Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 308/LĐTBXH-NN | TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 01 năm 2006 |
Kính gởi: | - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; |
Ngày 6/1/2006, Chính phủ đã ký Nghị định số 03/2006/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngòai tại Việt Nam (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); Ngày 11/1/2006 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có công văn số 120/LĐTBXH-TL triển khai thực hiện Nghị định số 03/2006/NĐ-CP của Chính phủ; Sở Lao động Thương binh và Xã hội đề nghị các doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện, lưu ý một số nội dung sau:
1/ Áp dụng mức lương tối thiểu:
- Mức 870.000 đồng/ tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận;
- Mức 790.000 đồng/ tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện.
- Mức lương tối thiểu trên chỉ áp dụng cho lao động chưa qua đào tạo tay nghề, làm công việc giản đơn.
- Mức lương tối thiểu trên được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các lọai phụ cấp (nếu có); tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền đã được Pháp luật lao động quy định.
2/ Học nghề được quy định tại khoản 2, điều 2 Nghị định 03/2006/NĐ-CP của Chính phủ được quy định tại điều 28 của Luật Giáo dục năm 1998. Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 9/1/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề và điều 32 Luật Giáo dục năm 2005 được quy định như sau:
+ Dạy nghề ngắn hạn (khoản 2 điều 28 Luật Giáo dục năm 1998) hoặc dạy nghề có trình độ sơ cấp (khoản 2, điều 32 Luật Giáo dục năm 2005) là việc dạy nghề được thực hiện dưới một năm.
+ Dạy nghề ngắn hạn có thể tổ chức theo hình thức tổ chức học lý thuyết và thực hành theo lớp; kèm cặp tại xưởng, tại nhà, lấy thực hành là chính, vừa học, vừa làm, chuyển giao công nghệ mới và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
+ Hợp đồng học nghề (được quy định tại điều 28, Nghị định số 02/2001/NĐ-CP) thể hiện cam kết giữa bên dạy nghề và người học nghề bằng văn bản; trong trường hợp thời gian dạy nghề dưới 15 ngày thì có thể giao kết bằng miệng.
3/ Doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đúng thời gian thử việc đối với người lao động theo từng chức danh để bố trí mức lương theo chức danh, cấp bậc công việc của công ty; Thời gian thử việc được quy định tại điều 32 Bộ luật lao động và điều 7, Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động như sau:
- Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ Cao đẳng trở lên.
- Thời gian thử việc không được quá 30 ngày đối với chức danh nghề cần trình độ Trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Thời gian thử việc không được quá 06 ngày đối với những lao động khác.
4/ Mức lương khởi điểm trả cho người lao động đã qua đào tạo nghề và thời gian thử việc nêu trên phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định, cụ thể:
870.000 đ + (870.000 x7%) = 930.000 đồng
790.000 đ + (790.000 x7%) = 845.000 đồng
5/ Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng thang lương, bảng lương, qui chế trả lương trả thưởng, đã đăng ký với cơ quan lao động địa phương cần xem xét điều chỉnh mức lương khởi điểm trong thang lương, bảng lương đối với lao động đã qua đào tạo mà doanh nghiệp xác định tiền lương chưa đúng theo quy định của Nghị định 03/2006/NĐ-CP trên cơ sở đó điều chỉnh lại mức lương của các bậc lương kế tiếp cho phù hợp đối với các chức danh công việc do công ty quy định.
6/ Đối với các doanh nghiệp chưa xây dựng thang lương, bảng lương và qui chế trả lương trả thưởng thì công ty phải nhanh chóng xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, qui chế trả lương, trả thưởng theo Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ và Thông tư 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và đăng ký với cơ quan lao động tại địa phương.
Việc điều chỉnh lương theo mức lương tối thiểu tại doanh nghiệp chưa xây dựng và đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động phải dựa trên tiền lương căn bản do công ty trả lương tháng 1/2006; Nếu những chức danh cấp bậc công việc đòi hỏi có tay nghề thì doanh nghiệp phải xác định tiền lương phù hợp theo quy định của NĐ 03/2006/NĐ-CP.
7/ Đối với Văn phòng đại diện thực hiện theo điểm e của công văn 120/LĐTBXH-TL ngày 14/1/2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Đề nghị các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật.
Nơi nhận: | KT GIÁM ĐỐC |
- 1Nghị định 03/2006/NĐ-CP về mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam
- 2Công văn số 120/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Nghị định số 03/2006/NĐ-CP của Chính phủ
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Luật Giáo dục 1998
- 5Nghị định 02/2001/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề
- 6Nghị định 114/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương
- 7Nghị định 44/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động
- 8Thông tư 14/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 114/2002/NĐ-CP về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn 308/LĐTBXH-NN về thực hiện quy định mức lương tối thiểu do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 308/LĐTBXH-NN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 13/01/2006
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Đinh Kim Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/01/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra