trẻ em cấp xã

 

 

10

Số xã có mạng lưới cộng tác viên tham gia công tác BVCSTE ở thôn/xóm/bản/làng/cụm dân cư

 

 

11

Số điểm tư vấn cộng đồng

Điểm

 

 

12

Số điểm tư vấn trường học

Điểm

 

 

 

 

GIÁM ĐỐC

 


PHỤ LỤC 3

THỐNG KÊ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
Tỉnh/thành phố:…………………………………….

TT

Chỉ tiêu, mục tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Tổng số trẻ em (người)

Tỷ lệ được chăm sóc (%)

Tổng số trẻ em (người)

Tỷ lệ được chăm sóc (%)

Trong đó:

Số trẻ em được hưởng chính sách trợ giúp của nhà nước (người)

Số trẻ em được chăm sóc bằng các hình thức khác (người)

I

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (10 nhóm theo Luật BVCSTE)

 

 

 

 

 

 

1

Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi

 

 

 

 

 

 

2

Số trẻ em bị khuyết tật/tàn tật

 

 

 

 

 

 

3

Số trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học

 

 

 

 

 

 

4

Số trẻ em nhiễm HIV/AIDS

 

 

 

 

 

 

5

Số trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm

 

 

 

 

 

 

6

Số trẻ em lang thang

 

 

 

 

 

 

7

Số trẻ em bị xâm hại tình dục

 

 

 

 

 

 

8

Số trẻ em nghiện ma túy

 

 

 

 

 

 

9

Số người chưa thành niên vi phạm pháp luật

 

 

 

 

 

 

10

Số trẻ em làm việc xa gia đình

 

 

 

 

 

 

II

Trẻ em bị tổn thương và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt

 

 

 

 

 

 

11

Số trẻ em bị buôn bán, bắt cóc

 

 

 

 

 

 

12

Số trẻ em bị ngược đãi, bạo lực

 

 

 

 

 

 

13

Số trẻ em bị tai nạn thương tích

 

 

 

 

 

 

14

Số trẻ em trong các gia đình nghèo (ước tính)

 

 

 

 

 

 

15

Trẻ em bỏ học khi chưa hoàn thành chương trình phổ cập 9 năm

 

 

 

 

 

 

16

Trẻ em sống trong gia đình có vấn đề xã hội (Cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình, có người nhiễm HIV/AIDS)

 

 

 

 

 

 

17

Trẻ em sống trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội (nghiện rượu, sử dụng ma túy, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm)

 

 

 

 

 

 

18

Trẻ em sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật và đang trong thời gian thi hành án

 

 

 

 

 

 

 

 

GIÁM ĐỐC

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 459/LĐTBXH-BVCSTE hướng dẫn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2012 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 459/LĐTBXH-BVCSTE
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 22/02/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Doãn Mậu Diệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản