Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4171/BGTVT-VT | Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2020 |
Kính gửi: | - Tổng cục Đường bộ Việt Nam; |
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) nhận được văn bản của một số Sở GTVT gồm: Hải Phòng (Văn bản số 941/SGTVT-QLVT ngày 15/4/2020), Thừa Thiên Huế (Văn bản số 562/SGTVT-VTPT ngày 13/4/2020), Bắc Ninh (Văn bản số 646/SGTVT-ATGT ngày 16/4/2020), Hưng Yên (Văn bản số 879/SGTVT-QLVT&PT ngày 14/4/2020), Tiền Giang (694/SGTVT-VTPTNL ngày 23/4/2020) đề nghị hướng dẫn triển khai thực hiện một số nội dung liên quan quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi tắt là Nghị định số 10/2020/NĐ-CP). Các nhóm vấn đề này, Bộ GTVT làm rõ và yêu cầu Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, đơn vị liên quan thống nhất triển khai thực hiện như sau:
1. Đối với nội dung thứ nhất: “Đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn cách xác định trình độ chuyên môn về vận tải (theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 67 Luật giao thông đường bộ năm 2008) của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải”.
Đối với nội dung này, trên cơ sở quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 67 Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định tại Điều 12 Luật Giáo dục năm 2019, Điều 38 Luật Giáo dục dạy nghề năm 2019 quy định về Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp và tiếp thu ý kiến của Sở GTVT thành phố Hồ Chí Minh (tại Văn bản số 3427/SGTVT-VTĐB ngày 20/3/2020), Sở GTVT Hà Nội (tại Văn bản số 2317/SGTVT-QLVT ngày 30/3/2020), Bộ GTVT đã bổ sung quy định vào khoản 13 Điều 3 của dự thảo Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Theo đó, trình độ chuyên môn về vận tải của Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã được thống nhất thực hiện như sau: “Người có trình độ chuyên môn về vận tải là người có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên”.
2. Đối với nội dung thứ 2: “Đối với việc cấp lại Giấy phép do hết hạn cho các doanh nghiệp đã được cấp theo Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ, đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn thủ tục để thực hiện cấp lại cho trường hợp này (Tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ chỉ quy định cấp lại cho các trường hợp: do bị mất, bị hư hỏng, do bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng)”.
Nội dung này, Bộ GTVT có ý kiến như sau:
Tại khoản 2 Điều 36 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP đã quy định: “2. Các đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy phép kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành không phải thực hiện cấp lại cho đến khi hết hiệu lực hoặc đến khi thực hiện cấp lại. ”
Như vậy, đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo Nghị định số 86/2014/NĐ-CP khi hết hiệu lực phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
3. Đối với nội dung thứ 3: “Tại điểm a, khoản 9, Điều 22 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định Sở Giao thông vận tải thực hiện dán phù hiệu, biển hiệu lên xe ô tô. Tuy nhiên, trên thực tế khi xảy ra trường hợp phương tiện ở xa địa phương nơi Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu nên chưa thể thực hiện dán trực tiếp phù hiệu cấp mới lên phương tiện, song phù hiệu cũ của phương tiện đã hết hạn dẫn đến phương tiện không thể di chuyển về để cấp phù hiệu thì sẽ thực hiện quy định trên như thế nào? ”
Nội dung này, Bộ GTVT có ý kiến như sau:
Theo quy định tại điểm a, khoản 9, Điều 22 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP thì Sở GTVT thực hiện cấp phù hiệu, biểu hiệu theo quy định tại Điều 22 và dán phù hiệu, biểu hiệu lên xe ô tô. Theo đó, việc dán phù hiệu, biểu hiệu lên xe ô tô là trách nhiệm của Sở GTVT và Sở GTVT chủ động tổ chức thực hiện (có thể đơn vị vận tải đưa phương tiện đến Sở GTVT hoặc Sở GTVT đến đơn vị vận tải để dán lên phương tiện hoặc Sở GTVT ủy quyền cho đơn vị vận tải, tổ chức, cá nhân thực hiện dán phù hiệu, biểu hiệu lên xe ô tô và đảm bảo việc dán theo đúng quy định). Đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm bố trí phương án vận chuyển phù hợp với thời hạn có giá trị của phù hiệu, biển hiệu để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định.
4. Đối với nội dung thứ 4: (1) “Tại điểm c, khoản 5, Điều 22 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định cơ quan cấp phù hiệu kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các xe ô tô để đảm bảo phương tiện đủ điều kiện kinh doanh vận tải trên hệ thống Đăng kiểm Việt Nam, để thực hiện được việc này, cần phải có biển số xe và số đăng kiểm ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 4, điều 22, thành phần hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu không quy định đơn vị kinh doanh phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Vì vậy, để có cơ sở kiểm tra, Sở Giao thông vận tải Hải Phòng kính đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam cung cấp cho phòng Quản lý Vận tải của Sở tài khoản để có thể truy cập phục vụ việc kiểm tra”; (2) “theo quy định tại Khoản 5, Điều 22 về “Trình tự, thủ tục cấp Phù hiệu” xe kinh doanh vận tải trong đó có nội dung: “Cơ quan cấp phép kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các xe ô tô để đảm bảo phương tiện đủ điều kiện kinh doanh vận tải trên hệ thống Đăng kiểm Việt Nam”. Tuy nhiên, trong quá trình tra cứu dữ liệu Đăng kiểm của phương tiện trên Trang thông tin điện tử www.vr.org.vn/ptpublicweb/Login.aspx do Cục Đăng kiểm Việt Nam hỗ trợ cung cấp cho các Sở tại văn bản số 3058/ĐKVN-VAR ngày 25/7/2014 thì hệ thống phần mềm hiện tại chưa kịp thời cập nhật các thông tin mới nhất về các thông số của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Vì vậy, khi phần mềm tra cứu Đăng kiểm phương tiện không kịp thời cập nhật sẽ gây khó khăn cho công tác cấp phép kinh doanh vận tải. Đề nghị xem xét kiểm tra hệ thống phần mềm tra cứu Đăng kiểm phương tiện hoặc hỗ trợ tạo điều kiện cung cấp sử dụng phần mềm khác được ứng dụng cập nhật liên tục các thông tin về Đăng kiểm của phương tiện nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu xin cấp phép kinh doanh vận tải”.
Nội dung này, Bộ GTVT yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp thu ý kiến kiến nghị và thực hiện:
a) Cung cấp cho Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tài khoản để có thể truy cập phục vụ việc kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các xe ô tô để đảm bảo phương tiện đủ điều kiện kinh doanh vận tải trên hệ thống Đăng kiểm Việt Nam (khi Sở GTVT thực hiện cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô kinh doanh vận tải);
b) Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các thông số của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các xe ô tô để đảm bảo phương tiện trên hệ thống Đăng kiểm Việt Nam để các Sở GTVT có căn cứ kiểm tra phục vụ công tác cấp Phù hiệu, biển hiệu.
5. Đối với nội dung thứ 5: “Đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Trung tâm công nghệ thông tin cập nhật các mẫu đơn, mẫu biểu trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP”.
Nội dung này, Bộ GTVT có ý kiến như sau:
Đến thời điểm hiện nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Trung tâm Công nghệ thông tin Bộ GTVT đã thực hiện rà soát và hoàn thành việc điều chỉnh các thủ tục hành chính liên quan đến cấp, đổi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ GTVT theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
6. Đối với nội dung thứ 6: “Về “Nơi đỗ xe” của DN, HTX không còn là điều kiện KDVT nên có thể hiểu: phương tiện của DN, HTX chỉ cần đỗ đúng nơi quy định (nếu không đúng quy định sẽ bị chế tài xử lý), vì vậy, không cần thiết phải có “Nơi đỗ xe tập trung” của đơn vị. Hiểu như vậy có được chấp nhận hay không?”
Nội dung này, Bộ GTVT có ý kiến như sau:
Theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 67 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường; tại mục 8 Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì đã có quy định “Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: Tổng số vị trí đỗ xe...(ghi rõ địa điểm, diện tích của từng vị trí)”.
Do vậy, nơi đỗ xe của đơn vị kinh doanh vận tải được thực hiện theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 67 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và mục 8 Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
7. Đối với nội dung thứ 7: “Tại Điều 6 (KDVT hành khách bằng xe taxi) không quy định pháp nhân được kinh doanh loại hình này như đối với KDVT khách theo tuyến cố định. Vậy, Hộ kinh doanh có thể được phép KDVT bằng taxi hay không?”; “Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 35 lại quy định: “Chỉ được cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải (bao gồm cả hộ kinh doanh) đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phương tiện đã được cấp phù hiệu, biển hiệu và đảm bảo các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải đối với từng loại hình vận tải theo quy định”. Như vậy, Hộ kinh doanh có được phép KDVT bằng taxi sử dụng phần mềm tính tiền hay không? ”
Nội dung này, Bộ GTVT có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 67 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi.
Như vậy, hộ kinh doanh vận tải không được kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (bao gồm cả xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền và xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền). Quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 35 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP là quy định áp dụng đối với đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải khi cung cấp dịch vụ cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa.
8. Đối với nội dung thứ 8: “Một đơn vị taxi chỉ được phép xác định một phương thức tính tiền hay cả hai phương thức? Nên có quy định rõ ràng hơn: chỉ một phương thức hay cả hai phương thức. Sở GTVT Thừa Thiên Huế nhận thấy: nếu khách kết nối với xe taxi A bằng phần mềm thì tính tiền theo phần mềm. Nếu khách kết nối cũng với taxi A đó qua tổng đài thì tính tiền qua đồng hồ tính tiền”.
Nội dung này, Bộ GTVT có ý kiến như sau:
Việc doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi chọn phương thức tính tiền sử dụng trên xe taxi của đơn vị mình là quyền chủ động của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (Xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền hoặc Xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền hoặc cả hai phương thức) và phải đảm bảo thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP: “5. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải thông báo đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh phương thức tính tiền sử dụng trên xe taxi của đơn vị trước khi thực hiện kinh doanh vận tải”.
9. Đối với nội dung thứ 9: “Trong Quyết định 355/QĐ-BGTVT ngày 10/3/2020 của Bộ GTVT thì miếng dán phản quang không phải là sản phẩm của TTHC cấp (đổi) phù hiệu, biển hiệu (đối với xe taxi, hợp đồng, du lịch). Vậy cơ quan nào cung cấp miếng dán phản quang (TCĐBVN, Sở GTVT hay đơn vị kinh doanh)?”
Nội dung này, Bộ GTVT có ý kiến như sau:
Miếng dán các cụm từ “XE TAXI”, “XE HỢP ĐỒNG”, “XE DU LỊCH” làm bằng vật liệu phản quang là do đơn vị kinh doanh vận tải tự in và đảm bảo thực hiện niêm yết (dán cố định) trên kính phía trước và kính phía sau xe theo đúng quy định của Bộ GTVT (tại khoản 5 Điều 38, khoản 4, khoản 5 Điều 43 của dự thảo Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ).
10. Đối với nội dung thứ 10: “Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được cấp theo mẫu tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP không ghi thời hạn giấy phép; hiện nay chưa có phôi theo mẫu mới giấy phép theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP”
Nội dung này, Bộ GTVT có ý kiến như sau:
Để đảm bảo tiết kiệm và tận dụng phôi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã in và cấp theo quy định tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Vì vậy, Bộ GTVT yêu cầu các Sở GTVT tiếp tục sử dụng phôi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho đến khi Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (thay thế Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT, Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT, Thông tư số 92/2015/TT-BGTVT) có hiệu lực thi hành; tại mục “Giấy phép có giá trị đến hết ngày” ghi “không thời hạn”.
11. Đối với nội dung thứ 11: “theo quy định tại khoản 5 Điều 36 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP; từ ngày 01/4/2020, đơn vị thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp khi vận chuyển hàng hóa, có quy định lái xe phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển)? ”
Nội dung này, Bộ GTVT có ý kiến như sau:
Tại khoản 10 Điều 23 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP đã có quy định: “5. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu đã được cấp cho đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không còn giá trị sử dụng; các đơn vị và phương tiện nêu trên không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành”. Đồng thời tại khoản 10 Điều 23 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP đã giao Bộ GTVT: “10. Lập hồ sơ trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ quy định về quản lý hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô (không kinh doanh vận tải)”.
Do vậy, đối với vấn đề lái xe ô tô hoạt động vận tải nội bộ (không kinh doanh vận tải) có phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) hay không, Bộ GTVT ghi nhận để nghiên cứu đưa vào quy định trong quá trình xây dựng quy định về quản lý hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô (không kinh doanh vận tải).
Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 4929/VPCP-CN năm 2018 về phản ánh của Báo Lao động liên quan đến dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 12733/BGTVT-VT năm 2021 về tiếp tục triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP; đôn đốc thực hiện quy định về lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP (lần 4) do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Công văn 9127/TCĐBVN-VT năm 2021 về chỉ đạo việc lắp đặt camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 3Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 5Thông tư 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Thông tư 92/2015/TT-BGTVT quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 7Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 8Luật giáo dục 2019
- 9Công văn 4929/VPCP-CN năm 2018 về phản ánh của Báo Lao động liên quan đến dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 355/QĐ-BGTVT năm 2020 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, thay thế, bãi bỏ trong lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 11Công văn 12733/BGTVT-VT năm 2021 về tiếp tục triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP; đôn đốc thực hiện quy định về lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP (lần 4) do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12Công văn 9127/TCĐBVN-VT năm 2021 về chỉ đạo việc lắp đặt camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành
Công văn 4171/BGTVT-VT năm 2020 hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 4171/BGTVT-VT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 23/04/2020
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Lê Đình Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra