- 1Bộ Luật Hình sự 1999
- 2Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo do Bộ Công an - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo
- 4Công văn 91/TANDTC-PC năm 2017 xử lý hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ trong nội địa do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 340/TANDTC-PC | Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2017 |
Kính gửi: | - Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; |
Trong thời gian vừa qua, Tòa án nhân dân tối cao nhận được ý kiến phản ánh của một số Tòa án nhân dân về vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để xử lý đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán “pháo hoa nổ” trong nội địa. Về vấn đề này, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15-04-2009 của Chính phủ về quản lý sử dụng pháo thì:
“3. Pháo nổ là loại sản phẩm có chứa thuốc pháo được chế tạo bằng các công nghệ khác nhau không phân biệt xuất xứ và nơi sản xuất, khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện gây nên tiếng nổ.
4. Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện sẽ gây phản ứng hóa học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ.”
Theo hướng dẫn tại điểm a mục 1 Phần I Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25-12-2008 của Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo thì: “Pháo nổ” (không phân biệt xuất xứ hoặc nơi sản xuất) là loại sản phẩm bên trong có chứa thuốc pháo và khi có yếu tố ngoại lực tác động thì gây tiếng nổ”.
Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ có quy định về “pháo nổ” và “pháo hoa”, không có quy định về “pháo hoa nổ”. Do đó, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định cơ quan chuyên môn để xác định vật chứng thu giữ là pháo nổ hay pháo hoa.
Trường hợp kết luận giám định của cơ quan chuyên môn xác định vật chứng thu giữ là pháo nổ hoặc có đầy đủ các đặc tính của pháo nổ (có chứa thuốc pháo và gây tiếng nổ) thì xem xét, xử lý về hình sự, không phụ thuộc vào việc loại pháo này có các đặc tính khác (như tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc...); việc xử lý đối với trường hợp này được thực hiện như hướng dẫn tại Công văn số 91/TANDTC-PC ngày 28-4-2017 của Tòa án nhân dân tối cao về xử lý hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ trong nội địa.
Trường hợp kết luận giám định của cơ quan chuyên môn xác định vật chứng thu giữ là pháo hoa, không có các đặc tính của pháo nổ (có chứa thuốc pháo và gây tiếng nổ) thì không xác định là hàng cấm và không xử lý về tội “tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao ngay sau khi nhận được Công văn này cần triển khai thực hiện nghiêm túc để bảo đảm việc xét xử được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội nhưng đồng thời phải bảo đảm không để xảy ra oan, sai trong xét xử; góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là trong dịp tết nguyên đán 2018.
Nơi nhận: | CHÁNH ÁN |
- 1Thông tư liên tịch 12-TTLB năm 1994 hướng dẫn thi hành Chỉ thị 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Thương mại và Bộ Nội vụ ban hành
- 2Thông tư 193/2010/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự; sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 06/TANDTC-PC năm 2017 xử lý hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4Thông báo 43/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan giữa Việt Nam và I-ta-li-a
- 5Công văn 970/TCHQ-PC năm 2018 về xử lý mặt hàng pháo do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 110/TCQLTT-CNV năm 2020 về tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý buôn bán, vận chuyển, tàng trữ pháo nổ do Tổng cục Quản lý thị trường ban hành
- 1Bộ Luật Hình sự 1999
- 2Thông tư liên tịch 12-TTLB năm 1994 hướng dẫn thi hành Chỉ thị 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Thương mại và Bộ Nội vụ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo do Bộ Công an - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo
- 5Thông tư 193/2010/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự; sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 06/TANDTC-PC năm 2017 xử lý hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 7Công văn 91/TANDTC-PC năm 2017 xử lý hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ trong nội địa do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 8Thông báo 43/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan giữa Việt Nam và I-ta-li-a
- 9Công văn 970/TCHQ-PC năm 2018 về xử lý mặt hàng pháo do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Công văn 110/TCQLTT-CNV năm 2020 về tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý buôn bán, vận chuyển, tàng trữ pháo nổ do Tổng cục Quản lý thị trường ban hành
Công văn 340/TANDTC-PC năm 2017 về xử lý hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán "pháo hoa nổ" trong nội địa do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 340/TANDTC-PC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 22/12/2017
- Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực