- 1Quyết định 2002/QĐ-BYT năm 2014 hướng dẫn giám sát và phòng, chống hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Công điện 3274/CĐ-BYT năm 2015 về tăng cường công tác phòng chống lây nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp vùng trung đông do vi rút Corona (MERs-CoV) do Bộ Y tế điện
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3586/SYT-NVY | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 06 năm 2015 |
Kính gửi: | - Trung tâm Y tế dự phòng thành phố; |
Hiện nay, tình hình hội chứng lây nhiễm bệnh hô hấp cấp vùng Trung Đông do corona virus (MERS-CoV) trên thế giới và khu vực châu Á đang diễn biến phức tạp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 31/05/2015, thế giới ghi nhận 1.154 người bệnh và 434 người tử vong ở 26 quốc gia. Tại châu Á, Hàn Quốc và Trung Quốc là 2 quốc gia đã ghi nhận có ca bệnh MERS-CoV xâm nhập và nhiều người nhiễm bệnh thứ phát.
Thực hiện Công điện số 3274/CĐ-BYT ngày 20/05/2015 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống lây nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV);
Tiếp theo công văn số 2721/SYT-NVY ngày 20/5/2014 về việc tăng cường công tác phòng chống MERS-CoV, Sở Y tế yêu cầu thủ trưởng các đơn vị liên quan nhanh chóng triển khai và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường hoạt động giám sát phát hiện và điều trị người bệnh phòng lây nhiễm ngay từ khi ca bệnh đầu tiên xâm nhập vào Việt Nam, cụ thể như sau:
1. Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế:
- Tăng cường hoạt động tầm soát MERS-CoV ở những hành khách đến từ các vùng dịch lưu hành quốc gia và thực hiện đầy đủ, đúng qui trình các nội dung tầm soát tại cửa khẩu theo quyết định 2002/QĐ-BYT ngày 06/6/2014 của Bộ Y tế về Hướng dẫn giám sát và phòng, chống hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính vùng Trung Đông do corona vi rút.
- Phối hợp với Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khỏe thực hiện các hình thức truyền thông, hướng dẫn theo dõi sức khỏe và phòng ngừa lây bệnh MERS-CoV tại các cửa khẩu.
- Phối hợp chặt chẽ với Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất trong việc tổ chức tầm soát ca nghi ngờ tại cửa khẩu nhằm hạn chế sự lây bệnh cho hành khách khác và nhân viên.
- Khi phát hiện ca nghi ngờ tại cửa khẩu, cần tổ chức chuyển bệnh an toàn về bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đồng thời thông báo ngay cho Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.
- Đảm bảo các phương tiện phục vụ hoạt động tầm soát cũng như các trang bị bảo vệ cá nhân phòng tránh lây nhiễm cho nhân viên.
2. Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông thường xuyên cập nhật tình hình và những hoạt động phòng chống dịch MERS-CoV xâm nhập vào thành phố.
- Chủ động thực hiện các hình thức truyền thông để hướng dẫn cộng đồng chủ động phòng bệnh đường hô hấp và MERS-CoV của Bộ Y tế.
- Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng thành phố biên soạn tài liệu hướng dẫn du khách đến hoặc trở về từ vùng dịch MERS-CoV biết cách tự theo dõi sức khỏe cũng như biết cách xử trí khi nghi ngờ mắc bệnh và thực hiện ngay các biện pháp phòng lây bệnh cho người thân, người chung quanh
- Hướng dẫn các tổ T3G tại các đơn vị y tế thực hiện các hình thức truyền thông phù hợp trên từng địa bàn
3.Trung tâm Y tế dự phòng thành phố
- Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để nhanh chóng xử lý các ca bệnh đầu tiên xâm nhập, mục tiêu trọng tâm là hạn chế xuất hiện các ca lây nhiễm thứ phát.
- Phối hợp với TTYTDP QH trong tập trung các hoạt động giám sát dịch tễ nhằm phát hiện sớm các chùm ca bệnh nghi ngờ MERS-CoV và triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn nhằm hạn chế nguy cơ dịch lan rộng.
- Biên soạn và phổ biến tài liệu thường qui hướng dẫn cộng đồng và hộ gia đình tổ chức phòng bệnh khi trong cộng đồng, gia đình có người mắc bệnh MERS-CoV.
- Đảm bảo vật tư, phương hiện và hóa chấp phục vụ phòng chống MERS-CoV. Kịp thời cung ứng cho cơ sở khi có bệnh xâm nhập cũng như khi bệnh nguy cơ phát dịch.
-Củng cố và huấn luyện lại các đội cơ động phòng chống dịch của trung tâm cũng như của 24 quận huyện. Nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm của đội cơ động về dự phòng là phối hợp với các ban ngành:
+ Quản lý người bệnh, tích cực tìm kiếm và tổ chức theo dõi, giám sát người tiếp xúc khi có những người bệnh đầu tiên.
+ Tổ chức và hướng dẫn cộng đồng phòng bệnh, tự theo dõi sức khỏe và biết cách xử trí phòng lây bệnh cho người thân và người chung quanh,
- Tổng hợp báo cáo từ các đơn vị, tham mưu ngay cho Ban giám đốc Sở Y tế, Phòng Nghiệp vụ Y khi có tình huống xấu, phức tạp cần chỉ đạo và giải quyết nhanh.
4. Trung tâm Y tế dự phòng quận huyện
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân về hoạt động phòng chống MERS-CoV xâm nhập trên địa bàn quận, huyện, lưu ý các vấn đề theo dõi, giám sát và quản lý người bệnh, người tiếp xúc, các giải pháp khắc phục cụ thể trong giám sát và quản lý người tiếp xúc khi người tiếp xúc không đáp ứng được những điều kiện cần thiết cho hoạt động này.
- Phối hợp với Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khỏe để tổ chức truyền thông trên địa bàn phòng bệnh MERS-CoV.
- Tổ chức lại đội cơ động, phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng thành phố triển khai ngay hoạt động phòng bệnh MERS-CoV trên địa bàn.
- Đảm bảo vật tư, phương tiện và hóa chất phục vụ phòng chống MERS-CoV khi có bệnh xâm nhập cũng như khi bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch.
5. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành phố và quận huyện:
- Huấn luyện và tổ chức tầm soát lọc bệnh để phát hiện bệnh sớm nhằm hạn chế lây bệnh trong điều kiện MERS-CoV có những triệu chứng cúm rất thông thường khi mới khỏi bệnh.
- Huấn luyện lại cho nhân viên và tổ chức lại các khoa phòng trong việc phòng lây bệnh đường hô hấp cho nhân viên và bệnh nhân nhất là tại các khâu khám tiếp nhận bệnh.
- Chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, trang thiết bị phòng hộ cá nhân đáp ứng nhu cầu chăm sóc điều trị bệnh nhân.
- Trong giai đoạn hiện nay, Sở Y tế giao bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới là bệnh viện tiếp nhận ca bệnh nghi ngờ được phát hiện từ cửa khẩu, các cơ sở điều trị và cộng đồng. Khi phát hiện ca nghi ngờ, các cơ sở điều trị tổ chức chuyển viện an toàn ca nghi ngờ MERS-CoV về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
6. Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế
- Tham mưu cho Ban Giám đốc Sở Y tế về tổ chức các hoạt động triển khai phòng chống MERS-CoV tại các đơn vị y tế và tổ chức kiểm tra giám sát hoạt động tại các đơn vị căn cứ đề xuất của TTYTDP TP.
- Phối hợp với các đơn vị dự phòng trong hoạt động du lịch có liên quan trong phòng bệnh MERS-CoV cũng như khi xử trí người bệnh khi đang trú ngụ tại các khách sạn, nhà nghỉ.
Để hoạt động phòng, chống dịch MERS-CoV đạt hiệu quả, Sở Y tế đề nghị các đơn vị trực thuộc, các đơn vị có liên quan cùng phối hợp thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, đề nghị liên hệ Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế (39.330.775) để được hỗ trợ./
| KT. GIÁM ĐỐC |
- 1Quyết định 328/2005/QĐ.UB phê duyệt kế hoạch phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Công văn 3841/SYT-NVY thực hiện Quyết định 4900/QĐ-BYT về tăng cường công tác điều trị phòng, chống bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết và bệnh dịch mới nổi năm 2014 do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Công văn 675/UBND-VX năm 2015 triển khai phòng, chống dịch, bệnh mùa Xuân - Hè do thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công điện 04/CĐ-UBND năm 2015 về chủ động phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS CoV) của Chủ tịch ủy ban nhân thành phố Hà Nội điện
- 5Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2015 về phòng, chống dịch bệnh gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung đông do vi rút Corona (Mers-Cov) do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 6Quyết định 37/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Quyết định 3027/2009/QĐ-UBND về Quy chế về tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
- 1Quyết định 328/2005/QĐ.UB phê duyệt kế hoạch phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Quyết định 2002/QĐ-BYT năm 2014 hướng dẫn giám sát và phòng, chống hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 3841/SYT-NVY thực hiện Quyết định 4900/QĐ-BYT về tăng cường công tác điều trị phòng, chống bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết và bệnh dịch mới nổi năm 2014 do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Công văn 675/UBND-VX năm 2015 triển khai phòng, chống dịch, bệnh mùa Xuân - Hè do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công điện 3274/CĐ-BYT năm 2015 về tăng cường công tác phòng chống lây nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp vùng trung đông do vi rút Corona (MERs-CoV) do Bộ Y tế điện
- 6Công điện 04/CĐ-UBND năm 2015 về chủ động phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS CoV) của Chủ tịch ủy ban nhân thành phố Hà Nội điện
- 7Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2015 về phòng, chống dịch bệnh gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung đông do vi rút Corona (Mers-Cov) do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 8Quyết định 37/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Quyết định 3027/2009/QĐ-UBND về Quy chế về tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Công văn 3586/SYT-NVY năm 2015 tăng cường hoạt động phòng chống lây nhiễm MERS-CoV do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 3586/SYT-NVY
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 03/06/2015
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Hữu Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/06/2015
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết