- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
- 3Thông tư liên tịch 13/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 415/BTP-TCTHA | Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2011 |
Kính gửi: Các Văn phòng thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh
Thực hiện Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản hướng dẫn thi hành, 05 văn phòng Thừa phát lại đã được thành lập và đi vào hoạt động. Thời gian vừa qua trong việc lập vi bằng của các văn phòng Thừa phát lại, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì có một số vấn đề cần lưu ý. Để đảm bảo việc lập vi bằng được chặt chẽ, phù hợp quy định pháp luật, trong giai đoạn thực hiện thí điểm, Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung như sau:
1. Về phạm vi lập vi bằng:
Thừa phát lại chưa lập vi bằng đối với một số trường hợp sau:
- Những việc thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc thuộc thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Những sự kiện, hành vi thuộc về bí mật đời tư theo quy định tại điều 38 của Bộ luật dân sự và văn bản liên quan; những sự kiện, hành vi có tính chất nhạy cảm ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đến thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
- Nhằm xác nhận, hợp thức hóa các giao dịch trái pháp luật.
2. Theo quy định tại khoản 2 điều 26 Nghị định 61/2009/ NĐ-CP thì: “Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực”. Như vậy, Thừa phát lại không được lập vi bằng để ghi nhận những sự kiện, hành vi mà mình không trực tiếp chứng kiến hoặc những sự kiện, hành vi chỉ thông qua lời kể của người khác.
3. Để đảm bảo tính trung thực, khách quan, Thừa phát lại không được tham gia vào sự kiện, hành vi mà mình ghi nhận trong vi bằng.
4. Thừa phát lại không được thay đổi nội dung vi bằng đã được lập, trừ trường hợp phải sửa lỗi kỹ thuật theo quy định tại điều 5 của Thông tư liên tịch 13/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 7/7/2010 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thừa phát lại có thể lập vi bằng để ghi nhận sự kiện mới phát sinh để bổ sung cho vi bằng trước đó.
5. Về nguyên tắc, Thừa phát lại được lập vi bằng đối với những sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Mnh theo quy định tại nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ. Tuy nhiên, để góp phần giúp cho hoạt động Thừa phát lại thực sự có hiệu quả, thực hiện đúng mục đích của việc lập vi bằng là nhằm tạo lập chứng cứ trong quá trình giải quyến của Tòa án cũng như thực hiện các giao dịch hợp pháp khác, đồng thời không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác, Bộ Tư pháp yêu cầu Thừa phát lại tập trung lập vi bằng đối với các trường hợp sau:
- Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình;
- Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà;
- Xác nhận tình trạng nhà trước khi mua nhà;
- Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm;
- Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật;
- Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế;
- Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại;
- Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng;
- Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
- Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;
- Xác nhận mức ô nhiễm;
- Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình;
- Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;
- Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong các lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống...;
- Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền của công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;
- Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;
- Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;
- Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật
Trên đây là một số nội dung hướng dẫn về việc lập vi bằng trong quá trình thí điểm. Quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị văn phòng Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức có liên quan có ý kiến bằng văn bản gửi về Tổng cục Thi hành án dân sự để tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định./
| KT . BỘ TRƯỞNG |
- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
- 3Thông tư liên tịch 13/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Công văn 4033/UBND-PCNC năm 2014 tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp và hỗ trợ cho hoạt động Thừa phát lại do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 415/BTP-TCTHA năm 2011 hướng dẫn nội dung lập vi bằng do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 415/BTP-TCTHA
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/01/2011
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Nguyễn Đức Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực