Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 306/TANDTC-PC | Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2016 |
Kính gửi: Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp
Trong thời gian vừa qua, Tòa án nhân dân tối cao nhận được ý kiến phản ánh của một số Tòa án nhân dân về việc áp dụng tình tiết “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” khi giải quyết vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Về vấn đề này, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” là một trong những yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định cụ thể “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” là một trong những yếu tố cấu thành tội phạm này; tuy nhiên, có thể hiểu “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” cũng là một dạng hành vi khách quan phản ánh ý thức chủ quan của người phạm tội là “gian dối để chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 1 Điều 175. Bên cạnh đó, quá trình rà soát, sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2015, các cơ quan có thẩm quyền cũng đã thống nhất bổ sung lại dấu hiệu này vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 để làm rõ hơn cấu thành tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Như vậy, việc khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định cụ thể dấu hiệu “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” không phải là quy định có lợi cho người phạm tội để áp dụng từ ngày 01-7-2016.
Trên đây là ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao để các Tòa án nghiên cứu, tham khảo khi giải quyết các vụ án cụ thể. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có hướng dẫn kịp thời./.
| KT. CHÁNH ÁN |
- 1Công văn số 2269/VPCP-V.I về việc vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Văn phòng đại diện Công ty Golden Rock, thành phố Hồ Chí Minh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 2337/LĐTBXH-QLLĐNN ngăn ngừa tình trạng bỏ trốn của người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc và chấn chỉnh công tác đào tạo tiếng Hàn tại địa phương do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 327/LĐTBXH-VL hỗ trợ người lao động bị mất việc làm trong doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp bỏ trốn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 1620/VKSTC-V2 năm 2016 giải quyết vụ án Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và sửa đổi Thông tư liên tịch 09/2011 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Công văn 11363/VPCP-NC năm 2018 kiểm tra, xác minh thông tin phản ảnh của báo chí về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 21/CT-TTg năm 2020 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 702/QĐ-LĐTBXH năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Quyết định 860/QĐ-BXD năm 2020 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 1Bộ Luật Hình sự 1999
- 2Công văn số 2269/VPCP-V.I về việc vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Văn phòng đại diện Công ty Golden Rock, thành phố Hồ Chí Minh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 2337/LĐTBXH-QLLĐNN ngăn ngừa tình trạng bỏ trốn của người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc và chấn chỉnh công tác đào tạo tiếng Hàn tại địa phương do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 327/LĐTBXH-VL hỗ trợ người lao động bị mất việc làm trong doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp bỏ trốn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Bộ luật hình sự 2015
- 6Công văn 1620/VKSTC-V2 năm 2016 giải quyết vụ án Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và sửa đổi Thông tư liên tịch 09/2011 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Công văn 11363/VPCP-NC năm 2018 kiểm tra, xác minh thông tin phản ảnh của báo chí về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 21/CT-TTg năm 2020 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 702/QĐ-LĐTBXH năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Quyết định 860/QĐ-BXD năm 2020 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Công văn 306/TANDTC-PC năm 2016 áp dụng tình tiết "bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản" khi giải quyết vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 306/TANDTC-PC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/10/2016
- Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra