Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4569/BNN-BVTV | Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2021 |
Kính gửi: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, vụ Hè Thu - Mùa, Thu Đông năm 2021 đến nay cả nước đã gieo trồng được trên 3.242 ngàn ha lúa (trong đó: Bắc Bộ gần 714 ngàn ha, Bắc Trung Bộ gần 310 ngàn ha, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trên 332 ngàn ha; Nam Bộ gần 1.887 ngàn ha). Để bảo vệ tốt sản xuất lúa vụ Hè Thu - Mùa, Thu Đông năm 2021 và các cây trồng khác, đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện một số nội dung sau:
1. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện tổ chức phòng, chống một số sinh vật gây hại quan trọng sau:
- Các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tăng cường chỉ đạo phòng, chống bệnh lùn sọc đen, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng,... gây hại lúa vụ Hè Thu - Mùa 2021; theo dõi chặt chẽ diễn biến của các đối tượng sinh vật gây hại trên cây trồng khác để chủ động các biện pháp phòng, chống.
- Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chỉ đạo thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo và phòng, chống kịp thời sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, khô vằn,... gây hại lúa vụ Xuân Hè, Hè Thu và Thu Đông. Tăng cường chỉ đạo phòng, chống bệnh khảm lá sắn; sâu keo mùa thu hại ngô; bệnh chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu; bọ xít muỗi, thán thư hại điều và các đối tượng sinh vật gây hại trên cây trồng khác.
- Các tỉnh Nam Bộ theo dõi sát diễn biến sinh vật gây hại và tiến độ xuống giống vụ Hè Thu, Thu Đông để chủ động phòng, chống rầy nâu, bệnh đạo ôn, bạc lá, lem lép hạt, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá,... trên cây lúa. Tăng cường chỉ đạo phòng, chống bệnh khảm lá sắn; sâu đục quả cây có múi; sâu keo mùa thu hại ngô; bọ cánh cứng hại dừa; bọ xít muỗi, thán thư hại điều; phấn trắng cao su và các đối tượng sinh vật gây hại trên cây trồng khác.
- Khuyến cáo nông dân chăm sóc tốt, bón phân cân đối, tập trung và thực hiện các biện pháp quản lý sinh vật gây hại tổng hợp (theo IPM) trên các loại cây trồng để đảm bảo năng suất, chất lượng.
- Cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, bám sát đồng ruộng, điều tra, phát hiện sớm sinh vật gây hại để kịp thời chỉ đạo phòng chống hiệu quả; duy trì hệ thống thông tin, báo cáo từ địa phương đến trung ương theo quy định để phối hợp chỉ đạo kịp thời, không để xảy ra “dịch chồng dịch”.
- Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành để kiểm tra việc buôn bán vật tư nông nghiệp, không để tình trạng lợi dụng chống dịch COVID-19 để tăng giá hoặc bán hàng không đảm bảo chất lượng.
b) Chỉ đạo Sở Công thương và các cơ quan liên quan điều tiết cung ứng vật tư nông nghiệp thiết yếu (giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón) trên địa bàn tỉnh phục vụ đầy đủ theo nhu cầu của nông dân.
c) Chỉ đạo UBND cấp huyện và các Sở, ngành, đơn vị liên quan:
- Tập trung nguồn lực bảo vệ các vùng sản xuất nông sản chủ lực an toàn dịch bệnh, không để tình trạng thiếu lao động chăm sóc, phòng chống sinh vật gây hại cây trồng và thu hoạch nông sản.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển nông sản, hàng hóa, vật tư nông nghiệp thiết yếu đảm bảo phục vụ sản xuất, không để tình trạng ùn ứ, đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản.
d) Chỉ đạo các cơ quan truyền thông ở địa phương thông tin tuyên truyền biện pháp phòng chống sinh vật gây hại đến tận người dân.
2. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Cục Bảo vệ thực vật:
- Chỉ đạo các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng thường xuyên nắm tình hình sinh vật gây hại và công tác chỉ đạo ở các tỉnh, thành phố trong vùng; tổ chức kiểm tra thực tế tình hình sinh vật gây hại trên đồng ruộng ở một số tỉnh trọng điểm (trước các đợt dịch).
- Phối hợp Cục Trồng trọt kiểm tra tình hình sinh vật gây hại và hỗ trợ địa phương chỉ đạo phòng chống sinh vật gây hại.
b) Cục Trồng trọt:
Hướng dẫn các địa phương biện pháp canh tác, chăm sóc, bón phân cân đối, tập trung để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, đảm bảo năng suất, chất lượng.
c) Trung tâm Khuyến nông quốc gia:
Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thông tin, tuyên truyền về cảnh báo và biện pháp phòng chống sinh vật gây hại cây trồng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
d) Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam:
Chỉ đạo các Viện thành viên phối hợp với các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng để hỗ trợ địa phương công tác điều tra phát hiện, dự báo và hướng dẫn phòng, chống sinh vật gây hại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ khẩn trương chỉ đạo thực hiện các nội dung trên. Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện và phản ánh những khó khăn vướng mắc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) để kịp thời xử lý.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 2027/QĐ-BNN-BVTV năm 2015 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 2380/CT-BNN-BVTV năm 2020 về tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại lúa Đông Xuân ở các tỉnh phía Bắc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Chỉ thị 8141/CT-BNN-BVTV năm 2020 về tiếp tục triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 4229/BNN-BVTV năm 2024 chỉ đạo phòng chống châu chấu hại tre nứa và cây nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 2027/QĐ-BNN-BVTV năm 2015 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 2380/CT-BNN-BVTV năm 2020 về tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại lúa Đông Xuân ở các tỉnh phía Bắc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Chỉ thị 8141/CT-BNN-BVTV năm 2020 về tiếp tục triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 4229/BNN-BVTV năm 2024 chỉ đạo phòng chống châu chấu hại tre nứa và cây nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 4569/BNN-BVTV về tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại cây trồng vụ Hè Thu - Mùa, Thu Đông năm 2021 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 4569/BNN-BVTV
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 21/07/2021
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Lê Quốc Doanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra