HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/CV-HBVQTE | Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2019 |
Kính gửi: Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Công tác Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chỉ đạo và đã ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật nhằm tạo điều kiện cho trẻ em được chăm sóc và bảo vệ tốt hơn. Luật Trẻ em năm 2016 và các văn bản dưới luật đã quy định, hướng dẫn toàn diện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó, đã quy định trách nhiệm của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (tại khoản 4, Điều 92) “…tổ chức kết nối, thu thập thông tin, kiến nghị của các tổ chức xã hội và của trẻ em chuyển đến các cơ quan nhà nước để góp ý, tư vấn cho việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về quyền trẻ em; tham gia giám sát thực hiện quyền trẻ em; phát biểu chính kiến và kiến nghị của Hội đối với các cơ quan nhà nước có liên quan với các vấn, đề về trẻ em và việc vi phạm pháp luật về trẻ em”.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là tổ chức xã hội tự nguyện được thành lập ngày 08/4/2008 theo Quyết định số 464/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đến này Hội đã qua 03 kỳ đại hội. Những năm qua, thông qua hoạt động theo tôn chỉ, mục đích đã được phê duyệt, Hội đã trở thành đầu mối tập hợp các tổ chức, cá nhân có tâm huyết với trẻ em thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Trẻ em, Hội đã tích cực vận động các tỉnh/thành phố thành lập tổ chức hội. Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn. Đến nay, có 16 tỉnh thành lập tổ chức Hội, trong đó có 05 tỉnh/thành thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em, 11 tỉnh/thành phố ghép nhiệm vụ Bảo vệ quyền trẻ em với các Hội khác (có danh sách xin gửi kèm).
Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới về Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, trước tình hình vi phạm quyền trẻ em có những diễn biến phức tạp, để thực hiện tốt Luật Trẻ em, cần có sự tham gia của toàn xã hội góp phần tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam trân trọng đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo các tỉnh/thành phố:
1. Xem xét thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em theo hướng thành lập Hội độc lập hoặc ghép nhiệm vụ bảo vệ quyền trẻ em với những tổ chức Hội phù hợp với tình hình địa phương.
2. Đối với những tỉnh đã thành lập tổ chức Hội, UBND các tỉnh/thành phố tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để tổ chức Hội thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của Luật Trẻ em (Điều 92).
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tin tưởng rằng, việc phát triển Hội vững mạnh ở địa phương sẽ góp phần mang lại sự phát triển toàn diện của trẻ em, khuyến khích trẻ em tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em trên phạm vi cả nước. Kính mong đồng chí Thủ tướng quan tâm, chỉ đạo.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Thủ tướng!.
| TM. BAN THƯỜNG VỤ HỘI |
DANH SÁCH
CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ CÓ TỔ CHỨC HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
(Kèm theo công văn số 37/CV-HBVQTE ngày 09 tháng 4 năm 2019)
STT | Tỉnh/TP | Tên hội |
1 | Bắc Giang | Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bắc Giang |
2 | Hải Phòng | Hội Bảo vệ quyền trẻ em thành phố Hải phòng |
3 | Thừa Thiên - Huế | Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên - Huế |
4 | Đà Nẵng | Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ em thành phố Đà Nẵng |
5 | TP Hồ Chí Minh | Hội Bảo vệ quyền trẻ em thành phố Hồ Chí Minh |
6 | Bắc Ninh | Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bắc Ninh |
7 | Tây Ninh | Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Tây Ninh |
8 | Bến Tre | Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bến Tre |
9 | Quảng Nam | Hội Bảo trợ Người khuyết tật, Quyền trẻ em và Bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Nam |
10 | Thanh Hóa | Liên Chi hội Bảo vệ quyền trẻ em và Cứu trợ trẻ em khuyết tật, mồ côi tỉnh Thanh Hóa |
11 | Bình Định | Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bình Định |
12 | Cao Bằng | Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Cao Bằng |
13 | Quảng Trị | Hội Người khuyết tật, nạn nhân Da cam, Bảo trợ Người khuyết tật, Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Quảng Trị. |
14 | Thái Nguyên | Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thái Nguyên |
15 | Lạng Sơn | Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Lạng Sơn |
16 | Kon Tum | Hội Bảo vệ quyền trẻ em và Bảo trợ Người khuyết tật tỉnh Kon Tum |
- 1Công văn 7374/VPCP-QHQT về việc phê duyệt Quy chế hoạt động của Ủy ban Thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 phê duyệt Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Công văn 8430/VPCP-QHQT năm 2014 phê duyệt đóng góp cho Quỹ Ủy ban Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền của Phụ nữ và Trẻ em ASEAN do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 464/QĐ-BNV năm 2008 về cho phép thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Công văn 7374/VPCP-QHQT về việc phê duyệt Quy chế hoạt động của Ủy ban Thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 20/CT-TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 4Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 phê duyệt Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Công văn 8430/VPCP-QHQT năm 2014 phê duyệt đóng góp cho Quỹ Ủy ban Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền của Phụ nữ và Trẻ em ASEAN do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Luật trẻ em 2016
Công văn 37/CV-HBVQTE năm 2019 về chỉ đạo thành lập tổ chức Hội Bảo vệ quyền trẻ em tại các tỉnh/thành phố do Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 37/CV-HBVQTE
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/04/2019
- Nơi ban hành: Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Thị Thanh Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/04/2019
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết