BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3336/LĐTBXH-KHTC | Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2020 |
Kính gửi: | - Cục Việc làm; |
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn số 9858/BTC-HCSN ngày 17/8/2020 của Bộ Tài chính về việc thực hiện cắt giảm, tiết kiệm dự toán chi thường xuyên 6 tháng cuối năm 2020; tiếp theo Công văn số 2752/LĐTBXH-KHTC ngày 23/7/2020 về việc cắt giảm, tiết kiệm thêm dự toán kinh phí hoạt động quản lý bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2020, Bộ (Vụ Kế hoạch - Tài chính) hướng dẫn các đơn vị thực hiện cắt giảm, tiết kiệm dự toán kinh phí chi hoạt động quản lý bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 6 tháng cuối năm 2020 như sau:
1. Đối tượng thực hiện:
Cục Việc làm, Cục An toàn lao động, các đơn vị được giao kinh phí chi hoạt động quản lý bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2020.
2. Phạm vi kinh phí cắt giảm và tiết kiệm thêm:
- Chi đầu tư phát triển (nếu có): Đơn vị thực hiện theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, mục II Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
- Chi hoạt động bộ máy, chi các nhiệm vụ về tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia,... và chi ứng dụng công nghệ thông tin.
3. Xác định số tiết kiệm:
3.1. Cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của 6 tháng cuối năm 2020 (trừ kinh phí hội nghị, công tác trong nước để tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp).
Cách thức xác định cắt giảm:
Số dự toán cắt giảm = | A | x 6 x tối thiểu 70% |
12 |
Trong đó: A là dự toán được giao năm 2020 để chi tổ chức hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước hoặc số thực hiện năm 2019 (đối với trường hợp cấp có thẩm quyền khi giao dự toán năm 2020 không chi tiết các nội dung chi tổ chức hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước).
3.2. Cắt giảm 10% chi phí quản lý còn lại (không bao gồm kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước nêu tại khoản 3.1) của 6 tháng cuối năm 2020:
Cách thức xác định cắt giảm:
Số dự toán cắt giảm = | B-(C+D) | x 6 x 10% |
12 |
Trong đó:
B: Là dự toán kinh phí chi hoạt động quản lý bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền giao năm 2020 sau khi trừ dự toán tại khoản 1 nêu trên.
C: Tổng quỹ lương tính theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng theo định suất lao động được giao và số hợp đồng lao động ngoài định suất, phụ cấp, tiền công và các khoản chi khác cho con người theo chế độ (tiền thưởng theo chế độ quy định, tiền thuê chuyên gia; các khoản phụ cấp đặc thù (nếu có)...).
D: Là tổng số các khoản chi đặc thù khác không xác định cắt giảm, gồm:
- Kinh phí để triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19;
- Kinh phí tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
- Kinh phí đặt hàng sản xuất phim; đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích; đặt hàng các kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị về bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Kinh phí đấu thầu mua sắm, sửa chữa tài sản, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích đã thực hiện một trong các khâu tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;
- Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí chuyển tiền trả cho Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại (theo mức phí chuyển tiền của Ngân hàng thương mại và Kho bạc nhà nước);
- Kinh phí thuê trụ sở;
- Kinh phí hỗ trợ cước điện thoại cho một số chức danh và vị trí công tác theo quy định (nếu có).
Trong phạm vi chi phí quản lý còn lại (sau khi cắt giảm kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước nêu tại khoản 3.1), Thủ trưởng các đơn vị chủ động rà soát, thực hiện cắt giảm thêm những khoản chi chưa thực sự cần thiết, đảm bảo số kinh phí cắt giảm, tiết kiệm tối thiểu bằng 10% số còn lại 6 tháng cuối năm 2020. Toàn bộ kinh phí cắt giảm, tiết kiệm được nộp lại các quỹ bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.
Các nội dung hướng dẫn tại Công văn này thay thế cho nội dung đã hướng dẫn tại Công văn số 2752/LĐTBXH-KHTC ngày 23/7/2020 của Bộ.
Cục Việc làm, Cục An toàn lao động có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị thụ hưởng kinh phí chi hoạt động quản lý bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổng hợp chung kinh phí cắt giảm, tiết kiệm đối với lĩnh vực được phân công theo biểu mẫu kèm theo và gửi về Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) trước ngày 05/9/2020 để tổng hợp gửi Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 2055/BHXH-TCKT năm 2019 về chấn chỉnh việc mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô từ nguồn kinh phí chi quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 38/2019/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 60/2015/QĐ-TTg về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2468/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hằng năm và lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 4Thông báo 565/TB-LĐTBXH năm 2021 về tình hình tai nạn lao động năm 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư 153/2021/TT-BQP hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và kế hoạch kinh phí hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Bộ Quốc phòng
- 1Công văn 2055/BHXH-TCKT năm 2019 về chấn chỉnh việc mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô từ nguồn kinh phí chi quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 38/2019/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 60/2015/QĐ-TTg về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2468/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hằng năm và lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 4Nghị quyết 84/NQ-CP năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 565/TB-LĐTBXH năm 2021 về tình hình tai nạn lao động năm 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Thông tư 153/2021/TT-BQP hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và kế hoạch kinh phí hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Bộ Quốc phòng
Công văn 3336/LĐTBXH-KHTC về thực hiện cắt giảm, tiết kiệm dự toán kinh phí chi hoạt động quản lý bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 6 tháng cuối năm 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 3336/LĐTBXH-KHTC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 27/08/2020
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Phạm Quang Phụng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực