- 1Quyết định 838/QĐ-BHXH năm 2011 về Quy chế Thi đua, Khen thưởng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 2Hướng dẫn 1122/BTĐKT-VI năm 2011 về tổ chức hoạt động của Cụm thi đua các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Khối thi đua các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành
BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/BHXH-TĐKT | Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2012 |
Kính gửi: | - Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; |
Thực hiện các Quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về công tác thi đua, khen thưởng; Hướng dẫn số 1122/BTĐKT-VI , ngày 30/6/2011 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương về tổ chức hoạt động của Cụm thi đua các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Khối thi đua các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương. Để thống nhất mô hình tổ chức cụm thi đua và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, BHXH Việt Nam hướng dẫn tổ chức, hoạt động của cụm thi đua trong Ngành như sau:
A. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CÁC CỤM THI ĐUA
I. Tổ chức của các cụm thi đua:
1. Cụm thi đua của các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh) được tổ chức gồm các thành viên theo quy định tại Phụ lục I (Chia cụm thi đua BHXH tỉnh, thành phố) ban hành kèm theo Quyết định số 838/QĐ-BHXH ngày 05/8/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
2. Cụm thi đua có cụm trưởng, cụm phó. Cụm trưởng, cụm phó là đơn vị thành viên sinh hoạt tại cụm, do các đơn vị trong cụm bầu luân phiên trong dịp tổng kết năm. Cụm trưởng, cụm phó mới tổ chức điều hành hoạt động của cụm ngay sau khi được bầu.
3. Phòng Tổng hợp hoặc phòng theo dõi công tác thi đua, khen thưởng thuộc các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam; phòng Tổ chức hành chính hoặc phòng Tổ chức cán bộ BHXH tỉnh là bộ phận thường trực giúp việc cho đơn vị khi đảm nhận trách nhiệm là cụm trưởng, cụm phó cụm thi đua.
II. Trách nhiệm của các cụm thi đua:
1. Trách nhiệm của cụm trưởng:
Cụm trưởng chịu trách nhiệm trước Hội đồng Thi đua - Khen thưởng BHXH Việt Nam về hoạt động của cụm thi đua, cụm trưởng có nhiệm vụ:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua trong các đơn vị của cụm;
b) Căn cứ nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu kế hoạch được BHXH Việt Nam giao hàng năm để tổ chức cho các đơn vị thành viên xây dựng, cụ thể hóa các tiêu chí thi đua, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu thi đua do Ngành phát động;
c) Tổ chức cho các đơn vị trong cụm ký kết giao ước thi đua, tổ chức phối hợp giữa các đơn vị trong cụm phát huy sức mạnh tập thể phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu thi đua đề ra. Trong năm, tùy điều kiện cụ thể, cụm trưởng tổ chức hội thảo để các đơn vị trong cụm trao đổi về nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác thi đua, khen thưởng, bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến. Địa điểm tổ chức hội thảo do đơn vị thành viên đăng cai hoặc tổ chức luân phiên tại các đơn vị trong cụm;
d) Chủ trì tổ chức bình xét đơn vị tiêu biểu xuất sắc tại cụm thi đua, lập danh sách đề nghị khen thưởng gửi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng BHXH Việt Nam xem xét, đánh giá, trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tặng "Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam" hoặc đề nghị BHXH Việt Nam trình Chính phủ tặng "Cờ thi đua của Chính phủ" cho các đơn vị tiêu biểu xuất sắc.
đ) Tổ chức sơ kết 6 tháng và tổng kết năm.
2. Trách nhiệm của cụm phó:
a) Phối hợp với cụm trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức điều hành hoạt động của cụm thi đua;
b) Thay mặt cụm trưởng giải quyết công việc khi cụm trưởng ủy quyền;
3. Trách nhiệm của đơn vị thành viên trong cụm:
a) Căn cứ nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu kế hoạch được BHXH Việt Nam giao và phương hướng nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng hàng năm của BHXH Việt Nam, các đơn vị thành viên phải tổ chức phát động các phong trào thi đua, đăng ký chỉ tiêu thi đua; ký giao ước thi đua; đề ra biện pháp tổ chức, thực hiện đúng các quy định của Ngành và sát với tình hình thực tế của đơn vị;
b) Triển khai thực hiện các nội dung đã ký kết giao ước thi đua. Tham gia đầy đủ các hoạt động của cụm thi đua; định kỳ báo cáo 6 tháng và cả năm; tự chấm điểm thi đua cho đơn vị mình theo bảng điểm thi đua và các tiêu chí đã ký kết và gửi báo cáo kết quả cho cụm trưởng và Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng BHXH Việt Nam theo đúng quy định.
c) Tổ chức cho BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh (gọi chung là BHXH huyện), đăng ký chỉ tiêu thi đua; triển khai các hoạt động của cụm đến BHXH huyện và chịu trách nhiệm về thành tích thi đua của BHXH huyện khi đưa ra bình xét tại cụm thi đua.
4. Trách nhiệm của bộ phận thường trực giúp việc cụm trưởng:
a) Dự thảo kế hoạch, chương trình công tác, chuẩn bị nội dung và điều kiện hoạt động của cụm thi đua, tham mưu triển khai các hoạt động của cụm thi đua;
b) Phối hợp với bộ phận làm công tác Thi đua - Khen thưởng của các đơn vị thành viên trong cụm.
III. Chế độ làm việc và nội dung sinh hoạt của cụm thi đua:
1. Tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm:
Việc sơ kết 6 tháng đầu năm do Lãnh đạo đơn vị làm cụm trưởng, cụm phó chủ trì.
a) Thành phần:
- Đại diện lãnh đạo đơn vị cụm trưởng, cụm phó cụm thi đua;
- Đại diện lãnh đạo phòng Tổng hợp hoặc phòng theo dõi công tác thi đua, khen thưởng thuộc các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam (đối với cụm thi đua của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam); phòng Tổ chức hành chính hoặc phòng Tổ chức cán bộ BHXH tỉnh (đối với cụm thi đua của BHXH tỉnh) và cán bộ theo dõi công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị trong cụm (nếu có).
b) Nội dung: Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu thi đua đăng ký đầu năm; trao đổi kinh nghiệm, học tập các điển hình tiên tiến và bàn biện pháp triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của cụm thi đua.
c) Thời gian hoàn thành và gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 7 hàng năm.
2. Tổng kết hoạt động năm của cụm thi đua:
Việc tổng kết hoạt động năm của cụm thi đua do đơn vị cụm trưởng chủ trì.
a) Thành phần:
- Đại diện lãnh đạo đơn vị trong cụm thi đua;
- Đại diện lãnh đạo phòng Tổng hợp hoặc phòng theo dõi công tác thi đua, khen thưởng thuộc các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam (đối với cụm thi đua của các đơn vị trực thộc BHXH Việt Nam); phòng Tổ chức hành chính hoặc phòng Tổ chức cán bộ BHXH tỉnh (đối với cụm thi đua của BHXH tỉnh) và cán bộ theo dõi công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị trong cụm (nếu có).
b) Nội dung: Đánh giá kết quả hoạt động của cụm thi đua và các đơn vị thành viên trong năm, bàn biện pháp triển khai nhiệm vụ năm tới; bình chọn các đơn vị tiêu biểu xuất sắc đề nghị tặng "Cờ thi đua của BHXH Việt Nam” hoặc đề nghị BHXH Việt Nam trình Chính phủ tặng "Cờ thi đua của Chính phủ"; ký kết giao ước thi đua, bầu cụm trưởng, cụm phó mới.
* Lưu ý: Việc ký giao ước thi đua phải do Thủ trưởng đơn vị hoặc Chủ tịch Hội đồng Thi đua- Khen thưởng của đơn vị thành viên trong cụm ký.
c) Thời gian hoàn thành và gửi báo cáo trước ngày 10 tháng 01 hàng năm.
3. Trong năm khi cần thiết, các cụm tổ chức kiểm tra từ 1 đến 2 đơn vị thành viên trong cụm (kể cả BHXH huyện) để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung.
4. Thực hiện chế độ thông tin sơ kết 6 tháng và tổng kết năm báo cáo Thường trực Hội đồng; Thi đua - Khen thưởng BHXH Việt Nam.
B. NỘI DUNG CÁC TIÊU CHÍ THI ĐUA CHỦ YẾU
Nhằm thống nhất các tiêu chí đánh giá thi đua đúng với quy định của Ngành, nội dung đánh giá thi đua tại các cụm cụ thể như sau:
1. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh đánh giá theo các tiêu chí thi đua chủ yếu như sau:
1.1. Kết quả phong trào thi đua với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị: Đánh giá theo kết quả chấm điểm thi đua, cụ thể:
a) Đối với cụm thi đua của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam:
Thực hiện chấm điểm (tối đa 300 điểm) theo nội dung tiêu chí chấm điểm, xếp loại đơn vị tại Bảng điểm áp dụng cho các tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc (phụ lục I, phụ lục II, ban hành kèm theo Quyết định số 893/QĐ-BHXH, ngày 01/9/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam);
b) Đối với cụm thi đua của BHXH tỉnh:
Đánh giá theo kết quả chấm điểm (tối đa 1.400 điểm), theo quy định tại Bảng điểm thi đua đối với BHXH tỉnh, ban hành kèm theo Quyết định số 1038/QĐ-BHXH ngày 10/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam;
1.2. Tiêu chuẩn thi đua theo quy định tại Quy chế Thi đua, Khen thưởng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
1.3. Kết quả xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh; xây dựng chính quyền, đoàn thể quần chúng vững mạnh;
2. Đối với BHXH huyện:
Trên cơ sở quy định tại Bảng điểm thi đua đối với BHXH tỉnh, thành phố (ban hành kèm theo Quyết định số 1038/QĐ-BHXH ngày 10/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam), BHXH tỉnh thống nhất với các thành viên trong cụm xây dựng chỉ tiêu đánh giá chấm điểm thi đua đối với BHXH huyện (theo tổng số điểm của Bảng điểm thi đua) để đánh giá kết quả phong trào thi đua với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và kèm theo các tiêu chuẩn thi đua khác như đối với BHXH tỉnh để làm căn cứ xem xét, bình chọn đơn vị tiêu biểu xuất sắc vào cuối năm.
C. BÌNH XÉT THI ĐUA
1. Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu kế hoạch được giao các đơn vị thành viên của cụm thi đua tự chấm điểm trên cơ sở các tiêu chí giao ước thi đua, thang điểm và phương pháp chấm điểm đã được thống nhất trong toàn Ngành.
2. Trước khi mở Hội nghị tổng kết, đơn vị cụm trưởng có trách nhiệm rà soát bảng điểm của từng đơn vị, đề xuất, trao đổi với các đơn vị thành viên về các nội dung cần điều chỉnh trong bảng điểm của từng đơn vị; trao đổi thông tin với Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng BHXH Việt Nam (qua điện thoại), cụm trưởng, cụm phó thống nhất đánh giá việc thực hiện các tiêu chí thi đua để báo cáo các đơn vị thành viên trong Hội nghị tổng kết.
3. Lãnh đạo các đơn vị thành viên trong cụm đại diện cho đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá hoạt động của cụm và từng đơn vị thành viên (kể cả BHXH huyện). Căn cứ vào kết quả tổng hợp chấm điểm của các đơn vị thành viên trong cụm, Lãnh đạo các đơn vị bỏ phiếu kín, bầu đơn vị tiêu biểu của cụm thi đua và công bố kết quả kiểm phiếu công khai tại phiên họp (trường hợp lãnh đạo đơn vị thành viên nào vắng không tham dự phiên họp tổng kết năm đơn vị đó sẽ mất quyền bỏ phiếu).
4. Điều kiện, tiêu chuẩn tham gia bình xét thi đua
Các đơn vị tham gia danh sách bầu phải đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt từ 90% tổng số điểm thi đua trở lên
b) Đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại điểm 3, Điều 11, Quy chế Thi đua, Khen thưởng của BHXH Việt Nam;
c) Có tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh; tổ chức chính quyền, đoàn thể quần chúng vững mạnh.
5. Số lượng đơn vị được bình chọn tại cụm thi đua:
a) Đối với cụm thi đua của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, mỗi cụm bình chọn 1 đơn vị xếp thứ nhất và 1 đơn vị xếp thứ hai (theo kết quả bỏ phiếu) để gửi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng BHXH Việt Nam xem xét, đề nghị tặng Cờ thi đua;
b) Đối với BHXH tỉnh: bình chọn 1 đơn vị xếp thứ nhất và 1 đơn vị xếp thứ hai (theo kết quả bỏ phiếu) để gửi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng BHXH Việt Nam xem xét, đề nghị tặng Cờ thi đua;
c) Đối với BHXH huyện: bình chọn 5 đơn vị tiêu biểu xuất sắc (theo kết quả bỏ phiếu) để gửi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng BHXH Việt Nam xem xét, đề nghị Tổng Giám đốc tặng "Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam".
6. Quy trình bỏ phiếu bình chọn tại cụm thi đua:
a) Nguyên tắc chung: Thực hiện theo phương thức bỏ phiếu kín.
b) Thảo luận thống nhất danh sách các đơn vị thành viên được lựa chọn để đưa vào danh sách bầu (đơn vị cụm trưởng giới thiệu, các thành viên thảo luận và thống nhất bằng biểu quyết giơ tay), cụ thể:
- Danh sách đơn vị dự bầu chọn đứng thứ nhất, thứ nhì trong cụm (đối với các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh);
- Danh sách đơn vị tiêu biểu xuất sắc (đối với BHXH huyện);
c) Tiến hành bỏ phiếu kín và công bố kết quả kiểm phiếu (số lượng bầu không được vượt quá số lượng quy định).
b) Công bố, thông qua kết quả danh sách các đơn vị được cụm bình chọn để gửi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng BHXH Việt Nam xem xét, đề nghị tặng "Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam" hoặc "Cờ thi đua của Chính phủ”.
Kết quả bình chọn tại cụm thi đua do cụm trưởng gửi báo cáo về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng BHXH Việt Nam (qua Ban Thi đua- Khen thưởng).
D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cụm trưởng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch để tổ chức cho các thành viên trong cụm hoạt động theo nội dung hướng dẫn này.
2. Không xét thi đua đối với BHXH tỉnh không đăng ký thi đua và ký kết giao ước thi đua hàng năm của cụm hoặc những đơn vị có các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, có sai phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Chưa xét thi đua đối với các đơn vị có dấu hiệu sai phạm đang chờ cơ quan có thẩm quyền kết luận.
3. Căn cứ kết quả bình xét của các cụm thi đua, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng BHXH Việt Nam tổng hợp, tham gia ý kiến, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng BHXH Việt Nam xem xét cho ý kiến trước khi trình Tổng Giám đốc tặng "Cờ thi đua của BHXH Việt Nam" hoặc đề nghị BHXH Việt Nam trình Chính phủ tặng "Cờ thi đua của Chính phủ” cho các đơn vị tiêu biểu xuất sắc.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh, có trách nhiệm triển khai, thực hiện theo hướng dẫn này, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phản ánh kịp thời về BHXH Việt Nam để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh.
Nơi nhận: | TỔNG GIÁM ĐỐC |
- 1Công văn 1943/BTĐKT-VIII về việc chia cụm, khối thi đua, đăng ký và đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành
- 2Quyết định 838/QĐ-BHXH năm 2011 về Quy chế Thi đua, Khen thưởng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 3Hướng dẫn 1122/BTĐKT-VI năm 2011 về tổ chức hoạt động của Cụm thi đua các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Khối thi đua các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành
Công văn 33/BHXH-TĐKT hướng dẫn hoạt động của cụm thi đua do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 33/BHXH-TĐKT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 05/01/2012
- Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Người ký: Lê Bạch Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực