- 1Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Nghị quyết 51/2017/QH14 về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 3Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 05/2019/TT-BGDĐT về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3866/BGDĐT-GDTH | Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2019 |
Kính gửi: Các sở Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (CTGDPT 2018), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn chuẩn bị tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2020 - 2021 như sau:
I. Mục đích, yêu cầu và điều kiện thực hiện
1. Mục đích
- Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh tiểu học, bảo đảm thời lượng học tập, sinh hoạt tập thể, trải nghiệm thực tế, vui chơi, tham gia hoạt động cộng đồng.
- Thực hiện mục tiêu, yêu cầu của CTGDPT 2018.
- Đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc giáo dục, quản lý học sinh.
2. Yêu cầu
- Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương.
- Đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học 2 buổi/ngày.
- Tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
3. Điều kiện
- Đảm bảo tỉ lệ 01 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học.
- Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/4/2019 về ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1.
- Đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.
II. Nội dung và kế hoạch giáo dục
1. Nội dung và thời lượng dạy học 2 buổi/ngày
a) Nội dung giáo dục
- Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc quy định tại CTGDPT 2018 (gọi chung là các môn học bắt buộc): Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Hoạt động trải nghiệm.
- Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1.
- Các hoạt động củng cố để hoàn thành nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của CTGDPT 2018 và bồi dưỡng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
- Các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương...(gọi chung là các hoạt động giáo dục khác).
b) Thời lượng dạy học
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; tối thiểu là 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần.
2. Kế hoạch giáo dục 2 buổi/ngày
- Kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt. Nhà trường chủ động xác định nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng cho các nội dung dạy học trên cơ sở thực hiện đầy đủ nội dung, thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, phù hợp đặc điểm, đối tượng học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương.
- Kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học.
- Thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
3. Nội dung và kế hoạch giáo dục đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày
Trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng cho môn học tự chọn, hoạt động củng cố, hoạt động giáo dục khác. Trong đó, ưu tiên hoạt động củng cố giúp học sinh hoàn thành các nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của CTGDPT 2018.
III. Tổ chức bán trú và các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày
1. Tổ chức bán trú
- Tổ chức bán trú được thực hiện trong khoảng thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu giờ học buổi chiều. Thông qua hoạt động bán trú góp phần rèn luyện học sinh về kỹ năng sống, đạo đức, tính kỷ luật, tự phục vụ, trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương.
- Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên.
- Việc tổ chức hoạt động bán trú cần linh hoạt, có thể bao gồm các hoạt động: tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí,...cho học sinh. Tổ chức ăn trưa, các hoạt động bán trú phải bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh.
2. Tổ chức hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày
- Hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà.
- Căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng...) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí sau giờ học chính thức trong ngày.
- Việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ được thực hiện trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc tổ chức các hoạt động này phải được xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm cụ thể với yêu cầu bảo đảm an toàn, hiệu quả, theo đúng mục tiêu đã đề ra.
- Việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, ngoài giờ chính khóa không thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt, thực hiện theo quy định của Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
IV. Kinh phí thực hiện
- Nhà trường phải có phương án, kế hoạch đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của nhà trường nói chung và đảm bảo thực hiện kế hoạch giáo dục nói riêng, trong đó xác định cụ thể các hoạt động được đảm bảo kinh phí từ ngân sách, sự đóng góp của cha mẹ học sinh và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Việc quản lý thu, chi tài chính của nhà trường phải thực hiện đúng các quy định tài chính hiện hành, đảm bảo công khai, minh bạch.
V. Tổ chức thực hiện
1. Đối với sở giáo dục và đào tạo
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch, lộ trình bổ sung giáo viên, bố trí kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, bảo đảm điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày ở lớp 1 từ năm học 2020 - 2021 và ở các lớp học khác theo lộ trình được quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội và Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức dạy học ở lớp 1 từ năm học 2020 - 2021.
- Thanh tra, kiểm tra, tư vấn, hỗ trợ việc thực hiện triển khai tổ chức dạy học lớp 1 từ năm học 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh.
2. Đối với phòng giáo dục và đào tạo
- Tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đủ các điều kiện dạy học theo quy định để tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày ở lớp 1 từ năm học 2020 - 2021 và ở các lớp học khác theo lộ trình được quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội và Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn xây dựng kế hoạch đảm bảo về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, kế hoạch dạy học, sắp xếp thời khóa biểu,... theo hướng ưu tiên tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho các lớp thực hiện CTGDPT 2018; trước mắt, có kế hoạch, lộ trình bảo đảm 100% học sinh khối lớp 1 từ năm học 2020 - 2021 được học 2 buổi/ngày.
- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính thức trong ngày và hoạt động bán trú (nếu có) tại các cơ sở giáo dục tiểu học nhằm bảo đảm học sinh hoàn thành nội dung học tập tại lớp và được tham gia các hoạt động giáo dục khác một cách thiết thực, hiệu quả.
3. Đối với các cơ sở giáo dục tiểu học
- Hiệu trưởng cơ sở giáo dục tiểu học chịu trách nhiệm về việc xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ ngày, quản lý nội dung chất lượng dạy học và các hoạt động giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện dạy học và các hoạt động giáo dục ở lớp 1 từ năm học 2020 - 2021 và ở các lớp học khác theo lộ trình được quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT và kế hoạch của địa phương.
Bộ GDĐT yêu cầu các sở GDĐT triển khai nghiêm túc những nội dung được hướng dẫn ở Công văn này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ GDĐT (Vụ Giáo dục Tiểu học) để có biện pháp chỉ đạo kịp thời./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 4725/QĐ-BGDĐT năm 2016 Danh mục mô đun bồi dưỡng giáo viên dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật cấp tiểu học (Bổ sung vào khối kiến thức tự chọn của Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 2070/BGDĐT-GDTH năm 2016 triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới ở tiểu học và trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông tư 01/2018/TT-BGDĐT về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 4725/QĐ-BGDĐT năm 2016 Danh mục mô đun bồi dưỡng giáo viên dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật cấp tiểu học (Bổ sung vào khối kiến thức tự chọn của Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 2070/BGDĐT-GDTH năm 2016 triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới ở tiểu học và trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Nghị quyết 51/2017/QH14 về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 5Thông tư 01/2018/TT-BGDĐT về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Thông tư 05/2019/TT-BGDĐT về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 3866/BGDĐT-GDTH năm 2019 về hướng dẫn chuẩn bị tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2020-2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 3866/BGDĐT-GDTH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 26/08/2019
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Hữu Độ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực