Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4014/BTP-BTNN | Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2015 |
Kính gửi: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được Quốc Hội khóa XII thông qua ngày 18/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010. Nhằm đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN), ngày 22/3/2013 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 634/QĐ-BTP về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Bộ tiêu chí). Qua hai năm thực hiện thí điểm tại 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ tiêu chí đã góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường đánh giá cơ bản tình hình và kết quả hoạt động triển khai thi hành Luật TNBTCNN. Trên cơ sở kết quả thí điểm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã chỉ đạo triển khai áp dụng Bộ tiêu chí trong hoạt động quản lý hành chính trên phạm vi cả nước. Ngày 07/10/2015, Cục Bồi thường nhà nước đã ban hành Kế hoạch số 24/KH-BTNN triển khai áp dụng Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Để triển khai áp dụng Bộ tiêu chí trong hoạt động quản lý hành chính đạt kết quả, Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số công việc sau đây:
I. Triển khai thực hiện Bộ tiêu chí
1. Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai áp dụng Bộ tiêu chí trong hoạt động quản lý hành chính (thực hiện theo Bảng chấm điểm đánh giá hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN và Báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm ban hành kèm theo Công văn này).
2. Riêng trong năm 2015, căn cứ vào kết quả thực hiện công tác bồi thường trong năm 2015, tính từ ngày 01/10/2014 đến ngày 30/9/2015 đã báo cáo Bộ Tư pháp phục vụ cho công tác xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10, Sở Tư pháp thực hiện việc tự đánh giá, chấm điểm. Kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các tỉnh, thành phố cùng Bảng chấm điểm đánh giá hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để báo cáo, đồng thời gửi Bộ Tư pháp (Cục Bồi thường nhà nước) để tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả triển khai áp dụng Bộ tiêu chí trước ngày 30/11/2015.
II. Tổ chức áp dụng Bộ tiêu chí
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức áp dụng Bộ tiêu chí
Trên cơ sở Kế hoạch số 24/KH-BTNN, hàng năm, Sở Tư pháp xây dựng ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện áp dụng Bộ tiêu chí trong phạm vi do mình quản lý. Kế hoạch này có thể ban hành riêng hoặc lồng ghép trong Kế hoạch công tác chung của đơn vị. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện triển khai các nội dung của Kế hoạch phù hợp với các tiêu chí của Bộ tiêu chí và điều kiện của đơn vị. Việc xây dựng kế hoạch tổ chức áp dụng Bộ tiêu chí được thực hiện trước ngày 01/02 của năm tổ chức áp dụng. Riêng năm 2015, các địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức áp dụng Bộ tiêu chí trước ngày 10/11/2015.
2. Tổ chức đánh giá
a) Thu thập tài liệu phục vụ cho việc tự đánh giá, chấm điểm
Việc thu thập các tài liệu kiểm chứng để chứng minh cho tính khách quan của điểm tự đánh giá, chấm điểm. Đồng thời các đơn vị phải tự chịu trách nhiệm về tính sát thực trong việc đánh giá của mình. Tùy theo tiêu chí đánh giá mà tài liệu kiểm chứng có thể là kế hoạch tập huấn, tài liệu tập huấn, bài báo đưa tin về việc tổ chức các lớp tập huấn, hồ sơ giải quyết bồi thường đối với các vụ việc (nếu có) báo cáo kết quả giải quyết bồi thường, công văn hướng dẫn nghiệp vụ, báo cáo kết quả kiểm tra .... Đồng thời, tài liệu kiểm chứng bao gồm các văn bản do Sở Tư pháp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc do Sở Tư pháp ban hành theo thẩm quyền hoặc kết quả thực hiện của các Sở ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã....
b) Thời điểm, nội dung đánh giá
Sở Tư pháp căn cứ vào kết quả thực hiện công tác bồi thường trong năm tổ chức áp dụng, tính từ ngày 01/10 năm trước đến ngày 30/9 của năm tổ chức áp dụng để thực hiện việc tự đánh giá. Đối với trường hợp mà việc tập hợp, gửi các tài liệu kiểm chứng gặp khó khăn, các đơn vị có thể giải trình cho điểm mà đơn vị tự đánh giá, chấm điểm. Tuy nhiên, việc giải trình phải bảo đảm các yếu tố chính xác, đầy đủ và thuyết phục.
Trường hợp các đơn vị không có tài liệu kiểm chứng cũng như không có giải trình cho điểm tự đánh giá, thì điểm tự đánh giá của đơn vị sẽ không được chấp nhận.
c) Tự đánh giá, chấm điểm theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần
Để hoạt động áp dụng thí điểm được rõ ràng, đồng thời bảo đảm sự khách quan, minh bạch, Bộ Tư pháp đề nghị các Sở Tư pháp tiến hành tự đánh giá, chấm điểm kết quả thi hành Luật TNBTCNN theo các tiêu chí trong Bảng chấm điểm.
Việc tự đánh giá, chấm điểm của các đơn vị phải có các tài liệu kiểm chứng kèm theo để xác định mức độ khách quan của việc đánh giá, chấm điểm (thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số I về Bảng chấm điểm ban hành kèm theo Công văn này); đồng thời, các đơn vị phải tự chịu trách nhiệm về tính sát thực trong việc đánh giá của mình. Trên cơ sở Báo cáo kết quả tự đánh giá của Sở Tư pháp (thực hiện theo mẫu báo cáo tại Phụ lục số II về mẫu báo cáo ban hành kèm theo Công văn này), các tài liệu kiểm chứng gửi kèm và Báo cáo định kỳ của đơn vị, Bộ Tư pháp sẽ xem xét tính sát thực của điểm tự đánh giá của các đơn vị.
3. Hướng dẫn tự đánh giá, chấm điểm
Để việc tự đánh giá bảo đảm được thống nhất, các Sở Tư pháp thực hiện việc tự đánh giá, chấm điểm theo Bảng chấm điểm và Mẫu báo cáo kèm theo Công văn này. Đối với một số tiêu chí cụ thể, Bộ Tư pháp hướng dẫn thống nhất đánh giá, chấm điểm một số tiêu chí, cụ thể như sau:
a) Đối với các tiêu chí mà các Sở Tư pháp không có chức năng thực hiện (tiêu chí về xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành và tiêu chí về hiệu quả giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước) và tiêu chí đánh giá phải thực hiện thông qua kết quả điều tra/ khảo sát (khoản b tiêu chí thành phần 1.2 tiêu chí 1; điểm a.1 khoản a tiêu chí thành phần 4.1 tiêu chí 4 Bảng chấm điểm), đề nghị các Sở Tư pháp không chấm điểm cho tiêu chí đó. Như vậy, điểm tối đa mà Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố chấm là 346 điểm.
b) Đối với Tiêu chí 2 về chất lượng, hiệu quả của hoạt động giải quyết bồi thường, việc tự đánh giá, chấm điểm thực hiện như sau:
- Trường hợp có phát sinh 01 vụ việc giải quyết bồi thường thì các Sở Tư pháp thực hiện tự đánh giá, chấm điểm theo các tiêu chí và tiêu chí thành phần trong Bảng chấm điểm ban hành kèm theo Phụ lục số I.
- Trường hợp có phát sinh từ 02 vụ việc giải quyết bồi thường trở lên thì đối với Tiêu chí về chất lượng, hiệu quả của hoạt động giải quyết bồi thường, điểm của Tiêu chí này được tính trên cơ sở trung bình cộng của các điểm đánh giá của từng vụ việc theo Bảng chấm điểm.
Ví dụ: Tỉnh H có 02 vụ việc giải quyết bồi thường. Tiêu chí thành phần về Thủ tục thụ lý đơn yêu cầu bồi thường đối với vụ việc thứ nhất được 2 điểm, đối với vụ việc thứ hai được 0 điểm. Như vậy điểm tại mục này được tính là điểm trung bình cộng của 2 vụ việc ((2+0):2=1).
- Trường hợp không phát sinh vụ việc giải quyết bồi thường thì điểm tại Tiêu chí 2 về chất hiệu quả của hoạt động giải quyết bồi thường, việc tự đánh giá, chấm điểm thực hiện trên cơ sở kết quả điểm tự đánh giá, chấm điểm của Tiêu chí 1 về tổ chức triển khai thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Tiêu chí 3 về hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường, cụ thể như sau:
Tiêu chí 1 Tiêu chí 3 | Từ 50 đến | Từ 30 đến | Từ 0 đến |
Từ 70 đến 88 điểm | 100 điểm | 80 điểm | 50 điểm |
Từ 50 đến dưới 70 điểm | 80 điểm | 60 điểm | 40 điểm |
Từ 0 đến dưới 50 điểm | 50 điểm | 40 điểm | 30 điểm |
Ví dụ 1: Tỉnh C không có vụ việc yêu cầu bồi thường và điểm số tại Tiêu chí 1 về tổ chức triển khai thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được 52 điểm và điểm số tại Tiêu chí 3 về hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường được 71 điểm thì số điểm tại Tiêu chí về chất lượng, hiệu quả của hoạt động giải quyết bồi thường được 100 điểm.
Ví dụ 2: Tỉnh G không có vụ việc yêu cầu bồi thường và điểm số tại Tiêu chí 1 về hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường được 48 điểm và điểm số tại Tiêu chí 3 về hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường được 42 điểm thì số điểm tại Tiêu chí về chất lượng, hiệu quả của hoạt động giải quyết bồi thường là 40 điểm.
4. Tổng điểm đánh giá
Trên cơ sở điểm tự đánh giá, chấm điểm của các Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp tổng hợp và tính tổng điểm đánh giá cuối cùng đối với từng đơn vị dựa trên trung bình cộng của 02 điểm đánh giá là điểm tự đánh giá của Sở Tư pháp và điểm đánh giá của cơ quan quản lý (tổng hợp thông qua hoạt động khảo sát, báo cáo định kỳ và đột xuất của các đơn vị).
Điểm đánh giá cuối cùng đối với từng đơn vị là cơ sở để Bộ Tư pháp xây dựng Báo cáo kết quả triển khai áp dụng Bộ tiêu chí, đồng thời là cơ sở để đánh giá hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN giữa các địa phương trong phạm vi cả nước.
5. Xây dựng báo cáo tự đánh giá, chấm điểm
Sau khi tự đánh giá, chấm điểm theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần quy định trong Bảng chấm điểm, các Sở Tư pháp xây dựng báo cáo theo Mẫu báo cáo (Phụ lục số II ban hành kèm theo Công văn này). Bảng tổng hợp kết quả tự chấm điểm, các tài liệu kiểm chứng và Báo cáo gửi về Bộ Tư pháp (Cục Bồi thường nhà nước) trước ngày 15/11 của năm tổ chức áp dụng.
6. Tài liệu tham khảo
Để thuận tiện cho các Sở Tư pháp trong việc triển khai áp dụng Bộ tiêu chí, Bộ Tư pháp đã đăng tải tài liệu tham khảo để triển khai áp dụng Bộ tiêu chí trên mục Hướng dẫn nghiệp vụ, Trang thông tin về Bồi thường nhà nước, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Trên đây là hướng dẫn của Bộ Tư pháp về công tác tự đánh giá, chấm điểm đánh giá hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị liên hệ về Bộ Tư pháp (Cục Bồi thường nhà nước, số điện thoại 04.62739762) để kịp thời giải quyết, hướng dẫn./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
BẢNG CHẤM ĐIỂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1740/QĐ-BTP ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Bảng chấm điểm đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước)
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢNG CHẤM ĐIỂM
(Đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước)
STT | NỘI DUNG | Điểm tối đa | Điểm tự đánh giá | Điểm đánh giá từ phía cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp | Điểm đánh giá của cơ quan quản lý | Tổng điểm |
1 | Tiêu chí về tổ chức triển khai thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước | 100 |
|
|
|
|
1.1 | Triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước | 36 |
|
|
|
|
a | Tính kịp thời trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật | 12 |
|
|
|
|
a.1. | Tính kịp thời trong việc xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật | 6 |
|
|
|
|
| Ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trước ngày 01/02 hàng năm | 6 |
|
|
|
|
| Ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật sau ngày 01/02 tới ngày 01/3 hàng năm | 3 |
|
|
|
|
| Ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật sau ngày 01/3 hàng năm hoặc không ban hành | 0 |
|
|
|
|
a.2. | Thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật | 6 |
|
|
|
|
| Thực hiện được trên 80% Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật | 6 |
|
|
|
|
| Thực hiện được từ 50% đến 80% Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật | 3 |
|
|
|
|
| Thực hiện dưới 50% Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc không thực hiện | 0 |
|
|
|
|
b | Hình thức, phương pháp triển khai | 12 |
|
|
|
|
| Có từ 07 hình thức trở lên | 12 |
|
|
|
|
| Có từ 04 đến 06 hình thức | 8 |
|
|
|
|
| Có từ 01 đến 03 hình thức | 4 |
|
|
|
|
| Không có hình thức nào | 0 |
|
|
|
|
c | Phạm vi, đối tượng thụ hưởng thông tin pháp luật thông qua việc phổ biến, giáo dục pháp luật | 12 |
|
|
|
|
| Phổ biến, giáo dục trên 80% cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn quản lý | 12 |
|
|
|
|
| Phổ biến, giáo dục từ 60 đến 80% cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn quản lý | 8 |
|
|
|
|
| Phổ biến, giáo dục từ 40% đến dưới 60% cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn quản lý | 4 |
|
|
|
|
| Phổ biến, giáo dục từ 10% đến dưới 40% cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn quản lý | 2 |
|
|
|
|
| Phổ biến, giáo dục dưới 10% cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn quản lý | 0 |
|
|
|
|
1.2 | Khả năng tiếp cận thông tin pháp luật của cá nhân, tổ chức | 24 |
|
|
|
|
a | Tính đa dạng về nội dung, hình thức tiếp cận của nguồn thông tin | 12 |
|
|
|
|
| Đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nguồn thông tin từ 03 hình thức trở lên | 12 |
|
|
|
|
| Đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nguồn thông tin từ 02 hình thức | 8 |
|
|
|
|
| Đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nguồn thông tin từ 01 hình thức | 4 |
|
|
|
|
| Đối tượng thụ hưởng không được tiếp cận nguồn thông tin | 0 |
|
|
|
|
b | Khả năng đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật cho tổ chức, công dân của cơ quan Nhà nước | 12 |
|
|
|
|
| Đáp ứng được từ 80% trở lên nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật cho tổ chức, công dân của cơ quan Nhà nước | 12 |
|
|
|
|
| Đáp ứng được từ 60% đến dưới 80% nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật cho tổ chức, công dân của cơ quan Nhà nước | 8 |
|
|
|
|
| Đáp ứng được từ 40% đến dưới 60% nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật cho tổ chức, công dân của cơ quan Nhà nước | 4 |
|
|
|
|
| Đáp ứng được từ 10% đến dưới 40% nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật cho tổ chức, công dân của cơ quan Nhà nước | 2 |
|
|
|
|
| Đáp ứng được dưới 10% nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật cho tổ chức, công dân của cơ quan Nhà nước | 0 |
|
|
|
|
1.3 | Các điều kiện bảo đảm thi hành pháp luật | 20 |
|
|
|
|
a | Biên chế, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện công tác bồi thường nhà nước | 10 |
|
|
|
|
a.1. | Biên chế thực hiện công tác bồi thường nhà nước | 5 |
|
|
|
|
| Có từ 02 biên chế chuyên trách về công tác bồi thường nhà nước trở lên | 5 |
|
|
|
|
| Có 01 biên chế chuyên trách về công tác bồi thường nhà nước | 4 |
|
|
|
|
| Có từ 02 biên chế kiêm nhiệm về công tác bồi thường nhà nước trở lên | 3 |
|
|
|
|
| Có 01 biên chế kiêm nhiệm về công tác bồi thường nhà nước | 2 |
|
|
|
|
| Không bố trí công chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước | 0 |
|
|
|
|
a.2. | Cơ sở vật chất, nguồn kinh phí thực hiện công tác bồi thường | 5 |
|
|
|
|
| Cơ sở vật chất, nguồn kinh phí thực hiện công tác bồi thường được đáp ứng đầy đủ | 5 |
|
|
|
|
| Cơ sở vật chất, nguồn kinh phí thực hiện công tác bồi thường được đáp ứng một phần | 3 |
|
|
|
|
| Cơ sở vật chất, nguồn kinh phí thực hiện công tác bồi thường không được đáp ứng | 0 |
|
|
|
|
b | Hình thành thiết chế theo dõi, thanh tra, kiểm tra và bảo đảm thi hành Luật TNBTCNN | 10 |
|
|
|
|
| Bố trí công chức, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí đáp ứng yêu cầu công tác theo dõi, thanh tra, kiểm tra | 10 |
|
|
|
|
| Bố trí công chức, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí đáp ứng một phần yêu cầu công tác theo dõi, thanh tra, kiểm tra | 5 |
|
|
|
|
| Không bố trí công chức, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí đáp ứng yêu cầu công tác theo dõi, thanh tra, kiểm tra | 0 |
|
|
|
|
1.4 | Xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành (đối với cơ quan có thẩm quyền soạn thảo, ban hành văn bản) | 20 |
|
|
|
|
a | Yêu cầu về số lượng các văn bản cần ban hành | 10 |
|
|
|
|
| Ban hành đủ các văn bản hướng dẫn thi hành | 10 |
|
|
|
|
| Ban hành chưa đủ các văn bản hướng dẫn thi hành | 5 |
|
|
|
|
| Không ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành theo yêu cầu | 0 |
|
|
|
|
b | Tính kịp thời trong việc xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành | 10 |
|
|
|
|
| Ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn thi hành so với Kế hoạch công tác đã đề ra | 10 |
|
|
|
|
| Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành chậm 01 tháng so với Kế hoạch công tác đã đề ra | 8 |
|
|
|
|
| Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành chậm 02 tháng so với Kế hoạch công tác đã đề ra | 6 |
|
|
|
|
| Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành chậm 03 tháng so với Kế hoạch công tác đã đề ra | 4 |
|
|
|
|
| Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành chậm từ 4 tháng trở lên so với Kế hoạch công tác đã đề ra | 0 |
|
|
|
|
2 | Tiêu chí về chất lượng, hiệu quả của hoạt động giải quyết bồi thường | 100 |
|
|
|
|
2.1 | Chất lượng của hoạt động giải quyết bồi thường | 55 |
|
|
|
|
a | Sự tuân thủ pháp luật về trình tự, thủ tục trong giải quyết bồi thường | 11 |
|
|
|
|
a.1. | Thủ tục thụ lý đơn yêu cầu bồi thường | 2 |
|
|
|
|
| Thực hiện việc kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ kèm theo; có hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ | 2 |
|
|
|
|
| Thực hiện việc kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ kèm theo nhưng không hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ | 0 |
|
|
|
|
a.2. | Thủ tục cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường | 2 |
|
|
|
|
| Cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật | 2 |
|
|
|
|
| Cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật | 0 |
|
|
|
|
a.3. | Thủ tục xác minh thiệt hại | 2 |
|
|
|
|
| Thiệt hại được xác định tương ứng với thiệt hại thực tế và phù hợp với quy định của pháp luật về những thiệt hại được bồi thường | 2 |
|
|
|
|
| Thiệt hại được xác định không tương ứng với thiệt hại thực tế và chưa phù hợp với quy định của pháp luật về những thiệt hại được bồi thường | 0 |
|
|
|
|
a.4. | Thương lượng việc bồi thường | 3 |
|
|
|
|
| Thành phần, địa điểm thương lượng và biên bản thương lượng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và thống nhất được quan điểm giữa các bên tham gia thương lượng | 3 |
|
|
|
|
| Thành phần, địa điểm thương lượng và biên bản thương lượng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật nhưng chưa thống nhất được quan điểm giữa các bên tham gia thương lượng | 1 |
|
|
|
|
| Thành phần, địa điểm thương lượng và biên bản thương lượng thực hiện không đúng quy định của pháp luật | 0 |
|
|
|
|
a.5. | Thủ tục ra quyết định giải quyết bồi thường | 2 |
|
|
|
|
| Quyết định giải quyết bồi thường đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật và phù hợp với kết quả thương lượng | 2 |
|
|
|
|
| Quyết định giải quyết bồi thường không đủ nội dung theo quy định của pháp luật và không phù hợp với kết quả thương lượng | 0 |
|
|
|
|
b | Sự phù hợp của việc áp dụng pháp luật giải quyết bồi thường để xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường; thiệt hại được bồi thường | 11 |
|
|
|
|
b.1. | Sự phù hợp của việc áp dụng pháp luật giải quyết bồi thường để xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường | 6 |
|
|
|
|
| Xác định trách nhiệm bồi thường có đủ các căn cứ theo quy định của Luật TNBTCNN | 6 |
|
|
|
|
| Xác định trách nhiệm bồi thường không đủ các căn cứ theo quy định của Luật TNBTCNN | 0 |
|
|
|
|
b.2. | Sự phù hợp của việc áp dụng pháp luật giải quyết bồi thường để xác định thiệt hại được bồi thường | 5 |
|
|
|
|
| Việc xác định thiệt hại được bồi thường được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về khoản thiệt hại và mức thiệt hại | 5 |
|
|
|
|
| Việc xác định thiệt hại được bồi thường thực hiện chưa đầy đủ hoặc không đúng theo quy định của pháp luật về khoản thiệt hại, mức thiệt hại | 0 |
|
|
|
|
c | Kết quả giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường | 11 |
|
|
|
|
| Không phát sinh khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo về việc giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường | 11 |
|
|
|
|
| Có phát sinh khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo về việc giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường nhưng được giải quyết kịp thời | 6 |
|
|
|
|
| Có phát sinh khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo về việc giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường nhưng không giải quyết hoặc giải quyết quá thời hạn theo quy định | 0 |
|
|
|
|
d | Kết quả giải quyết bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự tại Toà án | 11 |
|
|
|
|
| Giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật vụ việc bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự tại Toà án | 11 |
|
|
|
|
| Không giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật vụ việc bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự tại Toà án (bị bản án, quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy) | 0 |
|
|
|
|
đ | Thực hiện báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi giải quyết bồi thường | 11 |
|
|
|
|
| Thực hiện báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngay sau khi giải quyết bồi thường đúng thời hạn và nội dung theo quy định của pháp luật | 11 |
|
|
|
|
| Thực hiện báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi giải quyết bồi thường không đúng thời hạn và nội dung theo quy định của pháp luật hoặc không thực hiện việc báo cáo | 0 |
|
|
|
|
2.2 | Tính kịp thời trong hoạt động giải quyết bồi thường và chi trả tiền bồi thường | 23 |
|
|
|
|
a | Tuân thủ thời hạn, thời hiệu giải quyết bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN | 11 |
|
|
|
|
a.1. | Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường | 2 |
|
|
|
|
| Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ | 2 |
|
|
|
|
| Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường trên 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ | 0 |
|
|
|
|
a.2. | Cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường | 2 |
|
|
|
|
| Cử người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện việc giải quyết bồi thường ngay sau khi thụ lý đơn yêu cầu bồi thường | 2 |
|
|
|
|
| Cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường từ ngày thứ hai đến ngày thứ ba kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường | 1 |
|
|
|
|
| Cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường sau ngày thứ ba kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường | 0 |
|
|
|
|
a.3. | Xác minh thiệt hại | 2 |
|
|
|
|
| Việc xác minh thiệt hại được tiến hành trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường và kết thúc trong vòng 20 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường hoặc trong vòng 40 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm | 2 |
|
|
|
|
| Việc xác minh thiệt hại được tiến hành sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường và kết thúc trong vòng 20 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường hoặc trong vòng 40 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm | 1 |
|
|
|
|
| Việc xác minh thiệt hại vượt quá thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường hoặc vượt quá 40 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm | 0 |
|
|
|
|
a.4. | Thương lượng việc bồi thường | 3 |
|
|
|
|
| Thương lượng việc bồi thường được tiến hành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại và không quá 30 ngày kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại hoặc trong vòng 45 ngày đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp | 3 |
|
|
|
|
| Thương lượng việc bồi thường được tiến hành sau 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại và không quá 30 ngày kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại hoặc trong vòng 45 ngày đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp | 2 |
|
|
|
|
| Thương lượng việc bồi thường vượt quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại hoặc vượt quá 45 ngày đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp | 0 |
|
|
|
|
a.5. | Ra quyết định giải quyết bồi thường | 2 |
|
|
|
|
| Hoàn thành dự thảo quyết định giải quyết bồi thường trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc thương lượng và ra quyết định giải quyết bồi thường trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc thương lượng | 2 |
|
|
|
|
| Hoàn thành dự thảo quyết định giải quyết bồi thường sau 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc thương lượng và ra quyết định giải quyết bồi thường trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc thương lượng | 1 |
|
|
|
|
| Ra quyết định giải quyết bồi thường vượt quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc thương lượng | 0 |
|
|
|
|
b | Thực hiện chi trả tiền bồi thường đúng quy định pháp luật | 12 |
|
|
|
|
| Thực hiện chi trả tiền bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp | 12 |
|
|
|
|
| Thực hiện chi trả tiền bồi thường từ trên 05 ngày làm việc tới dưới 15 ngày sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp | 8 |
|
|
|
|
| Thực hiện chi trả tiền bồi thường từ 15 ngày đến dưới 30 ngày sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp | 4 |
|
|
|
|
| Thực hiện chi trả tiền bồi thường từ 30 ngày trở lên sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp | 0 |
|
|
|
|
2.3 | Tính kịp thời trong thực hiện trách nhiệm hoàn trả | 22 |
|
|
|
|
a | Tổ chức xem xét trách nhiệm hoàn trả kịp thời, đúng quy định | 11 |
|
|
|
|
a.1. | Thời hạn thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả | 6 |
|
|
|
|
| Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường | 6 |
|
|
|
|
| Từ trên 20 ngày đến dưới 30 ngày kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường | 3 |
|
|
|
|
| Từ 30 ngày trở lên kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường hoặc không thành lập | 0 |
|
|
|
|
a.2. | Thành phần Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả | 5 |
|
|
|
|
| Thành phần Hội đồng đúng theo quy định của pháp luật | 5 |
|
|
|
|
| Thành phần Hội đồng không đúng theo quy định của pháp luật | 0 |
|
|
|
|
b | Ban hành và thực hiện quyết định hoàn trả đúng quy định | 11 |
|
|
|
|
b.1. | Thời hạn ban hành quyết định hoàn trả | 5 |
|
|
|
|
| Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường | 5 |
|
|
|
|
| Từ trên 30 đến 60 ngày kể từ ngày thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường | 3 |
|
|
|
|
| Từ trên 60 ngày kể từ ngày thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường hoặc không ban hành quyết định hoàn trả | 0 |
|
|
|
|
b.2. | Thực hiện quyết định hoàn trả | 6 |
|
|
|
|
| Thực hiện hoàn trả đúng thời hạn và đầy đủ theo quyết định hoàn trả | 6 |
|
|
|
|
| Thực hiện hoàn trả không đúng thời hạn và không đầy đủ theo quyết định hoàn trả | 3 |
|
|
|
|
3 | Tiêu chí về hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường | 100 |
|
|
|
|
3.1 | Triển khai tập huấn, bồi dưỡng các văn bản pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước | 18 |
|
|
|
|
a | Kịp thời tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các văn bản pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước | 6 |
|
|
|
|
| Kịp thời tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các văn bản pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước | 6 |
|
|
|
|
| Không kịp thời tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các văn bản pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước | 0 |
|
|
|
|
b | Nội dung, hình thức tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước | 6 |
|
|
|
|
b.1. | Đối tượng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước | 2 |
|
|
|
|
| Đối tượng tập huấn, bồi dưỡng phù hợp với nội dung tập huấn, bồi dưỡng | 2 |
|
|
|
|
| Đối tượng tập huấn, bồi dưỡng chưa phù hợp với nội dung tập huấn, bồi dưỡng | 0 |
|
|
|
|
b.2. | Nội dung tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước | 2 |
|
|
|
|
| Nội dung tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đầy đủ, đúng quy định, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn | 2 |
|
|
|
|
| Nội dung tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chưa đầy đủ, đúng quy định, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn | 0 |
|
|
|
|
b.3. | Số lượng hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước | 2 |
|
|
|
|
| Tổ chức từ 02 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trở lên cho đầy đủ đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý | 2 |
|
|
|
|
| Tổ chức 01 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho một phần đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý | 1 |
|
|
|
|
| Không tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước | 0 |
|
|
|
|
c | Chất lượng, hiệu quả của hoạt động tập huấn, bồi dưỡng | 6 |
|
|
|
|
| Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng đạt chất lượng, hiệu quả cao | 6 |
|
|
|
|
| Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng đạt chất lượng, hiệu quả trung bình | 4 |
|
|
|
|
3.2 | Hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường | 13 |
|
|
|
|
a | Tính kịp thời, đúng pháp luật trong hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường | 7 |
|
|
|
|
| Hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường được thực hiện kịp thời và đúng pháp luật | 7 |
|
|
|
|
| Hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường không thực hiện kịp thời và không đúng pháp luật | 0 |
|
|
|
|
b | Năng lực, chuyên môn của cán bộ, công chức thực hiện công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường | 6 |
|
|
|
|
| Cán bộ, công chức thực hiện công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường nắm vững đầy đủ nghiệp vụ giải quyết bồi thường | 6 |
|
|
|
|
| Cán bộ, công chức thực hiện công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường nắm vững một phần nghiệp vụ giải quyết bồi thường | 3 |
|
|
|
|
| Cán bộ, công chức thực hiện công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường chưa nắm vững nghiệp vụ giải quyết bồi thường | 0 |
|
|
|
|
3.3 | Hiệu quả trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường | 18 |
|
|
|
|
a | Tính kịp thời, đúng pháp luật trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường | 9 |
|
|
|
|
| Việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường được thực hiện kịp thời, đúng pháp luật | 9 |
|
|
|
|
| Việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện không kịp thời, không đúng pháp luật | 0 |
|
|
|
|
b | Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường (nếu có) | 9 |
|
|
|
|
| Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường bảo đảm kịp thời, đúng quy định | 9 |
|
|
|
|
| Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường chưa chặt chẽ và chưa kịp thời, không đúng quy định | 4 |
|
|
|
|
| Không có sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong vụ việc có yêu cầu phối hợp | 0 |
|
|
|
|
3.4 | Hiệu quả hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường thuộc thẩm quyền | 27 |
|
|
|
|
a | Nguồn thông tin phục vụ hoạt động theo dõi, đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường | 6 |
|
|
|
|
a.1. | Nguồn thông tin phục vụ hoạt động theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường | 3 |
|
|
|
|
| Xây dựng cơ chế và bảo đảm các điều kiện phục vụ hoạt động theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường | 1,5 |
|
|
|
|
| Tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ hoạt động theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường cho tất cả các vụ việc | 1,5 |
|
|
|
|
| Không tiếp nhận, không xử lý thông tin mặc dù có vụ việc xảy ra và không xây dựng cơ chế bảo đảm | 0 |
|
|
|
|
a.2. | Nguồn thông tin phục vụ hoạt động đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường | 3 |
|
|
|
|
| Xây dựng cơ chế và bảo đảm các điều kiện phục vụ hoạt động đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường | 1,5 |
|
|
|
|
| Tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ hoạt động đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường tất cả các vụ việc | 1,5 |
|
|
|
|
| Không tiếp nhận và không xử lý thông tin mặc dù có vụ việc xảy ra và không xây dựng cơ chế bảo đảm | 0 |
|
|
|
|
b | Tính kịp thời trong công tác theo dõi, đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường | 7 |
|
|
|
|
b.1. | Tính kịp thời trong công tác theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường | 3 |
|
|
|
|
| Thực hiện việc nắm bắt thông tin về hoạt động giải quyết bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ thực hiện việc theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường | 3 |
|
|
|
|
| Thực hiện việc nắm bắt thông tin về hoạt động giải quyết bồi thường từ trên 05 ngày làm việc đến dưới 10 ngày kể từ ngày có căn cứ thực hiện việc theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường | 2 |
|
|
|
|
| Thực hiện việc nắm bắt thông tin về hoạt động giải quyết bồi thường từ 10 ngày đến 20 ngày kể từ ngày có căn cứ thực hiện việc theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường | 1 |
|
|
|
|
| Thực hiện việc nắm bắt thông tin về hoạt động giải quyết bồi thường từ trên 20 ngày kể từ ngày có căn cứ thực hiện việc theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường | 0 |
|
|
|
|
b.2. | Tính kịp thời trong công tác đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường | 4 |
|
|
|
|
| Việc đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ đôn đốc | 4 |
|
|
|
|
| Việc đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường được thực hiện từ trên 05 ngày làm việc đến 10 ngày kể từ ngày có căn cứ đôn đốc | 2 |
|
|
|
|
| Việc đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường được thực hiện từ trên 10 ngày kể từ ngày có căn cứ đôn đốc | 0 |
|
|
|
|
c | Tính kịp thời trong công tác kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường | 7 |
|
|
|
|
| Công tác kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường được thực hiện theo đúng thời hạn tại Kế hoạch hàng năm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc thực hiện kịp thời với yêu cầu đặt ra thông qua kết quả của hoạt động theo dõi, đôn đốc giải quyết bồi thường | 7 |
|
|
|
|
| Công tác kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường thực hiện quá 05 ngày làm việc đến 15 ngày so với: thời hạn tại Kế hoạch hàng năm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc yêu cầu đặt ra thông qua kết quả của hoạt động theo dõi, đôn đốc giải quyết bồi thường | 5 |
|
|
|
|
| Công tác kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường thực hiện quá 15 ngày đến 20 ngày so với: thời hạn tại Kế hoạch hàng năm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc yêu cầu đặt ra thông qua kết quả của hoạt động theo dõi, đôn đốc giải quyết bồi thường | 3 |
|
|
|
|
| Công tác kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường thực hiện quá 20 ngày so với: thời hạn tại Kế hoạch hàng năm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc yêu cầu đặt ra thông qua kết quả của hoạt động theo dõi, đôn đốc giải quyết bồi thường hoặc không thực hiện | 0 |
|
|
|
|
d | Hiệu quả của các biện pháp xử lý sau kiểm tra | 7 |
|
|
|
|
d.1. | Báo cáo kết quả kiểm tra | 3 |
|
|
|
|
| Có báo cáo kết quả kiểm tra gửi cho cơ quan đã ra quyết định kiểm tra và Bộ Tư pháp trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi kiểm tra | 3 |
|
|
|
|
| Có báo cáo kết quả kiểm tra gửi cho cơ quan đã ra quyết định kiểm tra hoặc Bộ Tư pháp từ 04 ngày làm việc đến 10 ngày sau khi kiểm tra | 2 |
|
|
|
|
| Có báo cáo kết quả kiểm tra gửi cho cơ quan đã ra quyết định kiểm tra hoặc Bộ Tư pháp từ trên 10 ngày sau khi kiểm tra hoặc không thực hiện việc báo cáo | 0 |
|
|
|
|
d.2. | Các biện pháp xử lý sau kiểm tra | 4 |
|
|
|
|
| Biện pháp xử lý sau kiểm tra phù hợp với vi phạm pháp luật | 4 |
|
|
|
|
| Biện pháp xử lý sau kiểm tra không phù hợp với vi phạm pháp luật | 0 |
|
|
|
|
3.5 | Nắm bắt tình hình công tác bồi thường nhà nước | 12 |
|
|
|
|
a | Xây dựng và thực hiện kế hoạch nắm bắt tình hình công tác bồi thường trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý | 6 |
|
|
|
|
a.1. | Xây dựng Kế hoạch nắm bắt tình hình công tác bồi thường trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý | 2 |
|
|
|
|
| Có xây dựng Kế hoạch nắm bắt tình hình công tác bồi thường trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý | 2 |
|
|
|
|
| Không xây dựng kế hoạch nắm bắt tình hình công tác bồi thường trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý | 0 |
|
|
|
|
a.2. | Thực hiện Kế hoạch nắm bắt tình hình công tác bồi thường trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý | 4 |
|
|
|
|
| Thực hiện được trên 80% Kế hoạch nắm bắt tình hình công tác bồi thường trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý đã đề ra | 4 |
|
|
|
|
| Thực hiện được từ 50% đến 80% Kế hoạch nắm bắt tình hình công tác bồi thường trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý đã đề ra | 3 |
|
|
|
|
| Thực hiện được dưới 50% Kế hoạch nắm bắt tình hình công tác bồi thường trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý | 2 |
|
|
|
|
| Không thực hiện Kế hoạch nắm bắt tình hình công tác bồi thường trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý | 0 |
|
|
|
|
b | Bảo đảm tình hình, số liệu về công tác bồi thường nhà nước được nắm bắt kịp thời, đầy đủ | 6 |
|
|
|
|
| Tình hình, số liệu về công tác bồi thường nhà nước được nắm bắt kịp thời và đầy đủ | 6 |
|
|
|
|
| Tình hình, số liệu về công tác bồi thường nhà nước được nắm bắt kịp thời nhưng chưa đầy đủ hoặc đầy đủ nhưng chưa kịp thời | 3 |
|
|
|
|
| Tình hình, số liệu về công tác bồi thường nhà nước chưa được nắm bắt kịp thời và đầy đủ | 0 |
|
|
|
|
3.6 | Hiệu quả giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước | 12 |
|
|
|
|
a | Biện pháp, hình thức giúp người dân tiếp cận cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường dễ dàng, thuận lợi | 6 |
|
|
|
|
| Có từ 02 biện pháp, hình thức trở lên giúp người dân tiếp cận cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường dễ dàng và thuận lợi đáp ứng từ trên 80% yêu cầu | 6 |
|
|
|
|
| Có 01 biện pháp, hình thức giúp người dân tiếp cận cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường dễ dàng và thuận lợi đáp ứng từ 50% đến 80% yêu cầu | 4 |
|
|
|
|
| Có biện pháp, hình thức giúp người dân tiếp cận cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường nhưng khó khăn và không hiệu quả | 2 |
|
|
|
|
| Không thực hiện các biện pháp, hình thức nào giúp người dân tiếp cận cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường | 0 |
|
|
|
|
b | Tính kịp thời, đúng nội dung, thời hạn trong việc giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước | 6 |
|
|
|
|
| Việc giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được thực hiện kịp thời, đúng nội dung, thời hạn | 6 |
|
|
|
|
| Việc giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thực hiện không kịp thời, không đúng nội dung, thời hạn | 0 |
|
|
|
|
4 | Tiêu chí về hiệu quả nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước | 100 |
|
|
|
|
4.1 | Chuyển biến về nhận thức, ý thức và trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức do tác động của Luật TNBTCNN | 50 |
|
|
|
|
a | Chuyển biến về nhận thức | 25 |
|
|
|
|
a.1. | Thái độ đối với người dân (thông qua phiếu khảo sát) | 10 |
|
|
|
|
| Thái độ tôn trọng, tận tụy với nhân dân (từ 80% đến 100% đồng ý) | 10 |
|
|
|
|
| Thái độ tôn trọng, tận tụy với nhân dân (từ 50% đến dưới 80% đồng ý) | 5 |
|
|
|
|
| Thái độ không tôn trọng, không tận tụy với nhân dân (dưới 50% đồng ý) | 0 |
|
|
|
|
a.2. | Ý thức nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ | 15 |
|
|
|
|
| Tích cực học tập, bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ | 15 |
|
|
|
|
| Không tích cực học tập, bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ | 0 |
|
|
|
|
b | Chuyển biến về chất lượng hoạt động công vụ, nhiệm vụ được giao | 25 |
|
|
|
|
| Hoạt động công vụ, nhiệm vụ được giao được hoàn thành từ 80% trở lên | 25 |
|
|
|
|
| Hoạt động công vụ, nhiệm vụ được giao hoàn thành từ 40% đến 80% | 15 |
|
|
|
|
| Hoạt động công vụ, nhiệm vụ được giao hoàn thành dưới 40% | 5 |
|
|
|
|
| Hoạt động công vụ, nhiệm vụ được giao không có chuyển biến | 0 |
|
|
|
|
4.2 | Chuyển biến về chất lượng hoạt động của cơ quan nhà nước do tác động của Luật TNBTCNN | 50 |
|
|
|
|
a | Giảm các vụ việc phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động của cơ quan, đơn vị do tác động của việc triển khai thi hành Luật TNBTCNN | 25 |
|
|
|
|
| Giảm các vụ việc phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động của cơ quan, đơn vị do tác động của việc triển khai thi hành Luật TNBTCNN | 25 |
|
|
|
|
| Các vụ việc phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động của cơ quan, đơn vị không có sự thay đổi so với trước khi có Luật TNBTCNN | 10 |
|
|
|
|
| Tăng vụ việc phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động của cơ quan, đơn vị so với trước khi có Luật TNBTCNN | 0 |
|
|
|
|
b | Hiệu quả hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước | 25 |
|
|
|
|
b.1. | Khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động công vụ của cán bộ, công chức | 5 |
|
|
|
|
| Có khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động công vụ của cán bộ, công chức | 0 |
|
|
|
|
| Không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động công vụ của cán bộ, công chức | 5 |
|
|
|
|
b.2. | Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động công vụ của cán bộ, công chức | 5 |
|
|
|
|
| Khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận và xử lý, giải quyết trên 80% | 5 |
|
|
|
|
| Khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận và xử lý, giải quyết từ 50% đến 80% | 3 |
|
|
|
|
| Khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận và xử lý, giải quyết dưới 50% | 0 |
|
|
|
|
b.3. | Hoàn thành Kế hoạch công tác | 15 |
|
|
|
|
| Hoàn thành trên 80% Kế hoạch công tác | 15 |
|
|
|
|
| Hoàn thành từ 50 đến 80% Kế hoạch công tác | 10 |
|
|
|
|
| Hoàn thành từ 20 đến dưới 50% Kế hoạch công tác | 5 |
|
|
|
|
| Hoàn thành dưới 20% Kế hoạch công tác | 0 |
|
|
|
|
- 1Quyết định 402/QĐ-BTP năm 2011 về phê duyệt Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 942/QĐ-BTP năm 2012 về Kế hoạch sơ kết 3 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 1740/QĐ-BTP năm 2013 Bảng chấm điểm đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 2181/QĐ-BTP năm 2015 Kế hoạch tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BTP-BQP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng ban hành
- 6Công văn 264/BTP-BTNN phối hợp triển khai nhiệm vụ trọng tâm về công tác bồi thường năm 2016 do Bộ Tư pháp ban hành
- 7Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- 8Công văn 3225/BTP-BTNN năm 2017 về việc triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành
- 9Thông tư 03/2018/TT-BTP quy định về Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 1Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- 2Quyết định 402/QĐ-BTP năm 2011 về phê duyệt Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 942/QĐ-BTP năm 2012 về Kế hoạch sơ kết 3 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 634/QĐ-BTP năm 2013 về Bộ Tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 1740/QĐ-BTP năm 2013 Bảng chấm điểm đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành
- 6Quyết định 2181/QĐ-BTP năm 2015 Kế hoạch tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BTP-BQP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng ban hành
- 8Công văn 264/BTP-BTNN phối hợp triển khai nhiệm vụ trọng tâm về công tác bồi thường năm 2016 do Bộ Tư pháp ban hành
- 9Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- 10Công văn 3225/BTP-BTNN năm 2017 về việc triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành
- 11Thông tư 03/2018/TT-BTP quy định về Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
Công văn 4014/BTP-BTNN năm 2015 hướng dẫn triển khai áp dụng Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 4014/BTP-BTNN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 30/10/2015
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Nguyễn Văn Bốn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra