Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4163/VKSTC-V5 | Hà Nôi, ngày 28 tháng 12 năm 2011 |
Kính gửi: | - Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Để kịp thời thực hiện công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 (từ đây gọi tắt: BLTTDS sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012, trong khi chưa có thông tư liên tịch của VKSND tối cao và TAND tối cao hướng dẫn thi hành quy định về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Sau khi báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và thống nhất với Vụ kiểm sát giải quyết các vụ án kinh tế, hành chính, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật (Vụ 12), Viện khoa học kiểm sát, Vụ kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự VKSND tối cao (Vụ 5) tạm thời hướng dẫn các đơn vị nghiệp vụ trong toàn ngành như sau:
1. Về kiểm sát việc tuân theo pháp luật và tham gia phiên tòa sơ thẩm
Theo Điều 1, Nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội (gọi tắt là Nghị quyết số 60/2011/QH12) thì BLTTDS sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012. Vậy mọi hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự của VKSND đều phải căn cứ vào Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.
1.1 Trách nhiệm tham gia phiên tòa sơ thẩm của Viện kiểm sát.
Theo Nghị quyết số 60/2011/QH12 quy định đối với những vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý trước ngày BLTTDS sửa đổi có hiệu lực (01/01/2012), nhưng kể từ ngày luật này có hiệu lực mới xét xử sơ thẩm thì áp dụng các quy định của BLTTDS sửa đổi để giải quyết (điểm a, khoản 2, Điều 2, Nghị quyết số 60). Như vậy những vụ án dân sự quy định tại khoản 2, điều 21 BLTTDS Tòa án đã thụ lý trước ngày 01/01/2012 nhưng đến ngày 01/01/2012 Tòa án mới xét xử sơ thẩm thì Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Đối với những vụ án dân sự Tòa án đã xét xử sơ thẩm nhưng vì lý do phải hoãn xử hoặc đã mở phiên tòa nhưng chưa quyết định giải quyết, đến ngày 01/01/2012 Tòa án tiếp tục giải quyết thì Tòa án và Viện kiểm sát vẫn thực hiện theo BLTTDS sửa đổi.
1.2 Các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm
Căn cứ khoản 2, Điều 21 BLTTDS sửa đổi, Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm trong các trường hợp sau:
a. Vụ án dân sự do tòa án tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 điều 85, và các điều 86,87,88,89,90,91,92,93 và 94 BLTTDS sửa đổi. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, kể từ khi thụ lý đến khi xét xử sơ thẩm, nếu phát hiện vụ án dân sự thuộc một trong các trường hợp quy định ở các điều luật nêu trên, Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm.
b. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng.
- Đối tượng tranh chấp là tài sản công, được hiểu là tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước theo quy định tại điều 200 Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Đối tượng tranh chấp là lợi ích công cộng được hiểu là những lợi ích vật chất, tinh thần liên quan đến xã hội hoặc cộng đồng dân cư.
c. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở, bao gồm:
- Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất hoặc ai là người có quyền sở hữu nhà ở;
- Tranh chấp về hợp đồng có đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở (ví dụ, tranh chấp về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà ở; tranh chấp về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng cho thuê nhà ở; tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng tặng cho nhà ở; tranh chấp về hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng góp vốn bằng giá trị nhà ở…).
Đối với tranh chấp về hợp đồng có liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc nhà ở nhưng quyền sử dụng đất hoặc nhà ở đó không phải là đối tượng của hợp đồng thì không thuộc trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm.
- Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất hoặc nhà ở;
- Tranh chấp về đòi lại quyền sử dụng đất hoặc đòi lại nhà ở đang cho mượn hoặc cho sử dụng nhờ;
- Tranh chấp trong các giao dịch dân sự khác có đối tượng giao dịch là quyền sử dụng đất và nhà ở
d. Vụ án dân sự có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Đối với người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh tình trạng về thể chất hoặc tâm thần.
1.3 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật và phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm
a. Theo Điều 234 BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự của những người tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên tòa) và việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người giám định, phiên dịch…) nếu phát hiện có vi phạm về thủ tục tố tụng của những chủ thể nêu trên ở bất kỳ thời điểm nào, từ khi thụ lý và trong quá trình xét xử tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục kịp thời. Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định. Việc quyết định về chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên đều được ghi vào biên bản phiên tòa.
b. Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát (nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm có phụ lục (Mẫu số 1a hướng dẫn kèm theo)
2. Về kiểm sát việc tuân theo pháp luật và tham gia phiên tòa phúc thẩm
2.1 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
Đối với các vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý theo trình tự phúc thẩm trước ngày BLTTDS sửa đổi có hiệu lực, nhưng kể từ ngày 01/01/2012 mới xét xử phúc thẩm thì áp dụng các quy định của BLTTDS sửa đổi để giải quyết theo điểm b, khoản 2, điều 2, nghị quyết số 60/NQ/QH12. Như vậy, những vụ án dân sự Tòa án đã thụ lý theo thủ tục phúc thẩm trước ngày 01/01/2012 nhưng vì lý do hoãn xử hoặc đã mở phiên tòa nhưng chưa quyết định giải quyết đến ngày 01/01/2012 trở đi Tòa án mới xét xử phúc thẩm thì Viện kiểm sát phải cử Kiếm sát viên tham gia phiên tòa phúc thẩm.
3. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm
Căn cứ khoản 3, Điều 21, Điều 273a BLTTDS sửa đổi, Viện kiểm sát tham gia tất cả các phiên tòa phúc thẩm và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ( nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm có phụ lục (Mẫu số lb) hướng dẫn kèm theo)
Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện thực hành công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm VKSND tối cao quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đối với cán bộ, Kiểm sát viên được giao thực hiện công tác kiểm sát án dân sự.
Khi chưa có Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 về kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự thì những quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2005/11LT-VKSNDTC-TANDTC ngày 1/9/2005 về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của Viện kiểm sát trong việc giải quyết các vụ án dân sự không trái các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 vẫn áp dụng thực hiện.
Trong quá trình thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, Viện kiểm sát các địa phương phát hiện những vấn đề bất cập, vướng mắc trong việc áp dụng, đề nghị các địa phương báo cáo về Vụ 5, để tổng hợp, tham mưu cho Lãnh đạo Viện kiểm sát tối cao và các ngành liên quan xem xét hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận: | TL.VIỆN TRƯỞNG |
Mẫu 1a
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /DS-ST | ……, ngày tháng năm 20 |
BẢN PHÁT BIỂU
của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm về việc giải quyết vụ án dân sự
- Căn cứ khoản 3 Điều 21 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002;
- Căn cứ điều 21, điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011;
- Căn cứ Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Ngày …. tháng …. năm….. Tòa án nhân dân …(2)… đã có Quyết định số: … đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án … (3)… giữa:
Nguyên đơn: ………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………
Bị đơn: …………………………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, thông qua việc kiểm sát thụ lý, lập hồ sơ vụ án và kiểm sát trực tiếp tại phiên tòa hôm nay, Viện kiểm sát nhân dân …(4)… có ý kiến như sau:
* Về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán và Hội đồng xét xử:
- Việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán: Qua kiểm sát việc giải quyết vụ án từ khi thụ lý vụ án thời điểm này thấy rằng Thẩm phán đã chấp hành đúng (hay chưa đúng) quy định tại Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án…(5) …
- Việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử: Tại phiên tòa hôm nay, HĐXX đã thực hiện đúng (hay chưa đúng) các quy định của Bộ luật TTDS về phiên tòa sơ thẩm …(6)…
* Việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng:
- Đối với đương sự: Từ khi thụ lý vụ án cũng như tại phiên tòa hôm nay, các đương sự đã thực hiện đúng (hay chưa đúng) các quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 209 Bộ luật TTDS
- Đối với những người tham gia tố tụng khác: đã thực hiện đúng (hay chưa đúng) các quy định tại các Điều 64, Điều 66, Điều 68, Điều 70, Điều 74, Điều 209 của Bộ luật TTDS.
*Những yêu cầu, kiến nghị để khắc phục vi phạm về tố tụng (nếu có)... (7)…
Trên đây là ý kiến của VKSND … (8)… về quá trình giải quyết vụ án của Tòa án nhân dân …(9) … tại phiên tòa hôm nay.
Nơi nhận: - Đ/c Lãnh đạo viện phụ trách khối (để b/c) | TL. VIỆN TRƯỞNG |
* Lưu ý: Tại phiên tòa sơ thẩm KSV chỉ phát biểu về việc tuân theo pháp luật Tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử và việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng từ khi thụ lý vụ án đến trước thời điểm HĐXX nghị án mà không đề nghị HĐXX về đường lối giải quyết vụ án.
1,4,8. Tên Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm
2,9. Tên Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án.
3. Tên quan hệ pháp luật tranh chấp.
5. Nhận xét về một hoặc các nội dung sau: Thẩm quyền thụ lý vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp, xác định tư cách pháp lý và mối quan hệ của những người tham gia tố tụng, vấn đề thu thập chứng cứ, áp dụng, thay đổi, hủy bỏ, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thời hạn chuẩn bị xét xử, quyết định đưa vụ án ra xét xử, thời hạn gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu,cấp, tống đạt các văn bản tố tụng cho VKS và người tham gia tố tụng…
6. Nhận xét sự chấp hành pháp luật của HĐXX ở một hoặc các nội dung sau: Nguyên tắc xét xử, thành phần HĐXX, sự có mặt của thành viên HĐXX và thư ký phiên tòa, các trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng, thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố của những người tham gia tố tụng (nếu có), thủ tục phiên tòa.
7. Khi nhận xét quá trình tuân theo pháp luật và chấp hành pháp luật của các chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng nếu thấy cần thiết thì VKS yêu cầu, kiến nghị với những chủ thể này; ví dụ: Kiến nghị hoãn phiên tòa, đình chỉ giải quyết vụ kiện (theo quy định khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72, Điều 192, Điều 199, khoản 1 Điều 200, khoản 1 Điều 201, Điều 203, khoản 2 Điều 204, khoản 2 Điều 205, khoản 2 Điều 206, khoản 4 Điều 230 Bộ luật TTDS), kiến nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng (theo quy định tại điều 46, Điều 47, Điều 49, khoản 3 Điều 68, khoản 3 Điều 69, Điều 75 Bộ luật TTDS), kiến nghị về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kiến nghị (Điều 102 Bộ luật TTDS)…
- 1Công văn 4785/LĐTBXH-LĐTL năm 2013 hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Công văn 1189/VPCP-KTGVX năm 2014 kiến nghị ban hành bổ sung Nghị định quy định hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động và Luật công đoàn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 1911/LĐTBXH-LĐTL năm 2015 về áp dụng Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp sơ thẩm của bộ luật tố tụng dân sự do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002
- 5Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
- 6Nghị quyết 60/2011/QH12 về thi hành Luật Tố tụng dân sự sửa đổi do Quốc hội ban hành
- 7Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011
- 8Công văn 4785/LĐTBXH-LĐTL năm 2013 hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Công văn 1189/VPCP-KTGVX năm 2014 kiến nghị ban hành bổ sung Nghị định quy định hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động và Luật công đoàn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 1911/LĐTBXH-LĐTL năm 2015 về áp dụng Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn 4163/VKSTC-V5 năm 2015 hướng dẫn tạm thời thi hành quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 4163/VKSTC-V5
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/12/2011
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Trần Đình Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra