Hệ thống pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 325/BTP-ĐKGDBĐ
V/v rà soát quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và sơ kết thực tiễn thi hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2021

 

Kính gửi: UBND tỉnh Bắc Giang

Triển khai Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2021, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Quý cơ quan/đơn vị rà soát quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm, đánh giá sơ kết thực tiễn thi hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm; xây dựng Báo cáo rà soát pháp luật và sơ kết thực tiễn theo hướng dẫn tại Phụ lục gửi kèm theo Công văn này.

Báo cáo rà soát pháp luật và sơ kết thực tiễn thi hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP của Quý cơ quan/đơn vị đề nghị gửi về Bộ Tư pháp (Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm) theo địa chỉ: số 58 - 60, Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội và gửi bản file word Báo cáo qua địa chỉ thư điện tử: nguyenvietphuong0912@gmail.com trước ngày 01/3/2021.

Trường hợp cần biết thêm chi tiết, đề nghị Quý cơ quan/đơn vị liên hệ với đồng chí Dương Thị Thu Trang - Chuyên viên chính của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp, điện thoại: 024.62739676.

Bộ Tư pháp xin trân trọng cảm ơn và rất mong nhận được sự phối hợp của Quý cơ quan/đơn vị./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Lê Thành Long (để b/cáo);
- Lưu: VT, CĐKQGGDBĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Khánh Ngọc

 

PHỤ LỤC

BÁO CÁO RÀ SOÁT QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ SƠ KẾT THỰC TIỄN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 102/2017/NĐ-CP
(Kèm theo Công văn 325/BTP-ĐKGDBĐ ngày 3/02/2021 của Bộ Tư pháp)

Báo cáo rà soát quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và sơ kết thực tiễn thi hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP gồm 02 phần với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. Về rà soát quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm

1. Những kết quả đạt được

2. Những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân

- Vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm (Ví dụ như về các trường hợp đăng ký, thẩm quyền đăng ký, về hồ sơ đăng ký, thủ tục đăng ký…).

- Vướng mắc, bất cập giữa các quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và quy định của pháp luật liên quan như: đất đai, nhà ở, hàng không, hàng hải...

3. Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và quy định của pháp luật liên quan nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo sự thuận lợi cho quá trình áp dụng.

II. Sơ kết thực tiễn thi hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP

1. Kết quả triển khai thi hành

1.1. Nhũng kết quả đã đạt được

1.2. Những vướng mắc, bất cập, tồn tại

- Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành đã và đang gây khó khăn, cản trở các tổ chức, cá nhân trong quá trình đăng ký biện pháp bảo đảm và nguyên nhân.

- Những quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP chưa phù hợp, đồng bộ với quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cần được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

- Những vấn đề mới phát sinh mà quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP chưa bao quát hết.

- Những tồn tại, hạn chế xuất phát từ công tác tổ chức thi hành pháp luật (từ phía cơ quan đăng ký, từ phía người yêu cầu đăng ký, tổ chức, cá nhân liên quan khác) gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đăng ký.

1.3. Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và sự đồng bộ, thống nhất với quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Bộ, cơ quan và địa phương

2.1. Những kết quả đã đạt được

2.2. Những vướng mắc, bất cập, khó khăn trong thực tiễn thực hiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm

2.3. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm tại các bộ, ngành và địa phương

3. Về số liệu đăng ký, cung cấp thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm (Tổ chức cung cấp nội dung này; Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đăng ký biên pháp bảo đảm hoặc tổ chức khác tham gia hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm, nếu có)

3.1. Về số liệu báo cáo

Việc thống kê số liệu đăng ký, cung cấp thông tin thực hiện theo Biểu số 23 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BTP ngày 20/3/2019 quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp.

Số liệu thống kê được tính theo từng năm (trường hợp đã thực hiện đăng ký trực tuyến, thì cung cấp số liệu về đăng ký trực tuyến), cụ thể như sau:

- Từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/2017;

- Từ ngày 01/01/2018 đến hết ngày 31/12/2018;

- Từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019;

- Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020;

- Từ ngày 01/01/2021 đến thời điểm báo cáo.

3.2. Nhận xét, đánh giá

Trên cơ sở kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm, cơ quan/đơn vị so sánh số liệu giữa các năm và nêu nguyên nhân của việc tăng, giảm kết quả đăng ký, cung cấp thông tin, đánh giá tác động của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 325/BTP-ĐKGDBĐ năm 2021 rà soát quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và sơ kết thực tiễn thi hành Nghị định 102/2017/NĐ-CP do Bộ Tư pháp ban hành

  • Số hiệu: 325/BTP-ĐKGDBĐ
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 03/02/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
  • Người ký: Nguyễn Khánh Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/02/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản