Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4174/BTTTT-VP | Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Tuyên Quang do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 487/BDN ngày 14/6/2022, nội dung kiến nghị như sau:
Cử tri phản ánh: Đề nghị có biện pháp ngăn chặn, xử lý các trường hợp tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, thông tin trên mạng có nội dung xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và gây bức xúc trong dư luận.
Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:
Bộ TT&TT đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp với các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp viễn thông để triển khai các biện pháp nhằm hạn chế các trường hợp tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, cụ thể như sau:
1. Về hoàn thiện hành lang pháp lý
Ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BTTTT ngày 13/12/2021 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Thông tư số 22/2021/TT-BTTTT đã đưa ra nhiều quy định cụ thể như sau: Đưa ra quy định bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, cuộc gọi rác tại Khoản 1,2 Điều 4; Đưa ra quy định về việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất; Đưa ra hướng dẫn thực hiện đánh giá tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác trên mạng viễn thông tại Điều 7; Đưa ra các hướng dẫn chi tiết cho người sử dụng phản ánh, cung cấp bằng chứng về tin nhắn rác, cuộc gọi rác tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và cách thức đăng ký hoặc hủy đăng ký vào Danh sách không nhận quảng cáo.
2. Vận hành hệ thống kỹ thuật hỗ trợ tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác
- Hệ thống kỹ thuật hỗ trợ tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác (thông qua đầu số tiếp nhận 5656 và website thongbaorac.ais.gov.vn) cho phép người dùng phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Tất cả các phản ánh của người dùng lên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác đều được Bộ TT&TT (Cục An toàn thông tin) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, các Sở TT&TT các tỉnh/thành phố triển khai các biện pháp xử lý và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, Bộ Công an nhằm ngăn ngừa sự phát tán của tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Trong 06 tháng đầu năm 2022, hệ thống tiếp nhận 17.204 lượt phản ánh tin nhắn rác (giảm 23.8% so với 6 tháng đầu năm 2021) trong đó có nội dung phản ánh liên quan tới lừa đảo chiếm khoảng 3.5% lượng phản ánh.
- Từ 1/10/2020, triển khai hệ thống hỗ trợ đăng ký Danh sách không quảng cáo để người dùng có thể đăng ký vào Danh sách không quảng cáo. Đây là biện pháp chủ động giúp cho chủ thuê bao tự bảo vệ mình trước những thông tin quảng cáo rác. Tính đến 15/8/2022, hệ thống ghi nhận được 464.101 thuê bao đăng ký vào Danh sách không quảng cáo.
- Cấp tên định danh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng cho mục đích quảng cáo. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải sử dụng tên định danh để thực hiện nhắn tin quảng cáo. Không được sử dụng số điện thoại để nhắn tin quảng cáo. Từ đó giúp thúc đẩy việc quảng cáo chính danh góp phần giảm thiểu tin nhắn rác. Trong 06 tháng đầu năm 2022, Bộ TT&TT đã cấp được 1.112 tên định danh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo bằng tin nhắn và/hoặc gọi điện thoại.
- Chủ động theo dõi, kịp thời cảnh báo tới người dân các chiêu thức lừa đảo tinh vi của các đối tượng phạm tội qua tin nhắn, gọi điện thoại. Đã đăng tải 12 bài cảnh báo trên Cổng thông tin điện tử Chongthurac.vn về các hình thức, giả mạo, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản thông qua tin nhắn, cuộc gọi.
3. Đối với các thông tin trên mạng có nội dung xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân:
- Bộ TT&TT đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý, xử lý theo thẩm quyền được giao theo hướng: (1) Nếu xác định được nhân thân đối tượng vi phạm trên địa bàn thì các tỉnh/thành phố chủ động xử lý đối tượng (xử phạt vi phạm hành chính); trong trường hợp đối tượng vi phạm nhiều lần, nghiêm trọng thì Sở TT&TT phối hợp với Công an tỉnh/thành phố củng cố chứng cứ để có thể xử lý ở mức cao hơn (truy cứu trách nhiệm hình sự); (2) Trong trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, thì các tỉnh phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn, xử lý phù hợp.
- Tiếp tục triển khai đồng bộ biện pháp về pháp lý, ngoại giao, kinh tế, kỹ thuật... để đấu tranh quyết liệt với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp nền tảng xuyên biên giới vào Việt Nam, điển hình là Facebook, Google, Tiktok... buộc các doanh nghiệp này phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam; buộc phải triển khai việc ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam, thông tin xấu độc, chống phá Đảng, Nhà nước trên các mạng xã hội này khi có yêu cầu từ phía Bộ TT&TT.
- Triển khai các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm ngăn chặn các nguồn tin xấu độc trên các nền tảng do nước ngoài cung cấp vào Việt Nam.
Kết quả từ 01/01/2022 đến 30/6/2022:
+ Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 1.374 bài viết có nội dung thông tin xấu độc (tỷ lệ 91%). Đặc biệt, trong năm 2022, Facebook đã chấp nhận gỡ bỏ 16 hội, nhóm (group) có nội dung không lành mạnh và nội dung độc hại với trẻ em như Hội những người vỡ nợ thích làm liều, Hội những người muốn tự tử, Hội đồng phê,...
+ Google đã gỡ 5.363 videos vi phạm trên Youtube (tỷ lệ 95%). Đáng chú ý, vào tháng 3/2022, Youtube đã ngăn chặn 05 kênh Youtube phản động khỏi truy cập từ lãnh thổ Việt Nam (khoảng 1.500 video). Đây là bước tiến đáng ghi nhận từ phía Youtube và trong công tác đấu tranh của Cục do từ cuối năm 2020 YouTube đã ngừng việc ngăn chặn nguyên kênh Youtube do vướng phải các phản đối, kiến nghị từ các tổ chức nhân quyền. Gồm các kênh: (1) "THẾ GIỚI TOÀN CẢNH": 230 nghìn người theo dõi; (2) "Saigon Post": 126 triệu lượt xem; 282 nghìn lượt theo dõi; (3) "XPS NEWS": 6,2 triệu lượt xem; (4) "TIN TỨC THỜI SỰ": 135 triệu lượt xem; 350 nghìn người theo dõi, (5) "Lisa Phạm vấn Đáp Channel": 4,5 triệu lượt xem.
+ Tiktok đã chặn, gỡ: 182 videos vi phạm (tỷ lệ 90%). Ngoài ra, Tiktok đã tự chủ động rà quét, ngăn chặn 800 video có nội dung xấu độc trên nền tảng của mình.
- Sử dụng hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát Không gian mạng quốc gia để giám sát, rà quét liên tục 24/7 trên không gian mạng, nhờ đó phát hiện và cảnh báo kịp thời cho 63 tỉnh/thành phố các tin giả, thông tin xấu độc liên quan đến từng địa phương để nhanh chóng xử lý.
- Từ năm 2021 đến hết quý I/2022, Bộ TT&TT đã ban hành 44 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động thông tin điện tử, mạng xã hội với tổng số tiền phạt 1,867,000.000 đồng; Các Sở TT&TT đã ban hành 93 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động thông tin điện tử, mạng xã hội với tổng số tiền 1,084,000,000 đồng.
Hiện nay, Bộ TT&TT đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP nhằm bổ sung thêm các quy định để quản lý chặt chẽ hơn thông tin trên mạng xã hội.
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ TT&TT đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Tuyên Quang, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 866/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý, ngăn chặn, xử lý các thông tin không chính thống, độc hại trên mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Công văn 4175/BTTTT-VP năm 2022 về ngăn chặn, xử lý tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi từ số không xác định, có dấu hiệu lừa đảo, đánh cắp thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Công văn 4847/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý chặt chẽ, bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng điện thoại di động do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Công văn 23/BTTTT-VP năm 2023 về tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức đến người dân và có giải pháp quản lý trước những thông tin tràn lan trên mạng xã hội hiện nay do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 2Nghị định 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 3Thông tư 22/2021/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Công văn 866/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý, ngăn chặn, xử lý các thông tin không chính thống, độc hại trên mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Công văn 4175/BTTTT-VP năm 2022 về ngăn chặn, xử lý tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi từ số không xác định, có dấu hiệu lừa đảo, đánh cắp thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Công văn 4847/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý chặt chẽ, bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng điện thoại di động do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Công văn 23/BTTTT-VP năm 2023 về tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức đến người dân và có giải pháp quản lý trước những thông tin tràn lan trên mạng xã hội hiện nay do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Công văn 4174/BTTTT-VP năm 2022 về biện pháp ngăn chặn, xử lý các trường hợp tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, thông tin trên mạng có nội dung xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và gây bức xúc trong dư luận do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 4174/BTTTT-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 11/08/2022
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra