- 1Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Xing-ga-po
- 2Thông tư 205/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3040/TCT-HTQT | Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty UPS Asia Group Pte. Ltd.
Trả lời công văn số 2106/UPS ngày 21/6/2016 của Công ty UPS Asia Group Pte. Ltd (công ty UPS) về việc hướng dẫn việc xác định cơ sở thường trú tại Việt Nam theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Căn cứ quy định tại khoản 1, 5, 6 Điều 5. Cơ sở thường trú, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore;
- Căn cứ quy định tại điểm 1.2, Điều 11, Mục 2, Chương II Thông tư 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính;
- Theo Thỏa thuận dịch vụ ký kết ngày 04/5/2012:
+ Mục 2.4, Khoản 2 quy định về việc công ty UPS được quyền bố trí một đội ngũ nhân viên bán hàng, quản lý hay kế toán tại Văn phòng của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Cửu Long (công ty Cửu Long);
+ Mục 2.6, Khoản 2 quy định công ty Cửu Long không được phép bán, quảng bá hay tiếp thị bất cứ dịch vụ giao nhận vận tải cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào, bao gồm nhưng không giới hạn: (i) bất kỳ khách hàng Mê Kông nào, trừ các khách hàng nằm trong mạng lưới tiêu chuẩn của công ty UPS; và (ii) các đối thủ cạnh tranh của công ty UPS;
+ Mục 12.9, Khoản 12 quy định công ty UPS có quyền trực tiếp hoặc chỉ định bên thứ ba tiến hành kiểm tra sổ sách và hồ sơ của Đại lý dịch vụ liên quan tới các hoạt động dành cho hoặc nhân danh công ty UPS mà không cần thông báo trước;
- Theo Thỏa thuận dịch vụ vận chuyển ký kết ngày 11/5/2012:
+ Khoản 4, Phụ lục A quy định công ty UPS hay đại diện được ủy quyền của UPS được quyền ra vào nhà kho của công ty Cửu Long và/hoặc sử dụng các phương tiện để công ty UPS hay đại diện được ủy quyền di chuyển hoặc kiểm tra bất kỳ vật/thứ nào mà công ty Cửu Long đang lưu trữ và/hoặc đang vận chuyển nhân danh công ty UPS hoặc các khách hàng của công ty UPS, bao gồm nhưng không giới hạn tới tất cả các thông tin bảo mật, tài liệu, hồ sơ, hóa đơn và hàng tồn kho liên quan đến các dịch vụ được cung cấp theo các Thỏa thuận;
+ Khoản 11, Phụ lục A quy định công ty UPS hoặc đại diện được ủy quyền có quyền kiểm tra bất cứ lúc nào tất cả hồ sơ của công ty Cửu Long liên quan đến dịch vụ gồm: bản cứng và bản mềm các chứng từ lấy hàng, giao hàng và trao đổi hàng, hóa đơn vé máy bay, hóa đơn khách hàng và các khiếu nại của khách hàng hoặc các cơ quan chấp pháp;
Tổng cục Thuế xác định mặc dù không trực tiếp thực hiện thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên công ty UPS nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty Cửu Long đã thay mặt công ty UPS thu cước phí dịch vụ từ khách hàng của công ty UPS và chuyển phí này cho công ty UPS. Nói cách khác, công ty Cửu Long đã hình thành quan hệ là đại diện của công ty UPS thực hiện một phần hoạt động kinh doanh của công ty UPS tại Việt Nam (thu cước phí dịch vụ).
Mặt khác, việc công ty UPS: (i) giữ quyền tùy ý bố trí đội ngũ nhân viên bán hàng, quản lý hay kế toán tại văn phòng của công ty Cửu Long, (ii) tùy ý ra vào nhà kho và sử dụng các phương tiện của công ty Cửu Long, (iii) di chuyển hay kiểm tra bất kỳ vật/thứ nào mà công ty Cửu Long lưu trữ và/hoặc đang vận chuyển; (iv) trực tiếp hay chỉ định bên thứ ba tiến hành kiểm tra sổ sách, hồ sơ, tài khoản tại văn phòng của công ty Cửu Long đã khiến cho công ty Cửu Long phải thực hiện theo các chỉ dẫn chi tiết của công ty UPS và chịu sự kiểm soát nhất định của công ty UPS, do đó mất tính độc lập trong phạm vi thực hiện các Thỏa thuận với công ty UPS.
Ngoài ra, các hoạt động giao nhận vận tải cung cấp bởi công ty Cửu Long cho khách hàng ở Việt Nam bị hạn chế và chịu sự kiểm soát của công ty UPS do công ty Cửu Long không được phép bán, quảng bá hay tiếp thị bất cứ dịch vụ giao nhận vận tải cho: (i) bất kỳ khách hàng Mê Kông nào, trừ các khách hàng nằm trong mạng lưới tiêu chuẩn của công ty UPS; và (ii) các đối thủ cạnh tranh của công ty UPS. Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê giai đoạn 2012 - 2016, doanh thu tính thuế nhà thầu của công ty UPS do công ty Cửu Long thực hiện tại Việt Nam theo Thỏa thuận dịch vụ đại lý và Thỏa thuận dịch vụ vận chuyển chiếm chủ yếu (44%) trong tổng doanh thu của công ty Cửu Long và của công ty UPS thực hiện thông qua công ty Cửu Long. Như vậy, công ty Cửu Long trở nên phụ thuộc vào công ty UPS trong quá trình thực hiện các Thỏa thuận nêu trên.
Do đó, công ty UPS được xác định là có cơ sở thường trú tại Việt Nam thông qua công ty Cửu Long trong quá trình thực hiện Thỏa thuận dịch vụ ký kết ngày 04/5/2012 và Thỏa thuận dịch vụ vận chuyển ký kết ngày 11/5/2012 giữa công ty UPS và công ty Cửu Long.
Tổng cục Thuế thông báo để Công ty UPS Asia Group Pte. Ltd biết và thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn số 3495/TCT-CS về việc xác định cơ sở thường trú đối với quỹ đầu tư nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 1934/TCT-HTQT năm 2015 xác định cơ sở thường trú của Bayer Hồng Kông tại Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 2652/TCT-HTQT năm 2015 xác định cơ sở thường trú trong giao dịch bán hàng hóa nhập khẩu tại kho ngoại quan ở Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Công văn số 3495/TCT-CS về việc xác định cơ sở thường trú đối với quỹ đầu tư nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Xing-ga-po
- 3Thông tư 205/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 1934/TCT-HTQT năm 2015 xác định cơ sở thường trú của Bayer Hồng Kông tại Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 2652/TCT-HTQT năm 2015 xác định cơ sở thường trú trong giao dịch bán hàng hóa nhập khẩu tại kho ngoại quan ở Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 3040/TCT-HTQT năm 2018 về xác định cơ sở thường trú của công ty UPS tại Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 3040/TCT-HTQT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 08/08/2018
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Đặng Ngọc Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực